Cha mẹ cần lưu tâm và đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau
Có những hành động nhìn vào thì thấy cũng bình thường, nhưng thật ra bên trong nội tâm của trẻ đang nổi bão tố.
Nhắc đến trẻ em là người ta nghĩ ngay đến ồn ào, quậy phá, nghịch ngợm, và mọi hành vi của trẻ đều được người lớn gom gọn vào một câu giải thích: “ Trẻ con nó thế đấy”.
Tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, các bậc phụ huynh nên quan tâm hơn đến tâm lý và hành vi của con mình. Bởi đôi khi có những hành động cứ tưởng là bình thường, nhưng thật ra bên trong nội tâm của trẻ đang nổi bão tố. Cụ thể là 7 hành vi sau đây:
1. Phản ứng thái quá
Tiến sĩ Jerry Bubrick, một nhà tâm lý học trẻ em làm việc tại Viện Tâm trí Trẻ em Hoa Kỳ, cho biết hành vi gây rối ở trẻ dưới 10 tuổi có thể được tạo ra bởi sự lo lắng mà bản thân trẻ không nhận ra hoặc không thừa nhận. Và phản ứng thái quá là cách để trẻ thể hiện những cảm xúc tiềm ẩn đó.
Sự khó chịu trong các mối quan hệ xã hội đã khiến trẻ mất kiểm soát trong nhiều tình huống, dẫn đến hành vi gây rối như cãi nhau, đánh nhau. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy con mình thường xung bùng nổ trong tức giận, hay gây gổ đánh nhau thì nên đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý. Họ sẽ giúp trẻ hiểu được cảm xúc của bản thân và cách xử lý những cảm xúc đó.
2. Liên tục tức giận
Tức giận là một trạng thái tâm lý bình thường ở trẻ em. Nhưng thường xuyên và dễ dàng tức giận lại là dấu hiệu cảnh báo cho thấy trẻ đang quá lo lắng, áp lực hoặc bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Một nhà tâm lý có thể dễ dàng xác định nguồn gốc của cơn giận dữ trong trẻ, từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.
3. Thường xuyên buồn bã
Cha mẹ nên quan tâm hỏi han khi thấy con có vẻ buồn, và hãy cũng con giải quyết những vấn đề rắc rối mà con đang gặp phải. Một đứa trẻ không thể nói chuyện với cha mẹ hoặc không tìm thấy sự bình yên trong chính ngôi nhà của mình, cần phải đến thăm bác sĩ tâm lý. Bởi nếu những nỗi buồn đó không được giải quyết, nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí. Về lâu dài dẫn đến bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), khiến trẻ trải qua những ám ảnh không cần thiết như nỗi sợ hãi.
4. Học lực giảm rõ rệt
Học lực của con đột nhiên bị “tuột dốc” cũng là một vấn đề mà cha mẹ cần lưu tâm. Bởi đôi khi không phải vì trẻ không học tốt, mà là do tâm lý của trẻ không ổn định do lo lắng như bị bắt nạt chẳng hạn.
Trước tiên, cha mẹ cần gặp giáo viên để hỏi rõ tình hình của con, sau đó, mới tìm cách giải quyết vấn đề.
5. Thích ở một mình
Thỉnh thoảng, mỗi đứa trẻ đều cần có một khoảng thời gian ở một mình, trong im lặng, không có nhiều người xung quanh. Nhưng nếu trẻ hướng nội tới mức không muốn giao tiếp với ai, không chơi với bạn bè, mà chỉ thích ru rú trong phòng hoặc chơi một mình thì cha mẹ cần phải xem lại.
Có thể là con thuộc tuýp người ít nói, song, cha mẹ vẫn nên liên hệ với giáo viên để hỏi về kỹ năng xã hội của con trong lớp như cách giao tiếp với thầy cô, bạn bè, con có tham gia các hoạt động của trường lớp hay không… Trong trường hợp con vẫn thu mình thì cha mẹ cần đưa con đi khám tâm lý.
Video đang HOT
6. Không có khả năng tập trung
Trên thực tế, có rất nhiều đứa trẻ thích mơ mộng, không tập trung khi làm việc gì đó. Nhưng nếu các bé vẫn xoay sở để làm bài tập đúng giờ hoặc hoàn thành các việc mà cha mẹ giao, thì cha mẹ không cần lo lắng. Cha mẹ chỉ nên đưa con khi khám bác sĩ khi mức độ tập trung giảm đi rõ rệt đến mức trẻ không thể ngồi yên, dễ bị phân tâm và không tập trung làm việc gì cả.
7. Khó ngủ hoặc mất ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí não của trẻ em. Do đó, cha mẹ cần thiết lập một giờ đi ngủ cố định để con có thói quen ngủ lành mạnh. Tuy nhiên, khi có vấn đề về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, sợ hãi sẽ khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
Và bác sĩ tâm lý sẽ là người giúp trẻ giải tỏa những áp lực mà con đang phải chịu đựng. Thế nên, cha mẹ hãy đưa con đi khám ngay khi thấy con thay đổi về giấc ngủ.
Nguồn: Brightside
Theo helino
8 loại thức uống hiệu quả giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Bổ sung các loại thức uống sau để triệu chứng tiền kinh nguyệt không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ.
Là nữ giới, ít nhiều ai cũng đã hoặc đang trải qua những triệu chứng không mấy dễ chịu mỗi khi tới kỳ "đèn đỏ". Đau lưng, chuột rút, đau bụng, chóng mặt và tự dưng lại thèm đủ thứ món ăn. Các triệu chứng như vậy được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT LÀ GÌ?
Các hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần thường xảy ra khoảng 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người sẽ gặp phải các triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng đa phần các triệu chứng mà chị em phụ nữ hay gặp phải như đau bụng dữ dội, đau lưng, tức ngực, đau đầu, tăng cân. Ngoài ra, một số còn trải qua các triệu chứng về tâm lý như dễ cáu gắt, buồn chán, khó tập trung...
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)
Các nhà khoa học đã xác định 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Đó là thay đổi nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của Serotonin. Khoảng 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, hoóc-môn Progesterone tiết ra nhiều hơn và giảm đáng kể sau khi bắt đầu "đèn đỏ". Serotonin - là một chất dẫn truyền thần kinh được cho là nguyên nhân gây ra các triệu chứng PMS. Cơ thể khi không đủ lượng Serotonin có thể góp phần làm bạn cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ.
Thay đổi nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của Serotonin là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ảnh: Unsplash.
CÁCH KHẮC PHỤC
Chăm sóc cơ thể với việc cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ sớm kết hợp với việc luyện tập thể dục điều độ để giúp thư giãn các cơ bắp, kiểm soát căng thẳng, chế độ dinh dưỡng còn góp phần quan trọng trong việc giảm triệu chứng khó chịu khi đến kì. Đặc biệt, các loại thức uống có lợi cho sức khỏe sinh sản của nữ giới cũng nên được chú trọng.
Chế độ dinh dưỡng còn góp phần quan trọng trong việc giảm triệu chứng khó chịu khi đến tháng. Ảnh: Unsplash.
Trong bài viết này, đã tổng hợp cho phái đẹp các thức uống bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giảm các triệu chứng PMS không mong muốn. Nếu bạn vẫn còn đang trải qua những kỳ "đèn đỏ" đầy mệt mỏi và muốn cải thiện tình trạng đó thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!.
NƯỚC LỌC
Vào ngày hành kinh, cơ thể mất một lượng lớn nước do lượng máu bị mất đi. Mất nước và máu trong thời gian này gây nên tình trạng thiếu nước trong cơ thể và làm cho nồng độ muối tăng cao. Tình trạng này có thể gây nên chuỗi phản ứng phụ đối với sức khỏe, gây nên sự mệt mỏi. Uống nhiều nước giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng mệt mỏi khi tới tháng. Uống nước còn giúp giảm đầy hơi và chuột rút.
Uống nhiều nước giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng mệt mỏi khi tới tháng. Ảnh: Unsplash.
Hơn nữa, bổ sung đầy đủ nước giúp cơ thể được hydrat hoá liên tục. Hãy thêm một ít lá bạc hà hoặc thêm một chút chanh để tăng kích thích vị giác. Nước lọc còn giúp giảm đau đầu, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Hãy thay thế lượng nước bị mất đi bằng cách bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể trong thời điểm này.
NƯỚC CAM
Nước cam chứa nhiều vitamin C và canxi giúp bạn cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Có ý kiến cho rằng nước cam có vị chua không nên uống trong thời gian hành kinh vì vị chua sẽ khiến tình trạng ra máu nhiều hơn. Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nước cam là thức uống rất tốt cho cơ thể trong kỳ nguyệt san.
Vitamin C và canxi giúp bạn cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ảnh: Unsplash.
Một ly nước cam mỗi ngày sẽ giúp kích thích máu ra đều và giảm các triệu chứng khó chịu hiệu quả. Các cơn đau bụng, chuột rút sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nước cam ép còn bổ sung vitamin và khoáng chất bị mất đi của cơ thể. Hãy thử giải khát bằng 1 ly cam ép trong ngày "đèn đỏ" nếu bạn thấy trong người không được khoẻ.
SỮA VÀ SỮA ĐẬU NÀNH
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là canxi giúp tăng cường sức khỏe, chống lại cảm giác mệt mỏi và các triệu chứng PMS khi đến tháng.
Sữa đậu nành là 1 trong 7 nhóm thực phẩm bổ sung estrogen tốt cho nữ giới. Sữa đậu nành rất giàu Phytoestrogen - 1 loại estrogen có nguồn gốc thực vật có thể thay thế estrogen nội sinh trong cơ thể người. Sữa đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố nữ, giúp giảm khó chịu trong kỳ nguyệt san. Sữa đậu nành còn rất giàu vitamin nhóm B có tác dụng giảm bớt mệt mỏi và ngăn ngừa tình trạng co thắt - nguyên nhân gây đau bụng.
Sữa đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố nữ, giúp giảm khó chịu trong kì nguyệt san. Ảnh: Getty Images.
CÀ RỐT ÉP
Cà rốt rất giàu chất sắt giúp bù đắp lượng máu bị mất thời gian hành kinh. Nước ép cà rốt là lựa chọn tuyệt vời giúp phái đẹp bổ sung chất sắt, vitamin A và Beta-Carotene - rất có ích trong việc kiểm soát lưu lượng máu, do đó giảm thiểu cơn đau.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong cà rốt giúp giải độc cơ thể và làm dịu cơn đau bụng và giúp điều hoà kinh nguyệt. Chị em phụ nữ hãy bổ sung thức uống này trong kỳ nguyệt san để cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả hơn.
Cà rốt được xem là 1 loại thuốc thiên nhiên có tác dụng giảm đau nhanh. Ảnh: Pexels.
NƯỚC DỨA ÉP
Dứa rất giàu Mangan - chất giúp điều hoà lượng máu kinh nguyệt hiệu quả. Nước ép dứa còn giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do chứa lượng Bromelain cao. Ngoài ra, Bromelain còn có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ nên uống 1 ly nước ép dứa mỗi ngày và không nên uống khi đói bụng.
Nước ép dứa còn giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do chứa lượng Bromelain cao. Ảnh: Pexels.
SINH TỐ BƠ
Bơ chứa một lượng dồi dào Calo, chất béo, Carbohydrate, đường, Protein và chất xơ. Bơ còn là nguồn cung cấp Axit béo omega-3 và Beta-Caroten rất tốt cho cơ thể trong những ngày "đèn đỏ". Một ly sinh tố bơ cung cấp nhiều chất khoáng như Magie, Kali, các vitamin B6, C, E, K đều tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Đây là loại thức uống giúp nâng cao sức khoẻ trong ngày nguyệt san mà phái đẹp không nên bỏ qua.
Bơ còn là nguồn cung cấp Axit béo omega-3 và Beta-Caroten rất tốt cho cơ thể trong những ngày "đèn đỏ". Ảnh: Getty Images.
SINH TỐ TỪ CÁC LOẠI RAU CÓ MÀU ĐẬM
Một số loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, rau mù tạt xanh,... chứa nhiều chất sắt mà cơ thể cần trong thời gian hành kinh. Hãy pha trộn các loại rau xanh với một chút nước ép táo và thưởng thức thôi nào!
Các loại rau màu xanh đậm cung cấp nhiều chất sắt. Ảnh: Pexels.
NƯỚC ÉP LỰU ĐỎ
Nước ép lựu đỏ cung cấp đến 40% nhu cầu vitamin C cho cơ thể cần trong 1 ngày. Ngoài ra nước ép lựu đỏ còn rất giàu vitamin E, K, Folate và Kali. Trong nước ép lựu đỏ chứa chất Polyphenol - chất chống ôxy hóa có hoạt tính rất mạnh giúp giảm viêm và loại bỏ các gốc tự do.
Uống nước ép lựu đỏ trong ngày "đèn đỏ" giúp điều hoà nội tiết, ngăn ngừa mất nước, giảm đau và tăng cường sức đề kháng. Cơ thể khi được bổ sung đủ các khoáng chất sẽ giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Uống nước ép lựu đỏ trong ngày "đèn đỏ" giúp điều hoà nội tiết, ngăn ngừa mất nước, giảm đau và tăng cường sức đề kháng. Ảnh: Unsplash.
Theo elle.vn
Can thiệp tâm lý giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú Nhiều nghiên cứu cho thấy điều chỉnh tâm lý là phương pháp phòng ngừa thứ cấp giúp giảm khả năng tái phát bệnh ung thư vú. Ung thư là bệnh mạn tính với một quá trình diễn biến có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Các can thiệp tâm lý giúp giảm căng thẳng, nâng cao khả năng thích ứng...