Cha dượng mò mẫm con gái vợ
Con gái thấy mẹ thì ôm chầm lấy, trốn ra sau lưng, mắt nhìn cha dượng đầy sợ hãi. Còn chị thì nhìn chằm chằm người chồng đốn mạt…
Rổ giá cạp lại
Giờ chị mới thấm lời khuyên của bố mẹ: Phận đàn bà không may lỡ bước thì ở vậy mà nuôi con. Đi bước nữa nếu may được người tử tế thì đỡ khổ, còn vớ phải loại không ra gì chỉ khổ cả hai mẹ con. Nhất là, con riêng của chị lại là con gái. Những cảnh trớ trêu của những gia đình có cha dượng – con gái đầy rẫy trước mắt khiến bố mẹ chị vô cùng băn khoăn khi chị đặt vấn đề đi bước nữa.
“Sảy cha ăn cơm với cá” – câu tục ngữ ấy chẳng đúng với chị chút nào. Chồng chị chẳng may bị bệnh hiểm nghèo nên mất sớm. Đưa chồng ra đồng chưa được bao lâu thì bố chồng đi xem bói. Chả biết thầy xem thế nào mà lại bảo chồng chị chết “là do vợ nó gò má cao, tướng sát chồng, nó còn ở chung ngày nào thì gia đình còn chưa yên chuyện”… Chị xếp quần áo đưa con về nhà đẻ… Vậy là, sau 8 năm trời nai lưng làm lụng, sinh nở, phục dịch nhà chồng, chị tay trắng ra đường với đứa con gái mới lên 6 tuổi…
Về nhà đẻ một thời gian, nghĩ cảnh bố mẹ già, có mấy sào ruộng còn phải cáng đáng thêm hai cái tàu há mồm, chị quyết định gửi ở nhà cho ông bà chăm còn mình theo người làng lên thành phố làm nghề mua đồng nát. Thời gian cứ thế trôi đi, chị tần tảo trên cái xe đạp cà tàng, không kể nắng mưa, bươn chải khắp các ngõ ngách Hà Nội. Con gái chị ở nhà đã chuẩn bị lên lớp 3. Tuy sống xa mẹ, nhưng cháu rất ngoan và biết nghe lời ông bà.
Gần chỗ chị ở có một công trình đang xây dựng. Mấy lần lân la xin mua vỏ bao xi măng và sắt vụn ở đó, chị tình cờ quen anh. Hóa ra anh là đồng hương với chị, tuy chỉ cùng huyện nhưng hai xã cũng chẳng cách nhau bao xa. Đồng hương gặp nhau nơi xứ người, tối tối anh lại vào khu chị trọ để chuyện trò cho đỡ nhớ quê… Cởi mở nói chuyện với nhau mới biết anh cũng qua một đời vợ. Vợ chồng anh chưa có con, nhưng cưới nhau được 2 năm thì vợ bỏ đi theo giai. Anh chán đời theo tốp thợ xây lang thang khắp Hà Nội gần chục năm nay, chỉ đến Tết mới về chục ngày, nửa tháng rồi lại đi biền biệt.
Dần dần, chị thấy mến anh. Con người ấy có vẻ hiền lành, chân chất chứ không tếu táo, bậy bạ như những cánh thợ xây khác chị gặp. Tình cảm chẳng biết nảy nở tự lúc nào. Có lần, anh đến chơi, dúi vào tay chị một mảnh giấy: “Tối mai, 7 giờ, anh ra đứng đợi ở cổng. Ra nhé!”… Đọc mảnh giấy mà chị thấy lòng ngổn ngang: Có nên ra hay không? Thực ra anh ấy cũng đáng mến, nhưng liệu làm thế này có phải là đúng đắn hay không?… Thế nhưng, lí trí của chị không cưỡng lại được những cảm xúc đã tắt từ lâu, nay bỗng dưng như được đánh thức.
Tối hôm đó, tắm xong, nói dối mọi người là ra hiệu thuốc, chị phập phồng đi dọc theo căn ngõ nhỏ tối om để ra chỗ hẹn. Đang ngó nghiêng xem anh đứng chỗ nào thì có một bàn tay nắm lấy tay chị – một luồng điện chạy dọc theo cánh tay lên đến tận đỉnh đầu. Anh đã chờ ở đó từ lâu, ánh mắt anh hôm nay thật lạ.
Video đang HOT
Anh chẳng nói chẳng rằng kéo chị đi mãi, đi mãi, ra ngoài công viên. Chị ngại ngùng giật tay lại, nhưng không cưỡng lại được sức mạnh của anh. Chị cun cút đi theo, mặt cúi gằm như thể đang phạm vào một tội lỗi tày đình nào đó… Anh bảo, chỉ ra ngồi nói chuyện thôi, đừng sợ… – nhưng cái ham muốn bản năng và những rung động từ lâu bất chợt bùng dậy khiến hai người cứ ngồi gần mãi vào nhau.
Anh khẽ hôn nhẹ lên vành tai chị, rồi cổ, rồi má và môi… Không cưỡng lại được những xúc cảm râm ran lâu lắm rồi mới bùng lên trở lại, chị đáp lại anh… Cứ thế, tình cảm trở nên khăng khít dần. Có những lần, chị giả vờ đi mua hàng để tận hưởng cả ngày trong nhà nghỉ với anh. Chưa khi nào chị có được với chăn đệm trắng tinh, trần truồng tắm trong nước nóng với một người đàn ông là điều chưa bao giờ chị nghĩ tới.
Cuối năm đó, anh mang quà đến Tết bố mẹ chị và đặt vấn đề chuyện hai đứa tìm hiểu nhau. Thấy anh chân chất, hiền lành, bố mẹ chị cũng thấy yên tâm, nhưng cũng dặn con gái phải suy nghĩ cho chín chẵn vì chuyện dựng vợ gả chồng vốn không dễ gì mà quyết định ngay được. Nhất là đàn bà đã dang dở một lần, phải suy nghĩ thật kỹ và làm cả “công tác tư tưởng” cho con gái chị nữa.
Lên Hà Nội, hai người dọn về ở hẳn với nhau cho tiện, cũng không phải giữ kẽ với những người cùng quê… Thấy cuộc sống lay lắt, nay đây mai đó cũng khó mà ổn định được, nếu về quê anh làm nông sinh sống, với số vốn hai người có được thì cũng không đến nỗi nào. Giữa năm đó, hai bên gia đình làm vài mâm cơm ra mắt họ hàng. Rổ rá cạp lại, cũng chẳng khoa trương làm gì. Chị đưa con gái về sống cùng anh, cấy 5 sào ruộng bố mẹ anh chia, anh nuôi lợn, thả cá, còn chị thì chạy chợ… cũng đủ trang trải cuộc sống.
Giờ chị mới thấm lời khuyên của bố mẹ: Phận đàn bà không may lỡ bước thì ở vậy mà nuôi con… (Ảnh minh họa)
Con sâu rượu râu xanh
Sống với nhau rồi chị mới biết anh có sở thích uống rượu. Gọi là sở thích thôi vì anh không nghiện, nhưng cứ khi nào có dịp gì vui là thế nào anh cũng phải lai rai tý rượu cho rôm rả. Tửu lượng của anh kém nên uống vài chén đã say, mà say thì anh phải quậy một lúc mới lăn ra ngủ. Lần đầu nhìn anh say, con gái chị sợ phát khiếp. Nhưng dần dần, cả hai mẹ con đều quen với điều đó, vì sau khi tỉnh rượu, anh lại là người hiền lành, chí thú làm ăn.
Chị có bầu – tin vui ấy không chỉ tuyệt vời với anh mà còn với cả con gái chị. Sau 9 tháng mang bầu, chị sinh hạ cho anh một thằng cu giống anh như đúc. Chẳng hạnh phúc gì bằng, bởi tuổi anh lúc đó đã gần 40, lấy vợ chưa kịp có con thì đã mỗi người đôi ngả. Thương vợ, anh một mình làm lụng hết việc nhà đến việc chăn nuôi, đồng áng… Con gái chị đã lớn, biết tự giác học hành và giúp mẹ thổi cơm, giặt quần áo, rửa bát…
Mùa Đông năm ấy, trời rét đậm, rét hại. Đàn vịt nhà chị chẳng may bị cúm chết sạch. Kinh tế gia đình đang chuẩn bị đi vào ổn định thì bị bị một vố nặng. Anh chạy đi vay tiền họ hàng để đầu tư vào vụ cá đầu Xuân thì chỉ một tháng sau đó, cá cũng chết hàng loạt chẳng rõ nguyên nhân Khó khăn chồng lên khó khăn.
Anh vốn trừ trước đến nay chỉ quen làm thợ xây, làm xong việc, ăn no, ngủ kỹ thì nay mắt hốc lại vì lo toan. Anh sinh ra cáu bắn và bữa cơm nào cũng phải có rượu để giải khuây. Uống đến ngà ngà say mà nỗi lòng chưa thể khuây là anh bắt đầu chửi đổng, chửi bâng quơ… Nuôi con nhỏ, mệt mỏi và lo nghĩ, chị cũng chẳng còn hứng thú gối chăn nên đáp lại anh có phần lạnh nhạt hơn trước. Còn anh thì đã quen với lửa hừng hực của vợ, nên cứ rượu say vào mà thấy chị không đáp lại là anh làm bằng được. Chống cự thì sợ con gái ở bên ngoài nghe thấy nên chị đành để mặc cho anh thỏa mãn. Một nỗi sợ từ đâu bỗng len lỏi trong đầu chị, như bóng ma thoắt ẩn, thoắt hiện.
Việc làm ăn đã xập xệ, anh mượn xe máy của một người bạn ra ngân hàng huyện để vay vốn sản xuất. Tiền chưa vay được thì khi anh ra về, chiếc xe đã không cánh mà bay… Tuy không phải đền xe cho bạn ngay, nhưng gần 20 triệu đồng đã qua cửa sổ… Cuộc sống gia đình càng thêm u ám.
Chán đời, anh ngập chìm trong rượu. Ban ngày uống say rồi anh chửi rủa, vẫn là chửi cuộc đời, nhưng nếu mẹ con chị có gì không vừa ý là anh cũng chẳng tha. Người đàn ông hiền lành khi sa cơ, lỡ vận này lại có nhược điểm là không thể tự mình đứng lên được. Ban đêm, khi mọi người đi ngủ hết, anh không chửi rủa mà tìm niềm vui trên thân thể vợ. Vừa thương vừa sợ chồng, chị cắn răng chịu đựng. Xấu chàng thì hổ ai, chị đã một lần đò, nay chẳng hay ho gì khi để hàng xóm biết gia đình lại lục đục, mâu thuẫn.
Chửi mãi cũng chán, anh bắt đầu động chân, động tay. Ban đầu thì là cái tát thôi, nhưng thấy chị không phản ứng gì, anh càng được đà, lấn tới. Tội nhất là chị chẳng làm gì sai. Con gái thấy mẹ bị cha dượng đánh, sợ quá khóc thút thít thì anh quay ra gây sự cả với bé con, cấm nó không được khóc – nếu còn chảy nước mắt sẽ bị ăn đòn. Con bé khiếp đảm nép vào lòng mẹ.
Cách đây ít hôm, anh lại uống rượu say rồi đánh chị vô cớ. Đánh vợ xong, anh lăn ra ngủ, chị thì ôm thằng cu sang gửi nhà nội rồi cắp nón ra lều cho vịt ăn và nhặt trứng cho phiên chợ hôm sau. Ra lều được khoảng 1 tiếng đồng hồ thì chị thấy ruột gan như có lửa đốt. Linh tính sắp có chuyện chẳng lành, chị tất tưởi đạp xe từ ngoài đồng về nhà. Nhà cửa vắng teo, ngoài sân lợn dũi, gà bới tanh bành… Bỗng con gái chị mặc độc chiếc quần, che người cái vỏ chăn lao ra từ trong buồng, vừa chạy vừa khóc.
Sau lưng nó, người chồng lâu nay đối xử tàn tệ với chị đang đuổi theo sau. Con gái thấy mẹ thì ôm chầm lấy, trốn ra sau lưng, mắt nhìn cha dượng đầy sợ hãi. Còn chị thì nhìn chằm chằm người chồng mắt còn đỡ đẫn vì rượu… Cuộc đời trước mắt chị như đêm tối mịt mùng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chiều không anh
Bỏ lại sau lưng những ồn ào, hối hả của Sài Gòn náo nhiệt. Em một mình lặng lẽ đến bờ sông... Đó là những chiều buồn và nhớ anh da diết, em chạy xe trong vô định và vô tình lạc đến nơi đây. Rồi từ đó, con sông này luôn là nơi lắng nghe và vổ về những nổi nhớ trong em.
Đó là những buổi chiều, bầu trời bàng bạc những áng mây, em thầm mong có anh bên cạnh. Được tựa đầu vào vai anh, được nhìn và được nghe anh nói
Đó là những buổi chiều chạy xe trên con đường ngạt ngào hương hoa Sữa, lại cồn cào một nổi nhớ về anh. Anh từng nói " Đa số những loài hoa màu trắng nở về đêm đều có hương rât thơm.."
Đó là những buổi chiều em trải lòng mình theo những tình khúc xa xưa, những bản tình ca sâu lắng, bỗng thấy lòng nhớ anh quá đỗi.
Không dể dàng gì gặp được người cùng hòa điệu với mình chung một nhịp như thế phải không anh? Em yêu anh là yêu chính con người của anh. Anh hợp em trong tính cách, anh đồng điệu cùng em trong sở thích. Em yêu nụ cười của anh rất duyên và ấm áp. Em thích nhìn sâu vào đôi mắt anh, đôi mắt có hồn, thiết tha triều mến.
Mỗi con phố em qua, mỗi con đường em đến đều dõi mắt mong chờ được thấy bóng hình anh.
Sài Gòn mưa buồn lắm, gió từ mặt sông mang theo hơi lạnh em vẫn không hay cơ thể mình đang buốt giá, bổng giật mình nghe mặn chát ở bờ môi.
Bến vắng chiều nay trơ trọi bóng hình em.....
Theo Ngôi Sao
Chúng ta cưới Hai người gặp nhau, yêu nhau, kết thúc là một đám cưới và dọn về sống chung một nhà. Từ đây họ tạo cho mình một tổ ấm riêng, với nhiều trách nhiệm hơn trước sự chứng kiến và chúc phúc của gia đình bè bạn. Kẹo lá dừa Có kẻ theo chồng với nụ cười nở trên môi, có kẻ ngậm ngùi...