Cha khóc trên tòa vì con gái đâm thím dâu
Người đàn ông trung niên tóc lấm tấm hoa râu với khuôn mặt đăm chiêu chậm chạp bước vào trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng rưỡi ông phải đến tòa để nghe xét xử nhưng không phải vì lỗi lầm của ông mà do tội đứa con gái bị “khùng” gây ra.
Càng đau lòng hơn khi người mà nó đã nhắm tới lại là thím của nó, tức là người vợ em trai thứ Năm của ông. Trong lúc chờ đợi Tòa làm việc, ông ngậm ngùi nhớ lại những việc xảy ra…
20 tuổi, ông cưới vợ, sau đó vợ ông sinh 3 người con, 2 gái, 1 trai. Cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng vợ chồng ông cũng phần nào hạnh phúc khi nhìn thấy 3 đứa con ngày một khôn lớn, trưởng thành. Bất hạnh chỉ đổ xuống gia đình ông khi cô con gái thứ hai tên Lê Thị Tố Quyên (SN 1979, ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đổ bệnh động kinh vào năm 1999 và trở thành cô gái “điên điên khùng khùng” không còn khả năng lao động, bị người yêu ruồng bỏ khi tuổi còn chưa đầy 20. Thương con, ông đưa Quyên đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Sáng 18/5/2010, ông phải ra ủy ban xã họp dân bàn xét hộ nghèo. Ở nhà, Quyên dùng dao… đâm người thím dâu thứ năm gây thương tích nặng. Nạn nhân chỉ nói được một câu: “Trời ơi, chết tôi rồi!”, sau đó ngất xỉu. Nhờ được đi cấp cứu kịp thời, bà Điệp thoát chết nhưng bị tổn hại 21% sức khỏe.
Theo kết quả giám định pháp y tâm thần thì về y học: Trước, trong và sau khi gây án, đương sự Tố Quyên có bệnh động kinh cơn lớn có biến đổi nhân cách về pháp luật: Đương sự gây án ngoài cơn, vẫn có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn chế do bệnh. Từ cơ sở này, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Quyên về tội “Cố ý gây thương tích”. Tuy nhiên, xét thấy Quyên bị bệnh, đang còn phải uống thuốc điều trị hàng ngày nên không bắt tạm giam mà chỉ ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.
Vậy nếu đương sự gây án khi không ở trong cơn động kinh thì đâu là động cơ thực sự của Quyên khi đâm bà Điệp?. Bà Điệp cho rằng có thể Quyên đã bị ông Tư Minh xúi giục do 2 ngày trước khi xảy ra vụ án, ông Minh hỏi mượn bà 300.000 đồng không được nên nảy sinh lòng thù ghét. Thậm chí, bà Điệp cho rằng lúc đó chính ông Minh đã nói với bà: “Tao kêu nó đâm mày đấy, mày làm gì được tao”, tiếc là không có ai làm chứng.
Trong khi đó, Quyên khai cô ta gây án do có sự thù hằn với bà Điệp vì từ hơn 2 năm trước, Quyên đã nghe người khác (không nhớ là ai) nói lại rằng bà Điệp đã đi nói với nhiều người (cũng không xác định được là nói với ai) rằng Quyên đi làm đĩ, cặp kè với nhiều người đàn ông để “kiếm tiền uống cà phê”. Vì chuyện này, Quyên thường xuyên chửi bới, hăm dọa bà Điệp: “Bà còn nhiều chuyện là có ngày dao Thái ăn bà đó!”. Tuy nhiên, gia đình Quyên xác định đây đều là những điều do cô ta tưởng tượng ra. Thậm chí Quyên còn thường đi rêu rao với người ngoài rằng cô ta “bị mẹ bỏ đói, bỏ khát, không cho ăn uống…”.
Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1, HĐXX nhận thấy bị cáo Tố Quyên có nhiều biểu hiện tâm thần bất bình thường nên đã tuyên hoãn phiên tòa để yêu cầu Viện giám định pháp y tâm thần trung ương – Phân viện phía Nam giải thích về kết luận giám định của mình để có cơ sở xử lý bị cáo.
Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan giám định pháp y tâm thần khẳng định bị cáo vẫn có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, Tòa tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ hai.
Lần này, do Quyên đang điều trị bệnh lại hay bị kích động nên đã làm đơn xin Tòa xử vắng mặt. Trong khi người bị hại và cũng là thím dâu của bị cáo vẫn cương quyết đề nghị Tòa cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian (xử tù giam) để bị cáo không còn đe dọa gia đình bà nữa vì sau khi gây án Quyên vẫn liên tục đe dọa sẽ tiếp tục hành hung các thành viên trong gia đình bà khiến mọi người lo lắng mất ăn mất ngủ.
Còn nếu xác định bị cáo có bệnh (động kinh) thì yêu cầu đưa bị cáo vào các trung tâm điều trị cho hết bệnh. Riêng về phần trách nhiệm dân sự bà Điệp chỉ yêu cầu cha mẹ bị cáo bồi thường tiền thuốc men điều trị và tiền tàu xe đi lại là 12 triệu đồng.
Video đang HOT
Đáp lại, cha của bị cáo thừa nhận lỗi lầm của con gái mình và đồng ý sẽ bồi thường toàn bộ số tiền còn lại (6 triệu đồng) cho người em dâu nhưng xin Tòa cho bị cáo hưởng tù treo và ở nhà để gia đình ông chăm sóc, quản lý cho hết bệnh. Nói dứt câu, hai hàng nước mắt đã chảy dài trên hai gò má đen rạm nắng của người đàn ông lam lũ, bất hạnh.
Tòa nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm hại đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, sau khi phạm tội, bị cáo đã thành khẩn khai báo gia đình đã bồi thường khắc phụ một phần hậu quả cho người bị hại khi phạm tội đang bị bệnh hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình…
Vì lẽ đó, Tòa tuyên phạt Tố Quyên 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, giao cho gia đình và chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Tòa cũng tuyên buộc hai cha con bị cáo phải bồi thường cho người bị hại thêm 6 triệu đồng.
Kết thúc phiên tòa, khuôn mặt của người đàn thương con đã rạng ra một chút. Trong khi đó, người em dâu thì rầu rĩ như đang lo lắng cho những ngày tiếp theo sẽ ra sao nếu Quyên lại lên cơn…
Theo PLVN
'1-3 năm là đủ biến bác sĩ tâm sáng tới chỗ nhận phong bì'
Theo khảo sát vừa công bố của Tổ chức Hướng tới Minh bạch, chỉ sau 1-3 năm (khoảng thời gian thử thách và quyết định vào biên chế) là có thể biến một cán bộ y tế trong sáng tới chỗ nhận phong bì không ngại ngùng, thậm chí mong được nhận. Ở khoa sản hoặc ngoại thì chỉ cần 1 năm.
Đây là một trong những kết quả của nghiên cứu định tính mới nhất mà Tổ chức Hướng tới Minh bạch - Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng vừa công bố sáng nay tại Hà Nội.
Nghiên cứu phỏng vấn 17 cán bộ quản lý, hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức, 119 cán bộ y tế và bệnh nhân; đồng thời thảo luận nhóm (9 cuộc). Theo các chuyên gia, dù số lượng người tham gia nghiên cứu không nhiều, nhưng bằng phương pháp phóng vấn sâu và thảo luận nhóm, đã đi sâu tìm hiểu và khai thác được nhiều khía cạnh cũng như gốc rễ vấn đề.
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh là Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011.
Kết quả cho thấy, "chi phí không chính thức" trong dịch vụ y tế bắt đầu phổ biến từ năm 2000 và ngày càng gia tăng, với hình thức chủ yếu là đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì. Các hình thức khác có thể là biếu quà bằng hiện vật và tặng "cơ hội" cho nhân viên y tế.
Hình thức tặng "cơ hội" cho bác sĩ mới xuất hiện mấy năm gần đây và chỉ có ở các thành phố lớn, như giới thiệu suất mua nhà giá gốc, xin học cho con vào trường danh tiếng, mua hàng nước ngoài...
"Cô bạn tôi, khi phải vào viện, đã tìm cách tiếp cận với một bác sĩ có vị trí cao và chỉ sau vài câu trò chuyện gợi mở về các "cơ hội" có thể dành cho bác sĩ hay người nhà họ, cô đã khiến chính bác sĩ phải hỏi xin số điện thoại của mình và chỉ sau hai cuộc gọi thì hai người thân thiết như người nhà. Sau đó, mỗi lần cô ấy hay người thân, bạn bè... phải vào viện khám, chữa thì dù nửa đêm gọi, vị bác sĩ kia cũng sẵn sàng tới ngay", bà Trần Thị Thu Hà, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng - thành viên nhóm nghiên cứu, lấy dẫn chứng.
Bà Hà cho biết, có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa thành thị và nông thôn, dao động từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng, ngoại lệ có giá trị lên tới vài chục triệu đồng.
Quá tải bệnh viện là một trong những nguyên nhân nảy sinh tình trạng phong bì. Hình ảnh có tính chất minh họa tại bệnh viện K. Ảnh: Minh Thùy.
Về động cơ "lót tay" cho bác sĩ, trong khi hầu hết nhân viên y tế cho rằng các khoản này là do người bệnh tự nguyện đưa thì chỉ có một số ít bệnh nhân nói họ làm điều này xuất phát từ tấm lòng.
Khoảng một nửa số bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà vì thấy "mọi người đều làm như vậy" và 1/3 số người bệnh nói đôi khi nhân viên y tế đòi hỏi phong bì theo cách thức rất tinh vi.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều lý do để bệnh nhân đưa, và nhân viên y tế nhận các khoản chi phí không chính thức. Với bệnh nhân, đưa phong bì là cách giúp họ được quan tâm và điều trị hoặc được điều trị với chất lượng tốt hơn, hoặc đơn giản là để khỏi cảm thấy xấu hổ. Còn nhân viên y tế nhận tiền hoặc phong bì thường là để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, để mở rộng quan hệ xã hội hoặc đơn giản là để không làm bệnh nhân thất vọng.
Những người được phỏng vấn - cả nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng các khoản chi phí không chính thức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới dịch vụ y tế ở Việt Nam, làm xói mòn niềm tin và sự tôn trọng của bệnh nhân đối với hệ thống y tế, đồng thời có thể gây mâu thuẫn trong nội bộ khoa phòng của các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, theo các nhân viên y tế, không có sự khác biệt trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân, dù họ có hay không đưa phong bì. Tuy nhiên, các bác sĩ và điều dưỡng được phỏng vấn cũng cho rằng phong bì có thể giúp bệnh nhân được "tư vấn nhẹ nhàng" như tư vấn lâu hơn, thái độ giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn sau phẫu thuật.
"Từ khía cạnh công bằng trong chăm sóc sức khỏe, chất lượng điều trị chắc chắn bị ảnh hưởng khi ưu tiên điều trị không được thực hiện căn cứ theo tình trạng bệnh tật mà bị tác động bởi tiền bạc", tiến sĩ Trần Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng bày tỏ.
Theo ông, điều này cho thấy Y tế là ngành dịch vụ có vô cùng nhiều quyền lực khi khiến người bệnh cảm thấy có lỗi nếu không biếu tiền người phục vụ mình. "Nhưng rõ ràng, một ngành dịch mà mà vừa thu tiền vừa thu lòng biết ơn là ngành không lành mạnh", ông nói.
Từ đầu tháng 10/2011, công đoàn Y tế cũng phát động một phong trào thực hiện quy tắc ứng xử nhằm nâng cao y đức của nhân viên y tế, trong đó có nội dung bác sĩ nói không với phong bì. Theo đó, 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội là Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung Ương, bệnh viện K và E đã ký cam kết thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên, sau hơn nửa năm đi vào thực tế, theo ghi nhận của VnExpress.net, tình trạng đưa và nhận phong bì vẫn khá phổ biến tại hầu khắp các bệnh viện này.
Chờ tin người thân trước cửa phòng Hồi sức Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, ông Lâm (Hưng Yên) cho biết, sau khi con trai mổ chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông, ông đã "cảm ơn" bác sĩ bằng một phong bì 2 triệu đồng.
"Từ lúc cháu mổ xong và chuyển xuống phòng hồi sức thì lại tiếp tục phải "nhờ" các bác sĩ dưới này. Đã vào viện là xác định phải đưa thêm cho bác sĩ rồi, nhất là khi tính mạng con mình lại ngàn cân treo sợi tóc", ông Lâm nói.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tình trạng này cũng xảy ra tương tự.
"Đưa tiền trước là bác sĩ không nhận đâu, xong xuôi mọi việc thì họ không từ chối. Mổ thì 3 triệu, đẻ thường 1 triệu, người trước bảo người sau, cứ thế mà theo thôi", một người đàn ông trẻ tuổi đứng đợi trước nhà G, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ kinh nghiệm đưa vợ đi đẻ. Anh cho biết, vợ anh sinh mổ, đã nhờ trước một bác sĩ quen và đưa phong bì đúng theo "luật bất thành văn" kể trên.
Cũng có những trường hợp, bản thân người bệnh cảm thấy áy náy nếu không "lót tay" cho bác sĩ. Có người thân sắp mổ tại Trung tâm phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Việt Đức) anh Nguyễn Văn Hải quê Bắc Ninh cho biết, những người bệnh cùng phòng đều nói, các bác sĩ ở đây không nhận phong bì và bệnh của mẹ anh nhẹ nên không cần đưa, nhưng anh không yên tâm nếu "không có gì".
"Theo lịch mai mẹ tôi mổ, tôi đang nghĩ cách nào để bác sĩ nhận tiền cho", anh Hải thổ lộ.
Theo các chuyên gia, Y tế là ngành dịch vụ có vô cùng nhiều quyền lực khi khiến người bệnh cảm thấy có lỗi nếu không biếu tiền người phục vụ mình. Ảnh chỉ có tính chất minh họa: Minh Thùy.
Một cán bộ Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, hiện đang tiến hành tổng kết hiệu quả của phong trào này. Theo bà, chưa thể nói là phong trào này có giúp giảm hiện tượng "phong bì" trong bệnh viện hay không, nhưng đây là dịp để khơi dậy y đức cũng như đào tạo lại thái độ ứng xử của nhân viên y tế. Sau khi tổng kết, có thể Công đoàn y tế sẽ nhân rộng việc thực hiện phong trào này tới nhiều bệnh viện tại Hà Nội và các địa phương khác.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới Minh bạch và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng thì, các biện pháp đã áp dụng để kiểm soát chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế (như hạ bậc hạnh kiểm và xử phạt hành chính người vi phạm; tạo cơ chế mở cho bệnh nhân phản ánh và góp ý...) đa phần mang tính hình thức và không mấy hiệu quả.
Giáo sư Nguyễn Đức Vy, nguyên giám đốc BV Phụ sản Trung ương, Chủ tịch hội sản phụ khoa Việt Nam, thì các biện pháp xóa phong bì chỉ khả thi khi đưa mức thu dịch vụ y tế ngang bằng với các nước trên thế giới hoặc quay về thời bao cấp - còn nếu như hiện nay, theo kiểu bệnh viện công-cơ chế tư thì sẽ không thể khắc phục được.
Ngoài ra, theo ông, muốn làm được điều này, bệnh viện phải tự chủ, giám đốc bệnh viện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm quản lý, xử lý nhân viên của mình bằng kỷ luật nghiêm minh, sẵn sàng cho nghỉ việc ngay những cá nhân nhận phong bì hối lộ. Và có thể xây dựng một bệnh viện điểm hoàn toàn không có phong bì.
Theo VNExpress
Vụ khách chết trên xe bị bỏ lại giữa đường: Lương tâm nhà xe và sự bức xúc của người bố Thông tin học sinh sinh năm 1993 quê Nam Định mất trên đường về quê bị nhà xe đưa xác qua cửa sổ ngày 20/1 khiến dư luận rúng động. PV VietNamNet đã tìm đến nhà, gặp bố đẻ nạn nhân để xác minh, tìm hiểu thêm về vụ việc. Chuyến đi định mệnh Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi...