Cha giả chết để con gái được vào đại học
Một nhân viên cảnh sát đã giả hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ để con gái được hưởng chế độ đãi ngộ vào đại học.
Theo báo cáo của một cán bộ làm việc tại trường Đại học Khoa học Y tế Baba Farid ở Punjab, Ấn Độ, con gái của ông Rajjit Singh Hundal – một nhân viên cảnh sát Ấn Độ – đã được tuyển thẳng vào trường thông qua chế độ đãi ngộ dành cho con em của các nhân viên an ninh hy sinh trong những vụ nổi loạn, khủng bố. Tuy nhiên, sự việc này đã bị bại lộ khi các cán bộ trong trường kiểm tra lại hồ sơ của Sukhmani – con gái ông Hundal, và phát hiện giấy báo tử của ông Hundal là giả.
Ông Rajjit Singh Hundal – một nhân viên cảnh sát Ấn Độ
Theo điều tra, ông Hundal không những chưa hy sinh mà còn từng nhận được Huân chương danh dự của Tổng thống cho những cống hiến của mình. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ sĩ quan cảnh sát cấp cao tại Sở Cảnh sát Taran Taran, Ấn Độ.
Sau khi sự việc làm giả giấy tờ bị phát hiện, ông Hundal vẫn chưa chịu thừa nhận và phủ nhận các cáo buộc. Ông cho biết, việc giấy tờ giả này chỉ là một sự “nhầm lẫn”.
“Mẹ và chị gái tôi đã bị những kẻ khủng bố giết vào năm 1991. Chúng tôi đều bị ảnh hưởng bởi nạn khủng bố. Những tranh cãi xung quanh vấn đề giấy tờ gửi cho trường đại học là do ngôn ngữ trong giấy tờ có gây hiểu lầm.”
Cảnh sát đã nhanh chóng chứng minh được ông Hundal vẫn còn sống, đồng thời trường Đại học Khoa học Y tế Baba Farid cũng cho biết, đã huỷ bỏ quyền nhập học của con gái ông.
Video đang HOT
Trường Đại học Khoa học Y tế Baba Farid ở Punjab, Ấn Độ
Phó Tổng thanh tra S Paramraj phát biểu: “Ông Hundal là một nhân viên tốt và đã phục vụ cho nhà nước suốt mấy chục năm qua. Ông ấy còn nhận được Huân chương danh dự của Tổng thống. Sự việc lần này sẽ được coi là chuyện riêng của sở cảnh sát, sẽ không có cuộc điều tra nào chống lại ông ấy.”
Theo ANTD
Tuổi thơ dữ dội của nữ GĐ công an vừa được phong tướng
Vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Tuyết Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột để làm con...
Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013 vừa được tổ chức ngày 13/7. Đáng chú ý, trong số những người được thăng cấp bậc hàm cấp tướng lần này có bà Bùi Tuyết Minh, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, nữ cán bộ đầu tiên trong lực lượng CAND, được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng.
Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh có tuổi thơ khá đặc biệt, trở thành nữ trinh sát năm 19 tuổi và liên tiếp gặt hái nhiều thành công lớn trong công việc.
Bộ trưởng Trần Đại Quang trao quân hàm Thiếu tướng cho Giám đốc Công an Kiên Giang Bùi Tuyết Minh.
Tuổi thơ dữ dội
Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh sinh năm 1962, trong một gia đình cách mạng vùng rừng núi Hà Tiên, khi bom đạn và lực lượng Mỹ - ngụy đang tỏa quân càn quét khu vực miền Tây Nam Bộ, trong kế hoạch "Bình định miền Nam" - kế hoạch Staley - Talor của Mỹ.
Bà Tuyết Minh có cuộc đời khá đặc biệt. Bà có đến 2 cha, 2 mẹ và tới tận sau này mới biết sự thật cuộc đời. Bà là con của vợ chồng ông Bùi Nhứt Bình (bí danh Trần Bình hay Mười Bình) - bà Nguyễn Kim Lựu (bí danh Bảy Hồng), đều là cán bộ cách mạng hoạt động trong căn cứ.
Vì gia đình nằm trong danh sách bị mật thám Mỹ - ngụy theo dõi gắt gao, nên vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột (em ông Bình) để làm con. Bà gọi cô dượng là cha mẹ, còn cha mẹ ruột thật sự thì bà gọi là cậu - mợ. Bà mang họ Phan - họ người dượng mà khi đó bà gọi là cha, còn bà nội thì biến thành... bà ngoại.
Ở Sài Gòn được khoảng hơn 3 năm thì "bà ngoại" lại khăn gói đưa bà về lại quê, nương náu tại chùa Thần xứ Hà Tiên. Cả tuổi thơ, một lần duy nhất bà được gặp ba mẹ đẻ trong căn cứ ở vùng ven Sài Gòn. Mẹ đẻ của bà - bà Nguyễn Kim Lựu đã hi sinh anh dũng vào giữa năm 1971, khi đang giữ chức vụ Phó trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của Ban An ninh tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) lúc Mỹ - ngụy trút bom đạn vào một cuộc họp kín của lãnh đạo kháng chiến địa phương. Mãi tới ngày miền Nam giải phóng, năm 1975, bà mới được nhận ba mẹ ruột của mình. Bà lại đổi từ họ Phan sang họ Bùi.
Với bà Minh, ký ức về người mẹ chỉ được cha ruột kể lại sau này qua những kỷ vật như: thư từ, vật dụng... chứa trong một chiếc thùng sắt mà bà Bảy Hồng gửi gắm lại cho chồng, con thông qua đồng đội trước khi ngã xuống, trên mảnh đất quê hương.
Cũng chính vì những kỷ vật đó, ông Mười Bình đã ở vậy nuôi đứa con gái của mình thành tài như hôm nay. Ông mất vào năm 2005, với chức vụ từng kinh qua là nguyên tỉnh ủy viên, trưởng Ban Nội chính tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.
Bà Bùi Tuyết Minh khi còn là Đại tá.
Từ nữ trinh sát 19 tuổi đến nữ thiếu tướng công an đầu tiên
Cuối năm 1981, vừa xong cấp III, bà Tuyết Minh được tuyển vào ngành Công an với công việc của một trinh sát an ninh. Nữ trinh sát 19 tuổi được phân công địa bàn là Kênh Cụt, thuộc phường An Hoà, TP Rạch Giá và một khu vực thuộc huyện Hòn Đất. Đó là nơi trọng điểm của tình trạng đưa người vượt biên trái phép.
Những ngày đầu gian khó, nguy hiểm nhưng lòng quả cảm, sự kiên trì đeo bám địa bàn trong nhiều năm liền giúp nữ trinh sát Bùi Tuyết Minh góp sức không nhỏ trong việc triệt phá các vụ tổ chức vượt biên đi nước ngoài, những băng nhóm tội phạm... liên tiếp đạt được các danh hiệu chiến sĩ thi đua, chiến sĩ thi đua Quyết thắng của lực lượng công an nhân dân
Khi lăn lộn vào nhiệm vụ của một trinh sát ngoại tuyến, bà có thêm nhiều vốn sống thực tế bổ ích, bà thi đỗ vào Đại học An ninh và hoàn thành xuất sắc chương trình học 5 năm.
Tận tụy với công việc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, nên bà Bùi Tuyết Minh được tin tưởng bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Đến năm 2004 bà giữ chức vụ Phó giám đốc công an tỉnh và đến tháng 6/2011 được Bộ Công an bổ nhiệm chính thức là Giám đốc công an tỉnh, thăng quân hàm Đại tá trước thời hạn 1 năm, thay thế thiếu tướng Lê Văn Thi được HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Bà Bùi Tuyết Minh trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay giữ chức vụ giám đốc ngành công an cấp tỉnh, thành.
Có một sự kiện đặc biệt nữa trong cuộc đời bà Tuyết Minh, đó là vào tháng 5/2007, bà được cử tri tín nhiệm vào Quốc hội khoá XII với số phiếu tập trung. Đại biểu Quốc hội là Công an có tất cả là 17 nhưng chỉ có mỗi mình bà là nữ; và bà cũng là đại biểu nữ duy nhất của LLVT. Tại kỳ họp đầu tiên, bà được phân công là uỷ viên của Uỷ ban Các vấn đề xã hội.
Bà Bùi Tuyết Minh lập gia đình năm 30 tuổi, đến giờ có 2 con trai, gái. Chồng bà, ông Trần Quốc Thắng, hiện đang làm tại bộ phận xuất nhập cảnh trực thuộc công an tỉnh và là cấp dưới của bà.
Theo VTC
Kiểm phiếu tín nhiệm diễn ra suốt tối và đêm nay Gần 500 đại biểu Quốc hội đã hoàn thành việc lấy phiếu tín nhiệm. "Việc thực hiện kiểm phiếu sẽ diễn ra suốt cả tối và đêm nay" - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết. Vào khoảng 17 giờ chiều nay (10.6), gần 500 đại biểu Quốc hội đã hoàn thành việc lấy phiếu tín nhiệm (LPTN) đối với 47 chức danh...