Cha mẹ đánh con có thể bị xử lý hình sự
Trẻ em bị bảo mẫu đánh đập thì bảo mẫu bị phạt tù. Vậy nếu bị chính bố mẹ đánh đập bầm tím, ảnh hưởng đến sức khỏe thì bố mẹ của đứa trẻ có bị xử lí hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con.
Ngoài ra, theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 nêu rõ các hành vi bị cấm gồm có hành hạ, ngược đãi, đánh đập… xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình.
Ảnh minh họa
Như vậy có thể thấy, mọi hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ… con cái của cha mẹ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Video đang HOT
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Theo khoản 1 Điều 50 của Nghị định này hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Ngoài mức phạt, người vi phạm các hành vi nêu trên còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Nếu hành vi đánh đập, hành hạ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự như tội cố ý gây thương tích, tội hành hạ người khác… Tình tiết xâm hại đối với trẻ em cũng được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi bạo lực đối với trẻ của thành viên trong gia đình có chế tài xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Theo VNN
Phải khởi tố ngay cựu viện phó dâm ô
Đã một tuần trôi qua nhưng cơ quan tố tụng quận 4, TP.HCM vẫn chưa khởi tố vụ án cựu phó viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng dâm ô với bé gái.
Từng là thẩm phán ngồi ghế xét xử, tôi có thể gọi thẳng hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh là dâm ô và hành vi ấy phải bị xử lý hình sự.
Đã có nhiều ý kiến luận bàn về hành vi của ông cựu viện phó. Báo chí thì rón rén dùng từ sàm sỡ mà tránh gọi đúng tên đó là hành vi dâm ô. Nhiều người viện dẫn Thông tư liên tịch số 01 năm 1998 của liên ngành tố tụng trung ương để bày tỏ lo ngại rằng hành vi của ông ta có thể "lọt sổ" ra khỏi mô tả trong hướng dẫn của thông tư ấy. Thậm chí có người còn viện dẫn bình luận khoa học BLHS nói rằng phải sờ mó ở vùng này, vùng nọ mới là dâm ô...
Tôi xin hỏi thẳng: Xem clip ghi lại những hành động dồn dập, liên tiếp của cựu viện phó ngay khi cửa thang máy đóng lại, quý vị gọi tên hành động đó là gì? Quý vị có chấp nhận đấy là cử chỉ "nựng" như ông ta đã biện minh?
Rõ ràng không ai chấp nhận việc một người đàn ông nựng yêu một cháu bé xa lạ như thế khi chỉ có hai người. Không một đạo lý nào chấp nhận cách thức sấn sổ như ăn tươi nuốt sống khiến cháu bé sợ hãi bỏ chạy đến vấp té ngay khi cửa thang máy vừa mở như thế.
Hành động nhào tới ôm ghì bé gái hôn ngay tắp lự khi cửa thang máy vừa đóng của ông cựu viện phó chỉ có thể là hành vi nhằm thỏa mãn dục vọng xấu xa, đê hèn của bản thân ông ta. Hành vi ấy đích thị là dâm ô, bất kể ông ta có sờ mó hay không, sờ vào đâu trên cơ thể cháu bé.
Nói cách khác, hành vi của ông ta đã đủ yếu tố cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 BLHS 2015. Điều luật này không mô tả thế nào là hành vi dâm ô nhưng khi áp dụng, cơ quan và người tiến hành tố tụng phải mô tả và lý giải rõ ràng, thuyết phục. Đó cũng là cách cơ quan tố tụng tỉnh Nghệ An đã áp dụng trong một vụ án tương tự mà tòa tỉnh này vừa mới xử phúc thẩm hôm qua (8-4).
Thiết nghĩ một tuần đã là quá đủ để cơ quan tố tụng quận 4 xác minh, xem xét và cân nhắc. Hành vi đã rõ, dấu hiệu cấu thành đã tường, VKSND Tối cao đã chỉ đạo, các cơ quan, ban, ngành cũng đã lên tiếng. Vậy thì cơ quan tố tụng quận 4 còn chần chờ gì nữa mà không khởi tố ngay!
PHẠM CÔNG HÙNG, nguyên thẩm phán TAND Tối cao
Theo PLO
Chủ đàn chó cắn bé trai 7 tuổi tử vong có thể bị xử lý hình sự Luật Thú y quy định, người nuôi phải tiêm phòng, rọ mõm cho chó khi ra đường, nếu không sẽ bị xử lý hành chính, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự. Tại họp báo thường kỳ của Bộ NNPT&NT sáng nay, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, luật Thú y quy định...