Cha mẹ có thể nhận biết con bị dấu hiệu cột sống nhờ động tác đơn giản
TS.BS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Viện Chấn thương – chỉnh hình (BV Việt Đức) cho biết, nhiều trẻ được đưa đến viện trong tình trạng cong vẹo cột sống nặng. Trong khi đó, chỉ cần thực hiện động tác đơn giản để kiểm tra, cha mẹ có thể phát hiện sớm bất thường về cột sống để đưa trẻ đi khám, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
TS Sơn cho biết thêm, tỷ lệ vẹo cột sống trẻ em không nhiều, chỉ 0,5 – 1% dân số, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời để lại những hậu quả nghiêm tọng, nhẹ thì ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nặng thì ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn. Đặc biệt trong giai đoạn bệnh nhi phát triển 5 – 8 tuổi, tình trạng cong vẹo cột sống ảnh hưởng nặng đến hô hấp.
Phẫu thuật vẹo cột sống trẻ em là phẫu thuật chuyên khoa sâu, rất khó. Can thiệp cong vẹo cột sống ở trẻ em không thể như người trưởng thành. Đến nay, BV Việt Đức đã hai năm thực hiện thành công phương pháp “nẹp tăng trưởng” do GS Stuart Weinstein hướng dẫn trước đó.
GS Stuart Weinstein, chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật cột sống, nguyên Chủ tịch hội Phẫu thuật Hàn lâm chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ sẽ trực tiếp trực tiếp khám cho một bệnh nhi cong vẹo cột sống. Ông cũng hướng dẫn phương pháp này để cha mẹ có thể phát hiện bất thường cột sống của trẻ từ giai đoạn sớm. Ảnh: H.Hải
“Bởi ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, việc chữa cong vẹo cột sống không thể áp dụng như người trưởng thành. Với phương pháp nẹp tăng trưởng, bác sĩ sẽ can thiệp giãn nẹp 6 – 9 tháng một lần theo nhịp độ phát triển chiều cao của trẻ đến khi trưởng thành, hết vẹo cột sống”, TS Sơn nói.
Phương pháp này áp dụng rất hiệu quả với trẻ nhỏ đang tuổi phát triển. Vì nếu xử lý như ở người trưởng thành, “đóng cứng” lại sẽ gây ảnh hưởng phát triển chiều cao của trẻ, gây hậu quả nghiêm trọng. Chỉ ở những trường hợp trẻ lớn, cốt hóa gần như hoàn toàn thì mới can thiệp đóng cứng. Còn với nẹp tăng trưởng sẽ giải quyết được tình trạng này, nẹp được giãn định kỳ phù hợp với sinh lý phát triển chiều cao của trẻ.
TS Sơn cho biết thêm, sau hơn 2 năm triển khai kỹ thuật này tại Khoa Phẫu thuật cột sống, nay kỹ thuật này các bác sĩ hoàn toàn làm chủ nên sẽ thực hiện thường quy và thực hiện chuyển giao phương pháp này cho các bác sĩ chuyên ngành cột sống trong cả nước.
“Kỹ thuật nẹp tăng trưởng không phức tạp nhưng bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt cần có máy theo dõi tủy trong quá trình thực hiện. Vì trong tình huống phẫu thuật viên giãn căng quá máy sẽ kêu báo động nên đây là công cụ rất hiệu quả giúp tăng tính an toàn của phẫu thuật, để bác sĩ chỉnh độ giãn sao đủ vừa, không giãn quá ảnh hưởng đến tủy xương”, TS Sơn thông tin.
Video đang HOT
Ngoài ra, với việc ứng dụng rô bốt định vị trong mổ vẹo cột sống cũng tăng tính an toàn cho các ca mổ, đây là thành tựu rất lớn của Bệnh viện Việt Đức. Bởi phẫu thuật cong vẹo cột sống rất đặc biệt, do cột sống biến dạng không giống giải phẫu bình thường nên trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ vất vả, đôi khi nguy hiểm cho người bệnh trong quá trình can thiệp. Nay với hệ thống rô bốt định vị giúp đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
TS Sơn cho rằng việc phát hiện sớm cong vẹo cột sống là rất quan trọng để trẻ được theo dõi, kịp thời phát hiện thời điểm can thiệp. Vì thế, trẻ bị cong vẹo cột sống cần khám định kỳ để được chỉ định phù hợp. Có phương pháp đơn giản để bố mẹ có thể phát hiện bất thường cột sống của trẻ ngay tại nhà.
“Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có bất thường cột sống không bằng cách: cho trẻ đứng thẳng, hai chân song song sát nhau, rồi để trẻ cúi xuống từ từ, đầu gối thẳng. Với tư thế này, người lớn có thể quan sát sự cân đối của hai vai, nếu một vai nhô lên cao cho thấy có sự bất thường cột sống, nên đưa trẻ đi kiểm tra để được theo dõi, xử lý. Đây là phương pháp nhận diện bất thường cột sống phổ biến, dễ thực hiện nhất do GS Stuart Weinstein, nguyên Chủ tịch hội Phẫu thuật Hàn Lâm Chấn thương Chỉnh hình Hoa Kỳ, trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện trường Đại học Y lowa, Mỹ hướng dẫn”, TS Sơn cho biết.
GS Stuart Weinstein hướng dẫn học viên nhận biết những cong vẹo bất thường cột sống trên phim chụp. Ảnh: H.Hải
Từ ngày 4/6 – 8/6 tại BV Việt Đức, GS Stuart Weinstein, chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật cột sống, nguyên Chủ tịch hội Phẫu thuật Hàn lâm chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ sẽ trực tiếp khám, hội chẩn cùng các chuyên gia BV Việt Đức về hướng can thiệp cong vẹo cột sống cho những trường hợp trẻ bị cong vẹo nặng.
Đây là chương trình hợp tác đào tạo giữa Hội phẫu thuật Hàn Lâm Chấn thương Chỉnh hình Hoa Kỳ với Hội chấn thương Chỉnh hình Việt Nam.Giáo sư Stuart Weinstein đã tham gia đào tạo rất nhiều bác sĩ trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bác sĩ khoa Phẫu thuật cột sống của Việt Đức.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức cho biết , BV Việt Đức là đơn vị đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật mổ cột sống, là trung tâm lớn đã chuyển giao nhiều kỹ thuật mổ cột sống tới nhiều đồng nghiệp trong cả nước.khám cho bệnh nhi cong vẹo cột sống.
Đây là chương trình hợp tác đào tạo hàng năm giữa Hội phẫu thuật hàn lâm Chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ với Hội chấn thương Chỉnh hình Việt Nam.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Hà Nội: Người phụ nữ mắc căn bệnh siêu hiếm gặp, đi tiểu ra "sữa" nhiều năm liền
Nhiều năm liền đi tiểu ra nước màu trắng như sữa, bà T. nghĩ mình bị viêm nhiễm đường tiết niệu nhưng điều trị không khỏi, khi kiểm tra kỹ lưỡng, các bác sĩ phát hiện mắc căn bệnh siêu hiếm gặp.
Bà N.T.T. (70 tuổi, ở Hà Nội) nhiều năm qua mắc chứng bệnh "khó nói", dù bà đã đi khám phụ khoa nhiều nơi, nhưng vẫn không điều trị dứt điểm được bệnh. Theo đó, bà T. bị đi tiểu buốt, tiểu ra máu, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng đi tiểu ra nước có màu trắng như sữa. Khi đến khám tại một số cơ sở y tế, bà T. được chuẩn đoán bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tuy nhiên việc điều trị không có hiệu quả.
Do tình trạng ngày càng nặng lên, mới đây bà T. được cháu gái đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiểm tra. Tại đây, qua thăm khám lâm sàng các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu và cho đi kiểm tra. Ths. BS Nguyễn Đình Liên - Khoa Ngoại (BV Đại học Y Hà Nội) cho biết, sau khi xét nghiệm kết quả cho thấy nước tiểu của bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn, trong khi đó chỉ số mỡ và dưỡng chấp (protein) trong nước tiểu rất cao.
Ths.BS Nguyễn Đình Liên cho biết, phải kết hợp với bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh mới phát hiển ra bệnh cho bà T.
Ngay sau đó, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nội soi bàng quang và phát hiện thấy nhịp co bóp của bàng quang phun ra nước trắng. "Với kết quả nội soi trên, chúng tôi nghi ngờ người bệnh bị ký sinh trùng giun chỉ khu trú bên trong. Để có chuẩn đoán chính xác nhất, chúng tôi đã phối hợp với bác sĩ chuyển khoa Chẩn đoán hình ảnh và kết quả cuối cùng đúng như những gì trước đó nghi ngờ. Bệnh nhân bị nhiễm giun chỉ và dòng nước trắng mà bệnh nhân đi tiểu ra, chính là dưỡng chấp của giun chỉ", BS Liên cho hay.
Theo BS Liên, từ trước đến nay chỉ ghi nhận một số ca giun chỉ làm tắc ống mạch bạch huyết ở chi gây ra hiện tượng "chân voi", nhưng cũng ít gặp. Vì thế, trường hợp này, giun chỉ khu trú ở hệ thống tiết niệu là rất hiếm.
"Về cơ chế gây bênh, khi giun chỉ khu trú trong đường tiết niệu, sẽ làm thông thương ống mạch bạch huyết vào bể thận và từ đó gây ra hiện tượng đái ra dưỡng chấp của giun chỉ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy kiệt sức khỏe (vì giun chỉ hấp thu hết dưỡng chất) điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh", BS Liên phân tích.
Bệnh nhân đi tiểu ra nước màu trắng như sữa do mắc bệnh ký sinh trùng hiếm gặp. Ảnh minh họa.
Khi có kết quả chẩn đoán, người bệnh được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nút mạch bạch huyết, đồng thời điều trị tiêu diệt ký sinh trùng giun chỉ bằng cách cho uống thuốc. BS Liên cho biết, trước đây nếu người bệnh mắc căn bệnh này, thông thường sẽ phải mổ phanh với vết mổ dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, với ca bệnh này các bác sĩ đã sử dụng phương pháp nút mạch bạch huyết với mức độ xâm lấn chỉ là 0,5cm.
Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân ít bị xâm lấn, phụ hồi nhanh. Thực tế, ngay sau khi phẫu thuật bệnh nhân đã có thể đi lại được, và đem lại hiệu quả điều trị cao. "Ngay sau khi thực hiện can thiệp, trong lần đi tiểu đầu tiên, bệnh nhân đã không còn đi tiểu ra nước màu trắng như sữa nữa", BS Liên chia sẻ.
Được biết, phương pháp này ở miền Bắc mới được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, do chưa được bảo hiểm thanh toán nên chi phí người bệnh phải trả khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, do nữ bệnh nhân này hoàn cảnh khó khăn, nên các bác sĩ đã "thương thảo" với nhà tài trợ để giảm một nửa chi phí cho người bệnh.
Về nguy cơ gây bệnh, BS Liên cho rằng, những người hay ăn đồ tái sống, đặc biệt là ăn gỏi cá nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nói chung và giun chỉ nói riêng sẽ rất cao. Chính vì thế, người dân nên ăn uống vệ sinh, không ăn đồ tái sống, khi có bất kể biểu hiện bất thường nào như rối loạn tiểu tiện, đi tiểu có màu sắc nước bất thường thì nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu để kiểm tra.
Theo Eva
Có thể chế độ ăn của bạn đang không đảm bảo đủ dinh dưỡng nếu gặp phải các triệu chứng này Khi cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu giảm sút, điển hình là mắc phải một trong các dấu hiệu sau thì nhiều khả năng là cơ thể bạn đang bị mất cân bằng dinh dưỡng. Thường xuyên mệt mỏi Đây là một triệu chứng báo hiệu tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể bạn. Mặt khác, nếu cơ thể không được...