Cha mẹ bàng hoàng khi biết bé gái 9 tuổi bị đau bụng do nguyên nhân từ gia đình
Khoảng một tháng nay thấy con thỉnh thoảng đau bụng vùng rốn, gia đình cho bé đi khám nhưng triệu chứng không thuyên giảm.
Sau đó, bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC khám, cha mẹ vô cùng bất ngờ khi bác sĩ cho biết nguyên nhân gây triệu chứng bất thường của bé là do chính sự chủ quan của gia đình.
Bé gái 9 tuổi đau bụng kéo dài một tháng do đâu?
Đưa con đến BVĐK MEDLATEC khám, mẹ bé Đ.B.P, 9 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: Khoảng một tháng nay thấy con thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm theo cảm giác khó thở, nặng ngực sau xương ức khi nằm. Mặc dù, con không có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ho, sốt hay gầy sụt cân và đại tiện phân bình thường.
Ngoài ra, khi khai thác tiền sử bệnh, mẹ bé P,. cho biết thêm: Trong gia đình có bố của bé bị bệnh viêm dạ dày, HP dương tính và đang điều trị.
Thấy bé đau bụng, một tuần trước khi đến khám tại MEDLATEC, gia đình đã cho bé đi khám tại một bệnh viện gần nhà. Kết quả siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim và chụp phổi đều kết quả bình thường, được kết luận rối loạn nhu động ruột, và đau tức ngực do tiền dậy thì.
Hình ảnh ổ loét khi soi dạ dày thực phản của bé P
Sau đó, bé được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, nhưng triệu chứng nặng ngực khó thở tăng lên và trẻ vẫn đau bụng, nên được bố mẹ đưa trẻ đến BVĐK MEDLATEC khám lại.
Sau khi khai thác triệu chứng và thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, ThS.BS Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi của bệnh viện hướng tới bệnh lý dạ dày tá tràng và tư vấn gia đình cho trẻ nội soi dạ dày thực quản gây mê để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Kết quả nội soi cho thấy niêm mạc hang vị dạ dày bị phù nề, sung huyết rải rác có vài trợt nông; Tại hành tá tràng có vài ổ loét nhỏ kích thước từ 2 – 3mm đáy phủ giả mạc trắng; Test HP dương tính.
Kết luận, chẩn đoán bé P., bị viêm dạ dày – loét hành tá tràng (Forrestt III), HP dương tính nên được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, hướng dẫn chế độ ăn uống tại nhà và hẹn tái khám sau 45 ngày.
Video đang HOT
Dấu hiệu phân biệt và cảnh báo bệnh lý dạ dày – thực quản ở trẻ nhỏ?
Bác sĩ Thủy cho biết: Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa (ăn uống, vệ sinh kém), vì vậy khi trong gia đình có người thân như cha, mẹ bị nhiễm thì khả năng lây cho con cái rất cao”. Trường hợp của bé P là một ví dụ.
Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày
Bác sĩ Thủy cũng nhấn mạnh: Có đến 60 – 70% dân số Việt Nam khi xét nghiệm có nhiễm vi khuẩn HP, đây là một con số đáng ngại, vì vi khuẩn HP có thể gây nên nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày – tá tràng, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Mặt khác, nguyên nhân viêm loét dạ dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá no, để quá đói, ăn quá nhiều đồ chua, thức ăn cay, nóng…; Hay do stress, dùng thuốc có hại cho dạ dày…
Đặc biệt, triệu chứng của bệnh lý dạ dày – thực quản ở trẻ không điển hình như ở người lớn, vì vậy, bác sĩ không thăm khám kỹ hoặc chưa có kinh nghiệm rất dễ bị bỏ sót nguyên nhân và chẩn đoán nhầm thành bệnh tiêu hóa thông thường.
Theo bác sĩ Thủy, các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh lý dạ dày – thực quản gồm:
- Đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, có thể kèm theo biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở hôi.
- Ngoài ra, trẻ có thể mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sụt cân, mất tập trung trong học tập. Nhiều trường hợp có biểu hiện trầm cảm, căng thẳng, suy nhược thần kinh. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối…
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ
Để hạn chế sự lây nhiễm, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng nhất. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng không nên dùng chung bát, đũa, cốc, chén… hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Đặc biệt, cha mẹ cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào.
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu để tăng miễn dịch. Nguồn: Internet
Ngoài ra, để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ cũng như để trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, cha mẹ cần chú ý nuôi dưỡng trẻ đúng cách như sau:
- Ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn dặm nên bắt đầu khi trẻ 6 tháng;
- Tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi;
- Tạo cho trẻ một không gian thoải mái, tránh gây các áp lực tâm lý, căng thẳng về việc học tập, cuộc sống khiến trẻ bị stress …
Khi thấy các biểu hiện đau bụng, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị cho trẻ.
Trong suốt hành trình 25 năm phát triển, BVĐK MEDLATEC luôn là một trong những cơ sở y tế uy tín được hàng triệu khách hàng tin tưởng, lựa chọn sử dụng mỗi năm.
Tại đây, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ các chuyên khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm như: PGS.TS Trần Việt Tú – Chủ nhiệm Bộ môn Nội Tiêu hóa, Bác sĩ điều trị, Học viện Quân Y; BS Bùi Văn Long, BSCKI Lê Văn Khoa – Chuyên khoa Tiêu hóa; ThS.BS Hoàng Thị Năng (hiện là GĐ Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ); ThS.BS Trần Tuấn Anh; ThS.BS Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi…
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, tại hệ thống khám chữa bệnh của MEDLATEC đều được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cùng trang thiết bị y tế hiện đại đạt tiêu quốc tế ISO 15189:2012, chứng nhận IVD – MEDLATEC là đơn vị đầu tiên ở miền Bắc đạt hay chứng nhận FDA như dàn máy xét nghiệm hoàn toàn tự động của Roche, Abbott; Máy nội soi tiêu hóa dải tần ánh sáng hẹp công nghệ NBI; Máy chụp CT 128 dãy; Máy chụp cộng hưởng từ MRI… Do đó, bệnh viện luôn bảo đảm mang đến kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh từ bệnh lý cơ bản đến các bệnh lý khó gặp chính xác và hiệu quả.
Tại MEDLATEC, một số dịch vụ chính của chuyên khoa Nhi về khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý gồm:
- Bệnh lý hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa;
- Bệnh lý tiêu hóa: Nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản;
- Bệnh lý về dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng, thừa cần, thiếu vi chất…
- Bệnh lý nội tiết: Dậy thì sớm, đái tháo đường trẻ em, cushing …
Trường hợp cha mẹ bận rộn, khó sắp xếp thời gian đưa con đi khám, khi cần kiểm tra sức khỏe, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm của MEDLATEC đã mang đến cho giải pháp chăm sức tận nơi nhanh chóng, chính xác và tiện lợi.
Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu hoặc giải đáp thông tin dịch vụ, hãy gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24h) đề được giải đáp.
Bé gái 9 tuổi bị viêm loét dạ dày
Bệnh nhi bị đau bụng, khó thở, nặng ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội), bệnh nhi là Đ.B.P. (nữ, 9 tuổi) trú tại Ba Đình, Hà Nội. Trong khoảng một tháng trước khi đi khám, bé P. thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm cảm giác khó thở, nặng ngực sau xương ức khi nằm.
Tuy nhiên, bé không có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ho, sốt hay gầy, sụt cân, đại tiện phân bình thường. Mẹ bệnh nhi cho biết bố của bé P. bị viêm dạ dày, dương tính với HP và đang điều trị.
Đáng chú ý, một tuần trước đó, gia đình đã cho bé đi siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim và chụp phổi tại một bệnh viện gần nhà. Kết quả bình thường, bé được kết luận rối loạn nhu động ruột và đau tức ngực do tiền dậy thì.
Trẻ em vẫn có thể nhiễm vi khuẩn HP nếu trong gia đình có người mắc. Ảnh minh họa: MW.
Do đó, trẻ được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, triệu chứng nặng ngực khó thở tăng lên, bệnh nhi vẫn có cảm giác đau bụng và được gia đình đưa đi khám lại.
Tại bệnh viện, thạc sĩ, bác sĩ Dương Thị Thủy, chuyên khoa Nhi, chẩn đoán bé mắc bệnh lý liên quan dạ dày tá tràng và tư vấn gia đình cho trẻ nội soi dạ dày thực quản gây mê để tìm chính xác nguyên nhân.
Kết quả nội soi cho thấy niêm mạc hang vị dạ dày của trẻ bị phù nề, xung huyết rải rác có vài trợt nông. Tại hành tá tràng, bệnh nhi có vài ổ loét nhỏ khoảng 2-3 mm đáy phủ giả mạc trắng. Đặc biệt, xét nghiệm HP của bệnh nhi cho kết quả dương tính.
Theo bác sĩ Thủy, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường tiêu hóa (ăn uống, vệ sinh kém). Vì vậy, gia đình có người thân bị nhiễm virus, khả năng lây cho con rất cao.
Vi khuẩn HP có thể gây nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh lý dạ dày, thực quản ở trẻ không điển hình như người lớn. Do đó, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng để tránh tình trạng chẩn đoán nhầm.
Phẫu thuật thành công bệnh nhân hơn 10 năm trào ngược dạ dày thực quản Ngày 9/2, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (BVĐKTPCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn 10 năm. Trước đó, vào ngày 1/2 bệnh nhân Đ.T. T. L. (47 tuổi, ngụ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nhập viện tại BVĐK...