Cha mẹ đặt tên siêu oách cho con, ai ngờ 17 năm sau vận vào người, thành tích học 2 năm khiến ai cũng choáng váng
Thành tích học của nam sinh này quả không đùa được đâu!
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra, bố mẹ luôn đau đầu suy nghĩ những cái tên hay ho để đặt cho con nhằm gửi gắm những ý nghĩa, mong ước của mình dành cho con cái. Nhiều cha mẹ thường đặt tên cho con “Thành Đạt”, “Y Khoa”, “Gia Bảo”… với ý nghĩa mong con sớm thành tài, đỗ đạt điểm cao.
Tuy chỉ là cái tên nhưng quả thật nhiều đứa trẻ cũng đã có cuộc sống tốt như những gì cha mẹ kỳ vọng. Điển hình mới đây là trường hợp của cậu học trò trong kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia.
Cụ thể, nam sinh có cái tên Đỗ Bách Khoa (Hà Nội) đã lọt vào top những học sinh có điểm cao nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2020. Sau đó 1 năm, anh chàng này cũng tiếp tục lọt top 5 thí sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi này.
Nam sinh Đỗ Bách Khoa 2 năm liền lọt top học sinh có số điểm cao nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia
Vừa qua, có 475 thí sinh đã tham gia kì thi học sinh giỏi Toán quốc gia. Đề thi gồm 7 câu tự luận làm trong thời gian 3 tiếng.
Với việc 2 năm liền xuất sắc lọt top học sinh có số điểm cao nhất, nam sinh Đỗ Bách Khoa đã chứng tỏ được phần nào ý nghĩa cái tên của mình. Phân tích từ Hán Việt, Bách là 100 hay ám chỉ con số nhiều, còn từ Khoa lại mang nghĩa nhiều môn học. Cái tên Đỗ Bách Khoa như muốn nói anh chàng này thi đâu đỗ đấy, đều đạt thành tích cao trong học tập.
Câu chuyện tưởng đùa nhưng hóa ra thật đã khiến dân tình vô cùng thích thú. Quả thật tuy không có gì chắc chắn cái tên sẽ tạo nên tương lai, nhưng chắc chắn Bách Khoa đã lấy họ tên này làm động lực cố gắng trong học tập.
Một số bình luận bên dưới bài viết về thành tích học của nam sinh này:
Video đang HOT
- “Có tên đặt cho con tương lai rồi. Một cái tên tạo nên số phận là đây “, bạn H.A bình luận.
- “Đỗ Bách Khoa hay gọi là Đỗ (Nhất) Quốc Gia. Chắc hẳn cha mẹ phải kỳ vọng và đầu tư học hành cho bạn này lắm “, bạn B.A chia sẻ.
- “Người có tên mà bất kì ai khi thi vào Bách Khoa cũng mong muốn “, bạn A.T chia sẻ.
Nguồn: Diễn đàn Toán học Việt Nam
Đề Toán thi học sinh giỏi lớp 1 siêu hack não: "Điền số sao cho tổng ngang - dọc - chéo bằng 10"
Ai bảo Toán lớp 1 dễ, mời làm ngay bài này!
Với thế hệ học trò 9X, kỳ thi học sinh giỏi chỉ thường áp dụng từ lớp 3 trở lên. Nhưng thời thế đã khác rồi, trẻ em lớp 1 cũng đã bắt đầu rèn luyện kỳ thi học sinh giỏi với những bài tập khó nhằn đến người lớn cũng phải giật mình!
Mới đây, 1 cô nàng đã đăng tải bài tập kèm lời than thở: "Bác nào giúp em giải bài toán học sinh giỏi lớp 1 này với. Em nhờ bạn em học chuyên Toán rồi mà không ra. Hoang mang quá".
Cụ thể, đề bài như sau: " Điền số thích hợp vào ô trống sao cho cộng các số theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo được kết quả bằng 10 ", cùng hình vuông chia làm 9 ô.
Bài Toán thi học sinh giỏi lớp 1 gây tranh cãi. (Ảnh: Huyền Trang)
Rõ ràng, bài toán này chỉ toàn phép cộng trong phạm vi 10 nhưng đã đánh đố được rất nhiều lượt xem. Gần 10.000 bình luận tranh cãi, vẫn chưa ai nêu ra được những con số phù hợp.
- "Là đề mang tầm thi học sinh giỏi lớp 1 đó các bác. Nếu lớp 1 em mà gặp bài toán này, chắc xin bố mẹ cho nghỉ học luôn".
- "Mấy bạn bảo bộ 2-3-5, 4-4-2 với 3-3-4 gì đó viết ra giấy hộ em ngang, dọc, chéo tổng bằng bao nhiêu cái. Toàn bảo tìm ra đáp án rồi mà loay hoay gần 1 tiếng vẫn chưa ra kết quả".
Tuy nhiên, cách giải bài toán thế nào? Kết quả là bài toán này vô nghiệm. Nhưng để chứng minh cho kết quả vô nghiệm này, lại phải sử dụng kiến thức cấp 3.
Vì trong khuôn khổ học lớp 1, nên gọi giá trị số trong các ô lần lượt là a, b, c, d, e, f, m, l, n (với các số tự nhiên có giá trị từ 0 đến 10).
Ta được 8 phương trình như sau:
a b c = 10 (1)
d e f = 10 (2)
m n l = 10 (3)
a d m = 10 (4)
b e n = 10 (5)
c f l = 10 (6)
a e l = 10 (7)
c e m = 10 (8)
Từ phương trình (2), (5), (7), (8) suy ra: d f = b n = a l = c m
Lấy phương trình (1) cộng phương trình (3) ta được:
20 = a b c m n l = (a l) (b n) (c m) = 3 x (b n)
=> b n = 20/3
Thay vào phương trình (5) ta được: e = 10/3
Như vậy, trong mọi trường hợp thì số chính giữa hình vuông luôn bằng 10/3 nên đáp án bài toán này là vô nghiệm.
Còn bạn, bạn thấy sao về bài toán tiểu học này?
Đề thi HSG môn Ngữ Văn của trường cấp 3: Bạn màu gì? Nghe dân mạng phân tích sao mà đỉnh thế Đề thi Ngữ văn này của một trường THPT đang gây bão trên mạng xã hội vì ngắn "cũn cỡn" nhưng lại vô cùng thú vị! Thời đi học, trong tất cả các môn, Toán và Văn chính là 2 môn học quyết định nhiều đến kết quả học tập của mỗi học sinh. Nếu môn Toán, học sinh sẽ làm quen với...