Chả giò Seahorse – phong vị đặc trưng của vùng biển Mũi Né
Vị đặc trưng của nước chấm là béo, chua, ngọt, kết hợp với vị giòn tan của chả giò, thơm ngon của bánh tráng trứng sữa tươi, cùng với hương vị của rau củ, hải sản… thực sự là một trải nghiệm khó quên.
Ẩm thực Việt Nam vốn phong phú và đa dạng. Chả giò chính là một trong các món ăn tiêu biểu thể hiện tính đa dạng đó. Tính đa dạng lại thể hiện qua các cách thức chế biến, nguyên liệu, cách thưởng thức khác nhau tùy theo văn hóa của vùng miền, hay của một địa phương nào đó.
Vì thế mà dựa vào khẩu vị đặc trưng của địa phương và cũng là một cách để giới thiệu đến văn hóa ẩm thực Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đầu bếp Seahorse đã chế biến nên món chả giò Seahorse cùng món nước chấm không thể lẫn vào đâu được.
Món chả giò Seahorse khác biệt với chả giò ở bất kỳ địa phương nào khác bởi bánh tráng cuốn và phần nguyên liệu làm nhân. Ở đây, bánh tráng được làm từ bột là hỗn hợp của trứng, bột mỳ và sữa tươi, theo tỷ lệ nhất định để bánh sau khi tráng giữ được độ dẻo, dai mà không dính, giúp việc cuốn nguyên liệu được dễ dàng.
Nguyên liệu làm nhân của chả giò Seahorse bao gồm tôm thịt, mực, thịt cua; các loại rau củ quả như khoai môn, khoai lang, hành tím. Tất cả nguyên liệu này được bào thành sợi, được trộn đều rồi nêm gia vị vừa ăn. Sau đó, đến công đoạn cuốn chả giò, thường thì cuốn mỗi khúc chả giò theo kích thước vừa miếng, không nên to quá hay nhỏ quá.
Chả giò sau khi cuốn được chiên ngập trong dầu ăn cho chín đều với màu vàng ươm hấp dẫn. Điều đặc biệt của món chả giò Seahorse là giòn, thơm mùi hải sản và để lâu vẫn không mềm.
Nguyên liệu làm nhân của món chả giò Seahorse là hỗn hợp hải sản và các loại rau củ quả như khoai môn, khoai lang, hành tím.
Bánh tráng cuốn có độ dẻo, dai mà không dính, giúp việc cuốn nguyên liệu được dễ dàng.
Video đang HOT
Chả giò Seahorse được cuốn theo kích thước vừa ăn.
Chả giò Seahorse mang đến một trải nghiệm ẩm thực khó quên cho thực khách.
Chả giò Seahorse là món ẩm thực độc đáo mang phong vị đặc trưng của vùng biển Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Một phần quan trọng quyết định hương vị món chả giò Seahorse là nước chấm, vốn không thể thiếu trong hầu hết các món ăn Việt Nam. Nước chấm được làm từ đặc sản nước mắm Phan Thiết, pha chế với hỗn hợp tỏi, ớt, chanh, đậu phộng xay nhuyễn. Vị đặc trưng của nước chấm là béo, chua, ngọt, kết hợp với vị giòn tan của chả giò, thơm ngon của bánh tráng trứng sữa tươi, cùng với hương vị của rau củ, hải sản… thực sự là một trải nghiệm ẩm thực khó quên dành cho thực khách.
Trở lại với tên gọi của món chả giò. Từ ngữ Việt Nam cũng đa dạng như văn hóa người Việt khắp các vùng miền theo tiến trình phát triển của lịch sử. Cùng một món ăn với cách thức dùng một loại bánh tráng phơi khô nào đó (bánh tráng phơi sương, bánh tráng rế, bánh tráng trứng…) cuốn với nhiều loại nguyên liệu bên trong, rồi chiên giòn lên nhưng lại có nhiều tên gọi khác nhau như người Nam Bộ là chả giò, người miền Bắc gọi là nem rán, còn miền Trung là chả ram.
Cùng một món ăn thôi nhưng có nhiều tên gọi mà nghe qua thôi, cái tên nào cũng dễ kích thích dây thần kinh vị giác khiến thực khách tự liên tưởng tới hình ảnh và hương vị món ăn, cảm nhận được vị ngon, hấp dẫn của nó theo đủ “cung bậc” thèm thuồng và muốn thưởng thức ngay món ăn…/.
Làm chả giò, cứ "nắm thóp" những điều cơ bản này thì đến đầu bếp đại tài cũng phải khen bạn tới tấp vì món chả giò để giòn tới vài tiếng
Chả giò hay nem là món ăn thuộc hàng "quốc hồn quốc túy" trong lòng mỗi người Việt. Vậy làm sao để món ăn này luôn được giòn ngon tới vài giờ sau khi chiên?
Hầu hết các món chiên gây hoang mang cho các chị em bởi độ giòn chỉ duy trì tối đa được 30 - 45 phút sau khi chiên. Món chiên mà ướt sũng dầu hoặc mềm lả thì còn gì ngon nữa đúng không các mẹ?
Thủ phạm khiến cho món chiên không giòn lâu chính là độ ẩm và hơi nước xâm nhập vào sản phẩm sau khi chiên. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu vài mẹo sau đây để xử lý những tên thủ phạm này nhé!
Độ ẩm cao thường xảy ra trong quá trình chuẩn bị và chế biến món chả giò như:
- Thịt rửa chưa kịp ráo nước đã vội bằm hoặc xay nhuyễn.
- Củ sắn, khoai môn chưa được vắt hết nước vì các nguyên liệu này chứa hơn 70% nước.
- Chất kết dính và tạo độ béo như trứng gà thì chỉ nên cho lòng đỏ vừa đủ với khối thịt. Lòng trắng không nên cho vào vì lòng trắng chứa nước sẽ gây nhão khối thịt.
Để giảm độ ẩm khối nhân và giúp kết cấu chả giò trở nên rắn chắc, không đọng nước thì bạn cho phần nhân này vào tủ mát 20 - 30 phút trước khi cuốn.
Cách để giảm dầu và hơi nước hấp thụ ngược vào món chiên:
Khi vớt chả giò trong chảo ra thì dựng đứng cuốn chả giò trên khay inox hoặc giấy thấm dầu để lượng dầu bám ngoài lớp vỏ bánh chảy ra. Điều này cũng giúp hơi nóng bốc ra sẽ không làm ứ đọng hơi nước khiến chả giò mau ỉu.
Một mẹo rất hay mà bạn có thể học từ những người bán bún thịt nướng đó là chả giò vừa vớt ra sẽ được nướng sơ trên bếp than. Với mẹo này thì bạn có thể áp dụng tại nhà nếu nhà nào có lò nướng hoặc nồi chiên không dầu nhé, là chiên vàng khoảng 80% rồi nướng sơ cho ráo dầu.
Các đầu bếp thường nhúng chả giò qua hỗn hợp bột mì và trứng nước rồi lăn qua bột chiên giòn. Áo một lớp bột là mẹo được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng để có món chiên giòn và để được lâu đặc biệt đối với chả giò hải sản hay phô mai có nhân ướt và mềm.
Tươi ngon, trọn vị và giòn tan vẫn nên là "làm ngay, ăn nóng". Ngoài ra chả giò đông lạnh vừa hút nhiều dầu khi chiên do bao quanh bởi các tinh thể đá nên sẽ không giòn tan như bạn mong ước đâu nhé!
Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bạn luôn có những đĩa chả giò, nem rán giòn rụm nhé!
Nghệ thuật biến tấu chả giò truyền thống dịp Tết Nguyên đán Chả giò là một phần không thể thiếu trong mâm cơm Tết ở Việt Nam. Với sự phát triển của xã hội, bạn có thể "cập nhật" thêm những công thức biến tấu để mâm cơm ngon lạ. Chả giò là món ăn quen thuộc trên bàn tiệc của người Việt. Tên gọi chả giò thường được người miền Nam sử dụng. Người...