Cha mẹ chết vì AIDS, con ra nghĩa địa sống
Bị cả dân làng tẩy chay sau cái chết của bố mẹ vì mắc AIDS, 4 đứa trẻ ở làng Uttar Pradesh, Pratapgarh phải dắt díu nhau ra ngoài nghĩa địa dựng lều tá túc.
Những đứa trẻ dựng tạm tấm bạt che nắng mưa để làm nơi tá túc trước sự ghẻ lạnh của dân làng.
Vụ việc trên xảy ra ở Ấn Độ khiến dư luận nước này bàng hoàng. Được biết, những đứa trẻ trong đó đứa bé nhất chỉ mới 7 tuổi hiện đang phải tá túc trong một túp lều trên ngôi mộ của cha mẹ.
Một người anh nói trên NDTV: “Bố cháu chết vì AIDS. Hai năm sau, mẹ cháu cũng qua đời vì căn bệnh này. Bọn cháu sống cùng những người họ hàng thân thích trong làng nhưng bây giờ họ cũng bỏ rơi bọn cháu vì sợ bọn cháu cũng mắc AIDS”. Trong khi đó, cô chị cả 17 tuổi phân trần: “Chúng cháu không có chỗ nào để đến, vì vậy chúng cháu quyết định dựng lều sống trong nghĩa trang của làng”.
Ban đầu vì không có nơi nào để đi, các em bắt đầu sống trong nghĩa trang, không có ai chơi, mấy đứa bé tuổi nghịch ngợm vẽ lên ngôi mộ của cha mẹ chúng. Chỉ có tấm bạt rách để trú ngụ và hai chiếc cũi bị hỏng đã trở thành “túp lều” tá túc cho 4 anh chị em trong gần 2 tháng kể từ ngày bố mẹ mất. Chúng ăn bất cứ thứ gì mà ai đó đưa cho. Tuy nhiên sau đó người làng lại đuổi 4 chị em một lần nữa, nói rằng chúng sẽ “nhiễm” từ ngôi mộ. Thế nên mấy chị em sau đó cắm lều lên ngôi mộ của cha mẹ với suy nghĩ đó là nơi duy nhất không bị dân làng đánh giá.
Video đang HOT
Sau khi thông tin trên đăng tải trên các phương tiện truyền thông, chính quyền địa phương đã ngay lập tức hành động. Báo cáo cho thấy chính quyền Uttar Pradesh sẽ phân bổ một ngôi nhà cho trẻ em gặp khó khăn nhờ hỗ trợ từ tổ chức Indira Awas Yojana. Một quan chức chính phủ nói rằng những đứa trẻ sẽ sớm nhận được một thẻ BPL (dưới chuẩn nghèo) để có thể nhận thực phẩm và các ích lợi xã hội khác.
Một nhóm y tế nhà nước hiện cũng đang lên kế hoạch tiến hành xét nghiệm HIV cho bọn trẻ.
Theo xahoi
'Nghĩa trang' của đồ công nghệ
Sau một thời gian phục vụ loài người, các món đồ công nghệ nhanh chóng bị thải loại. Chúng bắt đầu hành trình lặng lẽ đến những nghĩa địa dành riêng cho điện thoại cũ, màn hình cổ hay bo mạch hết thời.
Khi nhiều người chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh (smart phone), thậm chí một người sở hữu nhiều chiếc, thì những chiến điện thoại di động "cục gạch" bắt đầu bị bụi phủ trong ngăn kéo. EPA ước tính có khoảng 2,37 triệu tấn rác công nghệ năm 2009, và chỉ 25% trong số đó được tái chế. Dù những chiếc điện thoại cũ này không còn giá trị với hầu hết mọi người, thực tế là có vàng thật trong đó. "Với mỗi triệu điện thoại di động chúng ta tái chế, có thể thu về 15.875 kg đồng, 350 kg bạc, 34 kg vàng và gần 15 kg palađi". Ảnh: AP
Những chồng màn hình máy tính được đưa lên xe tải tại một làng tái chế ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều người trong làng sống bằng nghề tháo dỡ các bộ phận máy tính để tái chế. Ảnh: AP
Có ít nhất 100 chiếc bốt điện thoại cũ bị vứt xó ở gần đường cao tốc tại Manhattan, Mỹ. Tác giả bức ảnh cho biết "công nghệ hiện đại của chúng ta rất tiện lợi nhưng dường như ngày càng mất cá tính". "Hình ảnh của những bốt điện thoại bên hè phố và những cuộc trò chuyện giữa người với người khiến chúng ta giờ đây mong mỏi một điều gì đó thân tình hơn là một tin nhắn", nhiếp ảnh gia tự do Dave Bledsoe nói. Nhiều bang ở Mỹ hiện yêu cầu tái chế các tivi, máy tính và đồ điện tử. Tái chế một triệu laptop tiết kiệm năng lượng tương đương với lượng điện 3.500 hộ gia đình Mỹ dùng mỗi năm. Ảnh: FreeVersePhotography
Những chiếc máy tính xách tay, điện thoại, máy tính để bàn và đồ điện tử khác thường kết thúc số phận tại Guiyu, miền đông Trung Quốc. Liên Hợp Quốc ước tính 70% rác thải điện tử được quy tập về đây, nơi các công nhân tháo dỡ và lấy các phần kim loại quý. Ảnh: AP
Chất thải điện tử không được tái chế thường bị chôn vùi dưới đất, hoặc tệ hơn là bị đem đốt, làm phát thải hóa chất độc hại ra không khí. Ảnh: AP
Những chiếc điện thoại quay số đã lùi vào dĩ vãng. Ảnh: AP
Tin tốt là doanh số những món đồ điện tử ở Ấn Độ đang bùng nổ. Nhưng điều đó đi cùng với thiệt hại môi trường. Nước này không có kế hoạch xử lý rốt ráo những núi rác thải độc hại. Theo Discovery News, những công nhân phân loại các đống điện thoại di động và máy tính gặp các vấn đề sức khỏe. Ảnh: AP
Theo VNE
Nghĩa địa lớn nhất hành tinh tồn tại 1.400 năm Wadi us-Salaam "Thung lũng yên bình" - là một khu nghĩa địa Hồi giáo ở phố thánh Najaf (Iraq), được bao phủ bởi khuôn viên rộng hơn 6000m2 (1485.5 acres) và là nơi yên nghỉ của hàng triệu linh hồn, đây cũng được xem là khu nghĩa địa lớn nhất trên thế giới. Najaf là một trong những thành phố lớn nhất của...