‘Cha đỡ đầu’ của trẻ vùng biên
Những đứa trẻ vùng biên mồ côi, thiếu thốn trăm bề nên có nguy cơ nghỉ học đã được công an các xã của huyện Ngọc Hồi ( Kon Tum) đã nhận đỡ đầu.
Thiếu tá Thân Trọng Ninh và đồng đội đến nhà đón ‘con nuôi’ ra lớp.
Người cha của trẻ mồ côi
Ngày mưa, Thiếu tá Thân Trọng Ninh – Phó Trưởng Công an xã Sa Loong đến nhà đón Y Minh Hà và Y Minh Vân (cùng học lớp 4E, Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Sa Loong, huyện Ngọc Hồi) ra lớp. Do bà nội đi làm từ sớm nên “cha nuôi” phụ trách đón 2 em đến trường.
Cách đây 9 năm, mẹ của Y Minh Hà và Y Minh Vân chẳng may qua đời. 3 tháng sau, trong lúc đi nhổ cỏ mì thuê, cha của 2 em cũng đuối nước tử vong. Kể từ đó 2 đứa trẻ sống với bà nội Y Vốc (62 tuổi) ở căn nhà nhỏ tại thôn Bun Ngai (xã Sa Loong).
Mấy năm nay, sức khỏe yếu, chẳng ai thuê bà Vốc làm. Để có tiền nuôi hai cháu bà đi hái măng, mót mủ cao su kiếm được 20 – 30 nghìn đồng mỗi ngày. Chẳng đủ ăn, sợ cháu đói bà Vốc đành gửi 2 đứa trẻ vào nhà thờ nhờ các sơ chăm sóc.
Sau mấy năm vất vả, cái ăn cũng đủ dần, bà Vốc đón 2 cháu gái về nhà. 3 bà cháu nương tựa nhau sống qua ngày với những bữa cơm chỉ toàn là rau, hiếm lắm mới có thịt, cá. Vào tiểu học, ngoài giờ lên lớp Y Minh Hà và Y Minh Vân theo bà đi mót mủ, hái măng để có tiền lấp đầy chiếc bụng đói. Thấy bà già yếu, đau lưng… Hà và Vân cũng thay nhau nấu cơm, quét nhà để nội đỡ vất vả.
“Hà và Vân dù còn nhỏ nhưng hiếu thảo, thương mình lắm. Hai cháu mất cha mẹ khi quá sớm nên chẳng cảm nhận được tình thương gia đình. Có lúc hai cháu nhìn di ảnh của cha mẹ rồi hỏi “ai vậy bà”.
Bấy giờ mình chỉ biết ôm chúng khóc rồi vỗ về… là cha mẹ của các cháu đấy. Cha mẹ đang ở trên cao nhìn xuống và dõi theo các cháu mỗi ngày nên cố gắng học giỏi nhé…”, nói rồi bà Vốc bật khóc.
Thiếu tá Thân Trọng Ninh thăm hỏi, động viên 2 cô ‘con gái nuôi’.
Đầu năm 2020, hay tin hoàn cảnh của Y Minh Hà và Y Minh Vân mồ côi cha mẹ lại hiếu học, Công an xã Sa Loong nhận đỡ đầu cả hai chị em với kinh phí hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng.
Bước vào năm học 2023 – 2024, Công an xã cũng tặng mỗi em một bộ sách giáo khoa, vở, cặp, quần áo và giày dép trị giá 800 nghìn đồng/em. Toàn bộ kinh phí hỗ trợ do cán bộ, chiến sĩ Công an xã Sa Loong trích từ tiền lương đóng góp.
“Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng Mô hình ‘Đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn’ của Công an huyện Ngọc Hồi, đơn vị đã nhận đỡ đầu Y Minh Hà và Y Minh Vân. Chúng tôi mong rằng có thể quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ phần nào thiệt thòi cho 2 cháu.
Từ đó, 2 cô bé được nuôi dưỡng và phát triển trong môi trường sống an toàn, lành mạnh của gia đình, cộng đồng. Không chỉ nhận đỡ đầu hai cháu Hà và Vân, Công an xã Sa Loong còn thăm hỏi, tặng quà và mũ bảo hiểm cho học sinh khó khăn. Mỗi dịp 1/6, Tết Nguyên đán… những phần quà ý nghĩa, thiết thực cũng được trao đến học trò vùng biên”, Thiếu tá Thân Trọng Ninh cho biết.
Có quần áo, sách vở mới đến trường, Hà và Vân chẳng dấu được niềm vui và xúc động. Hà bảo rằng, cả hai chị em đều ước mơ làm cô giáo để sau này có thể về làng hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
“Không có cha mẹ đón đưa đi học như các bạn em cũng buồn lắm. Nhưng 2 chị em hạnh phúc vì có những người cha là các chú công an. Cha nuôi mua đồ đẹp, sách mới. Hai chị em sẽ cố gắng học thật giỏi”, Y Minh Hà thẹn thùng nói.
Ngồi bên cháu, bà Y Vốc với đôi mắt đỏ ửng chia sẻ “May mắn Công an xã lo lắng, quan tâm nên cuộc sống của 3 bà cháu mới bớt vất vả. Giờ tôi chỉ mong có sức khỏe để chăm lo cho 2 cháu thêm nhiều năm nữa. Các cháu còn quá nhỏ để có thể tự lo cho bản thân. Nếu tôi không còn, chẳng biết Hà và Vân bám víu vào đâu…”.
Công an xã Sa Loong thăm, tặng quà cho gia đình bà Y Vốc.
Công an xã Đăk Nông trao xe đạp điện cho Y Giang.
Viết tiếp ước mơ
Mấy tuần nay, hành trình đến trường của Y Giang (lớp 10A1, Trường THPT Phan Chu Trinh, huyện Ngọc Hồi) không còn vất vả khi em có chiếc xe đạp điện mới do Công an xã Đăk Nông trao tặng.
Video đang HOT
Y Giang là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Nhà có ít rẫy trồng mì nên cha mẹ Giang quần quật làm cả năm cũng chỉ đủ ăn. Cũng vì cuộc sống khó khăn nên anh trai Giang nghỉ học từ sớm đi làm thuê, còn chị gái đã yên bề gia thất.
Hè vừa rồi, cha mẹ quyết định để Giang nghỉ học. Nghe cha mẹ nói, nữ sinh khóc liền mấy đêm. Để có tiền cho các em tiếp tục đến trường, mấy tháng hè Giang theo cha mẹ đi cạo mủ cao su. 2 – 3 ngày mới cạo được ít mủ, bán được vài trăm nghìn đồng. Số tiền này, cả nhà tiết kiệm lắm mới đủ ăn và lo cho 2 em đến lớp.
“Khi nghe cha mẹ nói ‘nhà mình nghèo quá, nghỉ học con nhé’ em chỉ biết khóc và nghĩ rằng bản thân sẽ chẳng bao giờ được đến trường nữa. Dù rất mong được đi học, nhưng cha mẹ còn đang vất vả thì em chẳng dám ích kỷ nghĩ đến điều gì khác. Hai em của em còn nhỏ, chẳng thể làm thuê nên em nhường việc đến trường cho chúng”, Y Giang bộc bạch.
Hay tin Y Giang có nguy cơ không được đến trường, Công an xã Đăk Nông đã đến tận nhà vận động, cùng sẻ chia khó khăn với gia đình. Qua nhiều ngày tâm sự, cha mẹ nữ sinh cũng đồng ý cho con đi học trở lại. Thế nhưng, nhà cách trường khá xa nên nỗi lo về phương tiện cho cô bé đi học khiến mọi người đau đáu.
Muốn hành trình đến trường của “con nuôi” thuận lợi hơn, Công an xã Đăk Nông kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ cho Giang. Trong ngày khai giảng năm học 2023 – 2024 Giang được tặng chiếc xe đạp điện mới, viết tiếp ước mơ đến trường.
“9 năm liền em đều đi bộ đến trường. Năm nay lên cấp 3, trường cách nhà hơn 5km, nếu đi bộ thì em chẳng kịp giờ đến lớp. May mắn, các chú công an đã kêu gọi nhà hảo tâm tặng cho em chiếc xe đạp điện. Món quà này giúp quãng đường đến trường của em thuận lợi hơn.
Em rất xúc động và biết ơn các chú”, Y Giang tâm sự. Hỏi về ước mơ sau này, Y Giang cúi mặt xuống, lắc đầu chia sẻ: “Em chưa dám nghĩ về tương lai sau này, vì nhà nghèo quá nên được đi học ngày nào em trân trọng ngày ấy”.
Trung tá Nguyễn Ngọc Vang – Trưởng Công an xã Đăk Nông cho biết, nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của các em, đầu năm 2022 đơn vị đã nhận đỡ đầu em Y Giang và Y Pha (học sinh lớp 9) đến khi vào đại học. Mỗi năm, cán bộ và chiến sĩ Công an xã Đăk Nông sẽ trích tiền lương hỗ trợ 1,8 triệu đồng/trường hợp.
Trong đó, Giang luôn nỗ lực, vượt khó vươn lên trong học tập. Năm học 2022 – 2023, em đoạt giải Ba học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý. Việc nhận đỡ đầu sẽ hỗ trợ phần nào chi phí, động viên tinh thần để nữ sinh này tiếp tục cố gắng học tốt.
Thương bà vất vả, chị em Y Minh Hà và Y Minh Vân luôn cố gắng học thật giỏi.
“Trên địa bàn, 90% bà con là người dân tộc thiểu số, điều kiện sống rất khó khăn. Tuy nhiên, kinh phí của đơn vị còn hạn chế nên không thể nhận đỡ đầu nhiều em. Do đó, chúng tôi rất mong nhà hảo tâm chia sẻ, hỗ trợ để cán bộ, chiến sĩ có thể giúp đỡ thêm nhiều trường hợp khốn khó”, Trung tá Nguyễn Ngọc Vang nói.
Theo ông Vũ Việt Thắng – Phó phòng GD&ĐT huyện Ngọc Hồi, đầu năm học 2023 – 2024, công an các xã, thị trấn đã tổ chức thăm, tặng quà, gồm: Sách, vở, quần áo… cho các em được nhận đỡ đầu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ về vật chất, cán bộ chiến sĩ công an thường xuyên gặp gỡ, động viên các em chú tâm vào học tập, có ý thức chấp hành pháp luật, không sa vào con đường phạm tội.
“Cán bộ, chiến sĩ Công an không chỉ làm tốt công tác bảo đảm an ninh – trật tự mà còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương quan tâm, sẻ chia khó khăn với những mảnh đời bất hạnh. Nhận đỡ đầu các cháu mồ côi, khó khăn là việc làm hết sức ý nghĩa, đáng trân quý của lực lượng công an. Qua đó, tiếp thêm động lực để các em vững bước đến trường”, ông Thắng tâm sự.
Ông Nguyễn Chí Tường – Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho hay, mô hình đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Công an huyện Ngọc Hồi được triển khai từ đầu năm 2022. Đến nay, mô hình này đã và đang giúp đỡ 14 em có hoàn cảnh khó khăn.
Nhờ vậy, các em được hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, mô hình đã góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ Công an nhân dân nhân văn, vì dân phục vụ. Đồng thời thắt chặt quan hệ giữa công an và người dân tốt đẹp, bền chặt, gắn bó khăng khít hơn.
Ngọc Hồi là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum với hàng chục dân tộc sinh sống tại 8 xã, thị trấn, trong đó có 5 xã biên giới. Ngọc Hồi có vị trí chiến lược về chính trị – an ninh – quốc phòng và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh cũng như khu vực. Địa phương có đường biên giới tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.
Băng đảng máu lạnh bậc nhất ở Mexico: Viết lại cuộc chiến ma túy bằng máu
Ngay sau lễ rửa tội của con gái vào năm 1999, ông trùm của băng đảng ma túy khét tiếng Gulf có một hành động đầy bất ngờ: Lệnh cho vệ sĩ giết cha đỡ đầu của con gái.
Các thành viên băng đảng ma túy Los Zetas. Ảnh: The GrayZone
Từ thập niên 90, các băng đảng tội phạm ở Colombia, nơi sản xuất ma túy hàng đầu thế giới, thông qua Mexico để "tuồn" ma túy vào Mỹ. Điều này giúp các băng đảng ma túy Mexico giàu và quyền lực hơn nhờ khoản tiền khổng lồ từ việc bán ma túy. Nhưng nó cũng khiến các băng đảng này nảy sinh mâu thuẫn gay gắt về địa bàn, tàn bạo thanh trừng lẫn nhau. Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ cùng độc giả tìm hiểu về một số băng đảng ma túy "làm mưa làm gió" ở Mexico cũng như các ông trùm đứng sau giật dây.
Sau khi chào tạm biệt các vị khách mời tham gia lễ rửa tội, Osiel Cardenas Guillen, ông trùm của băng Gulf, ngồi vào ghế lái của chiếc Dodge Durango sang trọng. Cha đỡ đầu của con gái Guillen cũng là đối tác làm ăn lâu dài với tay trùm này ngồi ở ghế hành khách phía trước. Sau đó, Arturo Guzman Decenas, vệ sĩ của Guillen, bước lên xe và ngồi ở ghế sau. Không chút lưỡng lự, Guzman nổ súng bắn chết cha đỡ đầu của con gái ông trùm.
Vì đã ra lệnh giết bạn làm ăn lâu năm, Guillen còn được biết đến với biệt danh "Kẻ giết bạn". Cũng kể từ vụ việc đó, Guzman chiếm được sự tin tưởng của ông trùm băng đảng Gulf.
Sau vụ giết người đó, Guzman được gọi với cái tên "Z-1". Ít ai ngờ rằng, sau này, "Z-1" chính là người sáng lập ra Los Zetas (có nghĩa là nhóm Z) - băng đảng ma túy máu lạnh bậc nhất Mexico.
Khởi đầu từ một nhóm vệ sĩ cho trùm ma túy, sau 12 năm, Los Zetas phát triển thành một trong những băng đảng ma túy quyền lực nhất ở Mexico.
Thành viên đặc biệt
Các thành viên của Los Zetas được tuyển chọn kỹ lưỡng và có nguồn gốc từ quân đội Mexico. Ảnh minh họa: NG
Khi giành được quyền lực và sự công nhận ở bang Tamaulipas, Mexico, cuối thập niên 90, ông trùm Guillen của băng đảng Gulf vẫn chưa hết lo lắng. Băng đảng này vẫn còn nhiều đối thủ ở bang Tamaulipas mà Guillen cần "phải đánh bại hoặc ít nhất là cầu hòa".
Nhận thức được rằng tương lai sẽ nhuốm máu và bạo lực, Guillen cần một đội vệ sĩ tinh nhuệ. Gã hỏi Guzman về việc tìm ở đâu được những vệ sĩ đủ tiêu chuẩn thì nhận được câu trả lời táo bạo: Quân đội Mexico.
Thông qua các mối quan hệ, Guzman khéo léo thuyết phục 31 binh sĩ Mexico rời quân đội để về dưới trướng của hắn với nhiệm vụ bảo vệ tính mạng cho Guillen.
Một số binh sĩ Mexico mà Guzman liên hệ từng hoạt động trong đơn vị đặc nhiệm Mexico Grupos Aeromoviles de Fuerzas Especiales, vốn được huấn luyện chuyên nghiệp. Tất cả các thành viên mới được trang bị tốt để thành lập một đội quân ma túy bán quân sự, lấy tên là Los Zetas, có nhiệm vụ bảo vệ và tuân theo mệnh lệnh của ông trùm băng đảng Gulf.
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của Los Zetas là từ năm 1997 đến tháng 10/2004, với 2 vai trò chính: Bảo vệ Guillen và săn lùng băng đảng đối thủ.
Arturo Guzman (Z-1), Rogelio Gonzalez Pizana (Z-2), và Heriberto Lazcano (Z-3) - 3 nhân vật quyền lực nhất của Los Zetas khi đó - lãnh đạo hầu hết các cuộc săn lùng rồi xử tử thành viên băng đảng đối thủ của Gulf ở bang Tamaulipas. Các hoạt động này giúp đảm bảo Gulf là băng đảng ma túy mạnh nhất ở bang Tamaulipas và khu vực dọc bờ biển vùng Vịnh của Mexico.
Quá trình huấn luyện khắt khe của Los Zetas đảm bảo tỷ lệ thành công cao trong hoạt động thanh trừng đối thủ. Các hoạt động này thường kết thúc với hành động man rợ. Những kẻ đứng đầu Los Zetas cho rằng: Nếu đối thủ sợ hãi "uy danh" thì chúng không cần phải động chân tay cũng thắng.
Huấn luyện theo phong cách quân sự là nền tảng cho thành công ban đầu của Los Zetas. Sự hiện diện của nhóm này trong hệ thống tội phạm Mexico khiến các băng đảng đối thủ phải thay đổi và khắt khe hơn trong việc chiêu mộ, huấn luyện thành viên. Nếu không, họ chỉ "còn nước chết" khi đối đầu với các thành viên Los Zetas đầy bạo lực và được đào tạo bài bản.
Khi củng cố kiểm soát bờ biển vùng Vịnh Mexico, Los Zetas ngày càng lớn mạnh. Đầu năm 2002 tới cuối năm 2004 là một khoảng thời gian quan trọng với nhóm này khi trải qua giai đoạn "tiến hóa" làm thay đổi cấu trúc cơ bản của một đội quân bán quân sự.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, Gulf và Zetas gặp phải những tổn thất không nhỏ. Ngày 21/11/2002, Arturo Guzman (Z-1) bị bắn chết trong một cuộc đấu súng với binh sĩ Mexico ở thành phố Matamoros (bang Tamaulipas). Chưa đầy 4 tháng sau, quân đội Mexico bắt giữ ông trùm Guillen vào ngày 14/3/2003. Cựu cảnh sát Eduardo Costilla (El Coss) và Antonio Cardenas, anh trai của Guillen, nắm quyền ở băng đảng Gulf sau khi Guillen ngồi tù.
Z-1 không còn, Los Zetas do Heriberto Lazcano (Z-3) cầm đầu. Là một kẻ bạo lực và tính toán lạnh lùng, Z-3 được gọi với biệt danh "Đao phủ".
Khi Guillen ngồi tù, băng đảng Gulf suy yếu. Los Zetas bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo, từ 2004 - tháng 1/2010.
"Cuộc ly hôn" với băng đảng Gulf
Một thành viên băng đảng Gulf. Ảnh: El Blog del Narco
Từ tháng 10/2004, Los Zetas bắt đầu một ngã rẽ mới: Tách khỏi băng Gulf. Z-3 liên hệ với các mối quan hệ trong quân đội để thiết lập các kênh chiêu mộ bí mật, đồng thời tăng cường số lượng trại huấn luyện ở bang Tamaulipas. Tại các trại huấn luyện, "tân binh" được dạy kiến thức cơ bản về chiến thuật tác chiến đơn vị nhỏ, cách sử dụng súng và thông tin liên lạc. Z-3 còn giám sát sự phát triển của một mạng lưới vô tuyến bí mật.
Tân chỉ huy của Los Zetas đã mở rộng các hoạt động phi pháp để tạo doanh thu, ngoài việc tống tiền. Một trong số đó là việc thiết lập nhiều chốt kiểm soát dọc các tuyến đường buôn ma túy. Tại các chốt này, những tổ chức buôn ma túy nhỏ hơn phải trả phí để được "bảo kê" trên tuyến đường vận chuyển an toàn.
Z-3 còn củng cố một hệ thống kế toán để sau này trở thành "xương sống" cho các hoạt động phi pháp của Los Zetas trên khắp Mexico và Trung Mỹ. Dù có tầm nhìn xa trông rộng hay không, Z-3 vẫn hiểu rằng sức mạnh của Los Zetas sẽ liên quan trực tiếp đến khả năng kiếm tiền và "rửa tiền" của nhóm này. Hơn hết, việc này cũng giúp Los Zetas vẫn hoạt động trơn tru khi tách khỏi Gulf.
Khi Gulf và Los Zetas ngày càng xa xách, El Coss, thủ lĩnh của Gulf, quyết định ra lệnh bắt cóc và sát hại một chỉ huy của Los Zetas ở thành phố Reynosa.
Miguel Trevino, thủ lĩnh thứ hai của Los Zetas, đòi El Coss thả người nhưng bị từ chối. Xung đột xảy ra giữa Los Zetas và Gulf. Cuộc đối đầu này là khởi nguồn của giai đoạn thứ 3, đánh dấu sự phát triển độc lập của Los Zetas và sự suy yếu của Gulf.
Cuộc chiến ở phía bắc và sự bành trướng
Miguel Trevino - thủ lĩnh thứ hai của Los Zetas. Ảnh: Getty
Sau sự chững lại ban đầu khi phải đối phó với tay chân của El Coss, Los Zetas quay trở lại thế giới ngầm tội phạm với nhiều căn cứ được thiết lập vững chắc ở các thành phố Nuevo Laredo, Fresnillo, Veracruz (Mexico) và thành phố Coban (Guatemala). Cuối năm 2010, Los Zetas bắt tay trở lại với hoạt động tống tiền, thu thuế và buôn bán ma túy.
Khi tách khỏi Gulf để tạo thành một băng đảng ma túy riêng, Los Zetas gặp bất lợi vì không có các mối liên hệ buôn bán ma túy ở Colombia và một số quốc gia lân cận.
Miguel Trevino, thủ lĩnh thứ hai của Los Zetas, chính là nhân tố thúc đẩy băng đảng này chuyển hướng sang buôn bán cocaine. Nguyên nhân là vì Trevino đang kiểm soát khu vực buôn lậu được cho là có giá trị nhất ở châu Mỹ thời điểm đó: Nuevo Laredo. Thành phố nằm ở bang Tamaulipas của Mexico gần tuyến đường cao tốc I-35 dẫn tới một trong những điểm nóng ma túy ở Mỹ: Thành phố Chicago.
Cuối năm 2011, bất chấp các cuộc xung đột vẫn diễn ra với băng đảng Gulf, các nhà phân tích Mexico cho rằng Los Zetas đã vượt mặt băng đảng này để trở thành băng đảng tội phạm quyền lực thứ 2 ở Mexico, chỉ chịu đứng sau băng Sinaloa của trùm ma túy El Chapo.
Mâu thuẫn nội bộ
Bên trong băng đảng Los Zetas tồn tại mâu thuẫn dẫn đến tranh giành quyền lực. Ảnh minh họa: IMS
Trong các năm 2010 và 2011, Los Zetas vượt qua được các cuộc tấn công quy mô và có hệ thống của các băng đối địch cũng như chính phủ Mexico.
Tầm nhìn chiến lược của thủ lĩnh Heriberto Lazcano (Z-3) và khả năng chịu đựng tổn thất của băng đảng này là các lý do khiến Los Zetas tồn tại dai dẳng.
Tuy nhiên, trận chiến lớn nhất của Los Zetas không phải là đối đầu với băng đảng Sinaloa mà có lẽ là giữa 2 thủ lĩnh hàng đầu của băng đảng này.
Miguel Trevino, thủ lĩnh số 2 của Los Zetas, là một cựu cảnh sát ở thành phố Nuevo Laredo. Tên này được xem là một thủ lĩnh bốc đồng. Trong khi đó, Heriberto Lazcano, thủ lĩnh số 1 của Los Zetas, lại là kẻ có đầu óc chiến lược, tập trung vào hoạt động chiêu mộ, đào tạo thành viên mới để tồn tại.
Sự khác biệt đó khiến 2 thủ lĩnh hàng đầu của Los Zetas ngày càng "không hợp nhau". Một số nguồn tin giấu tên cho rằng Trevino không thỏa mãn với vị trí thủ lĩnh thứ 2.
Một loạt vụ bắt giữ các thành viên cấp cao của Los Zetas dưới trướng Lazcano được cho là do Trevino chỉ điểm, nhằm làm suy yếu thế lực của thủ lĩnh số 1.
Trong khi đó, tương lai của Los Zetas cũng mờ mịt khi bị chính quyền Mexico nhắm tới. Los Zetas được dự đoán sẽ bị chia rẽ thành 3 tổ chức tội phạm: Los Zetas miền Bắc, Los Zetas miền Trung và Los Zetas Guatemala. Trong bối cảnh đó, Mexico có thể phải chứng kiến các cuộc thanh trừng đẫm máu khi thủ lĩnh các tổ chức tội phạm trên tranh giành quyền lực.
Cuộc chiến ma túy ở Mexico
Theo Adam Waters, một học giả nghiên cứu về lịch sử Mỹ Latinh tại Đại học Brown (Anh), các băng đảng ma túy đã tồn tại ở Mexico trong nhiều năm nhưng chỉ trở nên khét tiếng và tàn bạo từ thập niên 90.
Trong thời gian đó, chính phủ Mỹ tập trung phần lớn nỗ lực trấn áp ma túy nhằm vào các băng đảng Colombia thông qua một số hoạt động như "Kế hoạch Colombia". Chính sách đó của Mỹ ở Colombia thu được những kết quả nhất định khi các băng đảng khét tiếng tại đây như Medellin hay Cali bị tan rã.
Tuy nhiên, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", các băng đảng ma túy mới nổi ở Colombia chuyển sang sử dụng các tuyến đường vận chuyển an toàn hơn ở Mexico để "tuồn" ma túy vào Mỹ.
Từ đây, hoạt động buôn bán ma túy có tổ chức hình thành ở Mexico.
Trong thập niên 90, có 3 băng đảng khét tiếng nổi lên ở Mexico: Gulf, Sinaloa, và Juarez. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng ma túy (chủ yếu là cần sa và cocaine) đã mang về lợi nhuận khổng lồ cho các băng đảng ma túy này.
Theo một bài viết trên New York Times năm 2012, mỗi năm, băng đảng Sinaloa có doanh thu từ các hoạt động phạm pháp là khoảng 3 tỷ USD. Tiền đã biến các băng đảng ma túy từ những nhóm buôn lậu liên kết lỏng lẻo thành các tổ chức tội phạm quy mô với hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ buôn lậu ma túy.
Các băng đảng ma túy Mexico bắt đầu thuê hoặc tuyển mộ những "đội quân" liều lĩnh để bảo vệ địa bàn làm ăn. Các băng đảng ngày càng trở nên bạo lực hơn khi sự tranh giành nguồn hàng, địa bàn và khách hàng ngày càng gay gắt.
Thời gian đó, các băng đảng ma túy Mexico đã liên kết với các băng đảng tội phạm đường phố và những kẻ buôn người ở Mỹ để đảm bảo phân phối ma túy trên khắp nước Mỹ.
Tới những năm 2000, sự thống trị của 3 băng đảng khét tiếng ở Mexico gặp phải một "kẻ thách thức": Băng đảng mới nổi Los Zetas. Khởi đầu là một nhóm phục vụ dưới trướng của băng đảng Gulf, Zetas sau đó tách ra và quyết định tự buôn bán ma túy. Bước ngoặt này không làm thay đổi cách thức và bản chất của Zetas, vốn rất tàn bạo. Trên tất cả, chính Zetas là băng đảng viết lại cuộc chiến ma túy bằng máu, biến hoạt động của các băng đảng ma túy đơn thuần từ mua bán ma túy kiếm lời phát triển thành bắt cóc, tra tấn, buôn người và giết người man rợ.
Anh thợ xây hiền lành và 1kg ma túy đá trong thùng gạo Dưới vỏ bọc là người thợ xây hiền lành, đối tượng Hà Văn Hòa đã nhận 1kg ma túy đá để đưa về nhà cất giấu trong thùng gạo. Ngày 21-1, Công an huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho biết đã chuyển hồ sơ vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy, đối tượng Hà Văn Hòa (38 tuổi, trú thôn...