Cha mẹ đặc biệt của bệnh nhi sơ sinh ở BV Đa khoa vùng Tây Nguyên
Các bác sĩ và điều dưỡng ở đây đã và đang ngày đêm chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhi sơ sinh để các cháu sẽ thực sự được “chào đời”
Phòng Nhi sơ sinh, khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đặc biệt hơn so với nhiều khoa phòng khác. Tại đây, những “mầm sống” vừa sinh ra đã buộc phải chăm sóc trong môi trường vô khuẩn với nhiều thiết bị kỹ thuật trên người.
Mọi việc chăm sóc điều trị và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các cháu đều được các bác sĩ và nhân viên bệnh viện đảm nhận. Bằng tình yêu thương và trách nhiệm, các bác sĩ và điều dưỡng ở đây đã và đang ngày đêm chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhi sơ sinh để các cháu sẽ thực sự được “chào đời”.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi sơ sinh.
Chăm chú ngắm nhìn cháu nội qua lớp tường kính phòng sơ sinh, Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bà H Rai Niê (amí Y Thin) ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk không khỏi xúc động, rơi nước mắt. Bà H Rai cho biết, cháu sinh non, chỉ nặng 1,8kg, phổi và tim chưa phát triển đầy đủ. Bé được các bác sĩ chuyển vào đây ngay sau khi sinh chiều hôm trước. Nhìn cháu nội nhỏ xíu mà máy móc, dây dợ chằng chịt khắp người, bà H Rai không khỏi xót xa.
“Tôi chỉ được nhìn cháu từ ngoài phòng qua cửa kính, còn lại đều do các bác sĩ chăm sóc. Chỉ khi nào họ gọi bảo mang tã, sữa thì mình chuẩn bị sẵn để mang vào đưa họ. Họ cũng quan tâm, chăm sóc tốt lắm. Tôi chỉ mong cháu mình qua khỏi bệnh tật, có thể lớn lên, khỏe mạnh bình thường. Đây là cháu nội đầu lòng nên tôi thương lắm”- bà H Rai chia sẻ.
Video đang HOT
Phía trong phòng, điều dưỡng Cao Thị Thu Hiền đang cẩn thận kiểm tra lại vị trí đặt ống bơm, thiết bị hỗ trợ và khăn tã cho từng bé. Chị cho biết, đây là việc làm cần thường xuyên để xem các cháu có đang ổn định hay không. Hàng ngày, mỗi nhịp sinh học của các cháu, từ ăn, uống, thay tã, lấy máu xét nghiệm hay thực hiện y lệnh của bác sĩ đều do các điều dưỡng viên thực hiện. Việc chăm sóc các bệnh nhi sơ sinh cũng khó khăn hơn bình thường, chỉ riêng việc tắm cho một cháu cũng cần sự hỗ trợ của 2 đến 3 người.
“Nhiều bé vào viện nhìn rất thương, cảm thấy có sự đồng cảm. Nhiều ca khiến các y bác sĩ phải rơi nước mắt vì quá tội. Bản thân mình chăm sóc các cháu cũng đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ một chút. Nói chung giống như mình tự đặt ra một nhịp sinh học, làm xong cái này là mình lại làm cái kia, mình biết công việc đó là mình phải làm. Chúng tôi không sợ bệnh nhi đông bằng bệnh nhi bị bệnh nặng. Chỉ cần một ca nặng là có thể thức trắng nguyên đêm đó, từ bác sĩ tới điều dưỡng, không ai nghỉ một chút nào”- chị Cao Thị Thu Hiền chia sẻ.
Mọi nhịp sinh học của bệnh nhi trong phòng chăm sóc đặc biệt đều do các y bác sỹ và điều dưỡng thực hiện.
Với 5 bác sĩ và 23 điều dưỡng, trung bình mỗi ngày phòng Nhi sơ sinh chăm sóc và điều trị cho khoảng 60 bé. Thời gian cao điểm, số lượng bệnh nhi có thể lên đến hơn 100 cháu/ngày. Để đáp ứng tốt việc chăm sóc và điều trị, phòng đề ra quy định nghiêm ngặt thời gian thăm nom và chăm sóc bệnh nhi đối với người nhà. Vào một số giờ nhất định trong ngày, người nhà có thể vào ngắm con được chăm sóc trong phòng đặc biệt; Chuẩn bị sẵn tã, sữa cho các cháu. Với những bệnh nhi không có người nhà, các y bác sỹ phải nhờ đến sự hỗ trợ của khoa và các đơn vị từ thiện để xin tã và sữa cho các cháu. Thậm chí có những trường hợp bệnh nặng không qua khỏi, người nhà không có tiền đưa về, các nhân viên y tế lại quyên góp mỗi người một chút để hỗ trợ.
Chị Nguyễn Thị Trang Phương, Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, cho biết, cán bộ nhân viên y tế làm việc ở đây luôn nhiệt tình, bởi bên cạnh trách nhiệm y đức còn có bản năng của người mẹ trước những mầm sống mong manh.
“Mình cũng gắn bó bởi vì yêu nghề mà muốn làm một chút gì đó để lại cho các cháu, mình sẽ cố gắng ở lại đây công tác và làm Khoa Nhi. Mình coi các cháu giống như con của mình vậy, nên khi chăm sóc thì mình dùng hết tâm huyết để làm”- chị Phương nói.
Theo bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đức Toàn, Quản lý phòng Sơ sinh, Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, với hệ thống trang thiết bị đặc chủng, và những cán bộ y tế tận tâm tận tình, phòng có thể đáp ứng tốt việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhi sinh non thiếu tháng hoặc mắc các bệnh lý, dị tật… Từ khi được thành lập năm 2014 đến nay, phòng đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp; mức tỉ lệ sơ sinh tử vong dưới 5%.
“Một đứa trẻ nhập viện bị ngưng tim, ngay lập tức các y, bác sĩ thực hiện nhanh, chuẩn thao tác đặt nội khí quản. Khi tim của bệnh nhi đập trở lại thì cơ địa của trẻ đáp ứng rất nhanh, tỉnh táo và không để lại di chứng. Khi trẻ rút được ống nội khí quản, ngưng thở máy, trẻ tỉnh táo, không để lại di chứng thì đó là niềm hạnh phúc của các thầy thuốc”, BS Nguyễn Đức Toàn cho biết.
Niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của các y bác sỹ phòng Nhi sơ sinh là thấy các bé yên ổn từng giờ, đủ sức khỏe để ra viện, trở về với vòng tay yêu thương của người thân./.
Hai bé gái mắc bệnh bạch hầu
Một bé 12 tuổi, bé 15 tuổi, ở Đăk Nông, nhập viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với các triệu chứng sốt cao liên tục, ăn uống kém, nôn sau ăn.
Ảnh minh họa
Ngày 12/6, bác sĩ Nguyễn Văn Mỹ, Phó trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, kết quả xét nghiệm hai bé dương tính với bạch hầu. Bệnh viện đã cách ly và điều trị theo phác đồ bệnh bạch hầu. Người nhà bệnh nhân, y bác sĩ tham gia thăm khám, điều trị hai bé đều uống thuốc dự phòng chống lây nhiễm chéo.
Sau 6 ngày điều trị, hiện sức khỏe hai bé ổn định, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.
Tính từ đầu năm đến nay, đây là hai ca bạch hầu đầu tiên bệnh viện tiếp nhận.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng.
Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố. Một số bệnh nhân bị các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, nặng thì hôn mê sau đó tử vong. Một số trường hợp bị biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.
Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng. Khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ, phải cách ly, khám và điều trị kịp thời.
Năm 2018, bé trai 14 tuổi và bé gái 5 tuổi ở Kon Tum tử vong do bệnh bạch hầu.
Nuôi sống bé sinh non 24 tuần 5 ngày, nặng 550 gram Bé sinh non 24 tuần 5 ngày, nặng 550 gram vừa khỏe mạnh xuất viện, sau gần 4 tháng chăm sóc tích cực tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội. Hiện bé phát triển bình thường với cân nặng 3 kg và có thể tự bú mẹ. "Gia đình tôi gọi đây là một kỳ tích", sản phụ Nguyễn Thị Duyên...