Cha hiến thận cứu con trai 9 tuổi
“Việc đặt một quả thận có kích thước lớn vào ổ bụng của bé trai 9 tuổi là điều không hề dễ dàng, biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch nói.
Ngày 7/4, tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa ghép thận thành công cho bé trai T.V.M. (9 tuổi, quê Bình Thuận).
Tháng 1/2020, M. thường xuyên than mệt, người xanh xao, ăn uống kém. Ba tháng sau, bé được chẩn đoán suy thận mạn và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2 để đặt thẩm phân phúc mạc.
Lúc này, M. phải nghỉ học, nước tiểu ít dần. Các bác sĩ nhận định ghép thận là giải pháp tốt nhất để bé tiếp tục cuộc sống bình thường.
Bé M. và cha trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Ảnh: Thúy Nguyễn.
Không đành lòng nhìn con trai đau đớn, tháng 9/2020, anh T.M.T., 37 tuổi, quyết định hiến một bên thận cho bé M. Sau 3 lần trình bệnh án trước hội đồng hội chẩn ghép thận Bệnh viện Nhi đồng 2, ca phẫu thuật lấy – ghép thận của 2 cha con được thông qua.
Video đang HOT
Ngày 23/3, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành ca lấy và ghép thận. Sau gần 5 giờ, ca phẫu thuật thành công. Bệnh nhi không cần truyền máu trong lúc mổ.
Hậu phẫu một giờ, bệnh nhi có nước tiểu, thận ghép bắt đầu hoạt động. Sau một ngày, các bác sĩ rút nội khí quản, ống dẫn lưu và thông niệu đạo. Bé ăn uống tốt và bắt đầu uống thuốc ức chế miễn dịch.
Dự kiến sau 6 tháng, bé M. có thể đến trường và trở lại cuộc sống gần như bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được theo dõi sát để phòng nguy cơ thải ghép, nhiễm trùng.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết điều đặc biệt nhất trong ca mổ này là sự chênh lệch rất lớn giữa trọng lượng người cho và nhận. Bệnh nhi M. chỉ cao khoảng 1 m, thận rất nhỏ. Trong khi đó, thận của cha bé to gấp 2 lần. Bên cạnh đó, việc đưa khối thận lớn vào bụng bệnh nhân nhỏ tuổi không dễ dàng.
“Điều này khiến ê-kíp phải cân nhắc tìm được mạch máu đủ lớn để tưới máu cho thận. May mắn, các tình huống này được chúng tôi dự trù và đặt thành công quả thận trong vào ổ bụng bé. Thời gian cho phẫu thuật mang tính đột phá so với ca ghép thận trước đây”, tiến sĩ Thạch nói thêm.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Minh Hồng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết cha của bé M. hồi phục sức khỏe tốt sau khi hiến thận. Anh đã được xuất viện, chức năng thận hồi phục.
Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vào năm 1987. Đến nay, bệnh nhân đầu tiên này vẫn ổn định với thận ghép. Chi phí ghép thận trung bình khoảng 200 triệu đồng. Toàn bộ chi phí ca phẫu thuật của bé M. được bệnh viện vận động nhà hảo tâm tài trợ.
Tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé trai
Theo lời kể của người nhà, từ khi chào đời, một bên bìu của bé trai không có tinh hoàn. Bên còn lại không nằm yên mà di động liên tục.
Bé N.T.T., 2 tuổi, quê ở Bến Tre, được cha mẹ đưa vào khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) với lý do tinh hoàn ở bìu "biến mất".
Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên Tiết niệu sinh dục trẻ em không thấy tinh hoàn ở vùng bìu hay ống bẹn, siêu âm cũng không phát hiện vị trí tinh hoàn. Bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn, không sờ thấy, khả năng nằm trong ổ bụng.
Kíp mổ do tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 và thạc sĩ Lê Nguyễn Yên, Phó khoa Tiết niệu, phẫu thuật nội soi, tìm thấy tinh hoàn nằm trong ổ bụng bé.
Các bác sĩ đã đưa tinh hoàn xuống đúng vị trí bìu, đảm bảo các mạch máu cung cấp cho tinh hoàn, hệ thống ống dẫn tinh không bị tổn thương. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật, vì nếu cố gắng hạ tinh hoàn xuống, vô tình làm căng hệ thống tưới máu, làm giảm nguồn cung cấp máu, vô tinh gây teo tinh hoàn khi bé lớn lên.
Các bác sĩ thực hiện ca mổ sắp xếp lại tinh hoàn cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, tinh hoàn của bé trai nằm đúng vị trí trong bìu. Vết mổ sạch, bệnh nhi phục hồi tốt và được xuất viện.
TS Phạm Ngọc Thạch cho biết tình trạng của bé T. rất đặc biệt do tinh hoàn có khả năng di động với mức độ khá cao, biên độ rộng. Đây là nguyên nhân khiến người nhà sờ thấy tinh hoàn có lúc ở trong bìu, lúc ở ống bẹn, đôi khi quay ngược về lỗ bẹn sâu, ổ bụng.
Lý giải quyết nhân gây tình trạng này, TS Thạch cho biết trong thời kì phôi thai, tinh hoàn di chuyển từ trong ổ bụng, xuyên thành bụng ở vùng bẹn vào vị trí bình thường là bìu. Nếu trong quá trình này, tinh hoàn gặp phải sự cố nào đó khiến nó không nằm ở bìu mà đi ngược lên bụng, bẹn thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn ẩn có trong 30% các bé sinh non, nhưng với trẻ sinh đủ tháng, mức độ chỉ còn khoảng 3%. Ở những trẻ có tinh hoàn ẩn, khoảng 70% tinh hoàn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu, nhưng sau một tuổi, tỷ lệ tinh hoàn ẩn xuống bìu rất ít, không đáng kể.
Tinh hoàn ẩn nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như xoắn tinh hoàn hay hóa ác. Khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì bên đối diện cũng có nguy cơ hóa ác đến các trường hợp.
Các số liệu cho thấy chỉ 25% người có tinh hoàn ẩn 2 bên đã điều trị phẫu thuật mang số lượng tinh trùng bình thường. Vì thế, vô sinh là không tránh được với bệnh nhân có tinh hoàn ẩn 2 bên mà không điều trị.
Khi thấy bất thường với tinh hoàn của trẻ, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám.
Nếu trẻ có tinh hoàn ẩn đột nhiên đau thắt dữ dội vùng bẹn, sờ đau và trẻ không cho sờ, đôi khi có kèm theo nôn ói, gia đình cần nghĩ đến xoắn tinh hoàn.
Với những người có tinh hoàn ẩn để muộn sau tuổi dậy, thường là tinh hoàn sẽ teo nhỏ và nằm cao trong bụng, người bệnh có thể phải cắt tinh hoàn vì lúc này nó đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ hóa ác.
Người chồng hồi sinh từ quả thận của vợ Anh James Reeser, 48 tuổi, Nam Dakota, trở lại cuộc sống mới nhờ quả thận người vợ Lindy hiến tặng. Cô Lindy hiến thận cho chồng hôm 10/2. Anh James kiên cường chiến đấu chứng thận đa nang (PKD), căn bệnh di truyền trong gia đình anh qua nhiều thế hệ. Ông của James mất vì căn bệnh này khi 62 tuổi, mẹ...