Cha đẻ ngành phụ khoa hiện đại tiến hành thí nghiệm trên nô lệ
Dù góp công lớn cho y học, J. Marion Sims ở thế kỷ 19 đến nay vẫn bị chỉ trích vì thí nghiệm trên phụ nữ nô lệ da màu.
Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ J. Marion Sims (1813-1883) được coi như cha đẻ ngành phụ khoa hiện đại. Ông có công sáng tạo kỹ thuật điều trị rò bàng quang âm đạo, phát minh chiếc banh mỏ vịt và tư thế Sims để kiểm tra âm đạo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Sims đạt được những thành tựu này nhờ thí nghiệm trên nô lệ.
Cụ thể, từ năm 1845 đến 1849, Sims đã tiến hành phẫu thuật không gây mê trên 12 phụ nữ nô lệ da màu. Trong số này, ông chỉ tiết lộ danh tính ba người là Lucy, Anarcha, Betsey. Anarcha dường như bị thí nghiệm nhiều nhất với 30 lần mổ.
Chân dung bác sĩ J. Marion Sims. Ảnh: Wikipedia.
Nhà sử học G.J. Barker-Benfield là người đầu tiên chỉ trích việc thí nghiệm lên nô lệ của Sims. Trong cuốn sách The Horrors of the Half-Known xuất bản năm 1976, Barker-Benfield nhận xét Sims “tích cực và mạo hiểm phẫu thuật cơ quan sinh dục của phụ nữ” nhằm mục đích tư lợi. Thực tế, chính Sims từng thừa nhận ông đến với phụ khoa vì nghĩ rằng mình sẽ nổi tiếng và giàu có.
Đáp lại chỉ trích của Barker-Benfield, tại cuộc họp năm 1978 của Hiệp hội Phụ khoa Mỹ, nhiều bác sĩ đứng lên bảo vệ Sims. Bác sĩ Irwin Kaiser khẳng định Sims, bằng các thí nghiệm của mình, đã giúp đỡ phụ nữ nô lệ. Lucy, Anarcha, Betsey đều được chữa khỏi chứng rò bàng quang âm đạo, một biến chứng dễ xảy ra khi thời gian chuyển dạ quá dài. Chứng rò bàng quang âm đạo khiến bệnh nhân xấu hổ vì không thể kiểm soát tiểu tiện.
“Những phụ nữ ấy bị xã hội ruồng bỏ. Về lâu dài, họ có lý do để mang ơn Sims”, bác sĩ Kaiser nói. Ông đồng thời ca ngợi Sims là “sản phẩm của thời đại”. Tất nhiên, lời bào chữa của các bác sĩ không đủ để dập tắt những lời chỉ trích Sims.
Những năm gần đây, một trong những người tích cực bảo vệ di sản của Sims là Lewis Wall, bác sĩ phẫu thuật kiêm nhà nhân chủng học từ Đại học Washington. Wall đã tới Châu Phi để thực hiện ca phẫu thuật rò bàng quang âm đạo do Sims tiên phong và tận mắt chứng kiến sự khác biệt mà phương pháp này tạo ra đối với cuộc sống của người phụ nữ.
“Các nhà phê bình hiện đại đã hạ thấp nỗi đau của bệnh nhân rò bàng quang âm đạo”, ông Wall viết trong một bài báo năm 2006. “Các bằng chứng cho thấy các bệnh nhân ban đầu của Sims tự nguyện phẫu thuật để chữa bệnh. Thời điểm đó, không có liệu pháp nào khả thi cho chứng rò bàng quang âm đạo.”
Ông Wall cũng phản biện về việc Sims không sử dụng thuốc gây mê với bệnh nhân da màu. Năm 1845, gây mê chưa phổ biến và đôi khi các bác sĩ cố tình không dùng thuốc mê để bệnh nhân tỉnh táo hơn.
Deirdre Cooper Owens, nhà sử học tại trường cao đẳng Queens lập luận sự nghiệp của Sims phát triển nhanh là nhờ tiếp cận với nô lệ. Tuy nhiên, thay vì lên án Sims, bà Owens chỉ đề nghị chuyển sự tập trung, ca ngợi từ bác sĩ sang bệnh nhân bởi bệnh nhân, đối tượng sẵn sàng chấp nhận thí nghiệm, chính là những anh hùng bị lãng quên. Thiếu họ, y học sẽ mãi giậm chân tại chỗ.
Ngày nay, dù vẫn được công nhận góp công lớn cho y học, danh tiếng của Sims bị sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2006, Đại học Alabama loại bỏ bức tranh mô tả Sims là một trong những “người khổng lồ” ngành y. Tháng 4/2018, thành phố New York di dời bức tượng J. Marion Sims khỏi Công viên Trung Tâm và chuyển tới nghĩa trang Green-Wood, nơi chôn cất bác sĩ. Tại đó, bệ bức tượng bị hạ thấp và dán lên tấm bảng chú thích, trong đó đề cập tới Lucy, Anarcha, Betsey cùng những phụ nữ nô lệ mà Sims đã thí nghiệm.
Video đang HOT
Lan Phương
Theo Atlantic
'Cuộc chiến' sau 0 giờ của các bác sĩ
0 giờ. Phòng mổ số 5 đèn điện bật sáng trưng. Ba "thiên thần áo trắng" chụm đầu vào nhau chăm chú vào từng đường dao, mũi khâu... Bên cạnh họ có rất nhiều máy móc, dây nhợ loằng ngoằng và những tiếng tít tít đầy ám ảnh....
Ca mổ sau 0 giờ của êkip bác sĩ Nguyễn Hiền (Bệnh viện Nhi Đồng 2). Với bệnh nhân là trẻ nhỏ, có bé chỉ nặng vài ký lô, đó chính là thách thức với bác sĩ phẫu thuật - Ảnh: CTV
Đó là một ca mổ cứu sống người bệnh sau 0 giờ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).
Khác hẳn với những ca mổ thông thường, mổ sau 0 giờ thường là ca bệnh diễn tiến nguy hiểm, các ca tai nạn thương tích nặng nề.
Tính mạng của người bệnh như "đèn treo trước gió" buộc người bác sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc "phải mổ".
Ca mổ đặc biệt
Có đứng trong phòng mổ vào lúc nửa đêm về sáng mới thấy những người khoác áo blouse trắng là những "chiến binh" thật sự. Họ phải chiến đấu với cơn buồn ngủ, với sinh tử của bệnh nhân và cả chính bản thân mình để đưa ra một quyết định chính xác, có lợi nhất cho người bệnh.
"Một điều đặc biệt là bệnh nhân là trẻ nhỏ, sức chiến đấu không nhiều như người lớn, có bé chỉ nặng vài ký lô hay chỉ mới vài tuần tuổi" - bác sĩ Nguyễn Hiền, khoa ngoại tổng quát, nói.
Mới dịp tết vừa qua, các bác sĩ khoa ngoại lại thêm một lần quặn thắt khi chứng kiến một người mẹ còn rất trẻ, một mình ôm con trai 9 tháng tuổi vào bệnh viện lúc rạng sáng. Những cơn nôn ói kéo dài khiến cơ thể bé dần suy kiệt sức lực.
"Cháu bé bị tắc ruột, nếu không xử trí nhanh ruột sẽ vỡ có thể gây nhiễm trùng vùng bụng, nhiễm trùng máu và tử vong", bác sĩ Hiền chia sẻ.
Lúc có kết quả kiểm tra bước đầu, đồng hồ đã điểm 2h sáng ngày mùng 3 tết. Trầm ngâm giây lát, bác sĩ Hiền quyết định "phải mổ". Phòng mổ được cấp tốc chuẩn bị.
Lúc phẫu thuật mở vùng bụng, ekip mổ còn phát hiện ruột của bé dính chặt vào nhau, gập góc gây thiếu máu nuôi.
Vậy là ekip bác sĩ Hiền tỉ mỉ gỡ các đoạn ruột dính, rồi vuốt cho ruột thông trở lại.
Lúc gần mổ xong, dụng cụ giữ vết mổ bất chợt bị tuột. Máu văng vào mắt, bác sĩ Hiền cùng ekip nhìn nhau, bình thản xịt nước muối rửa mắt rồi tiếp tục công việc cho đến khi ca mổ hoàn thành.
"Gần 3 tiếng căng thẳng, chúng tôi đã giành lại sự sống cho cháu bé" - bác sĩ Hiền nói.
"Không có cơ hội... ngủ"
Mới đây thôi, một phép mầu kỳ diệu lại đến với cô bé chưa đầy 3 tháng tuổi. Bé được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 khi sắp bước qua ngày mới trong tình trạng hôn mê, sốc mất máu, da đầu sưng phồng.
Trước đó, một tai nạn hi hữu đã xảy ra: Ba của bé trong lúc rướn người lấy áo trên tủ vô tình kéo theo chiếc điện thoại rơi trúng đầu con đang nằm phía dưới.
Ekip bác sĩ Mỹ phẫu thuật cứu sống cô bé 3 tháng tuổi bị nạn hi hữu: điện thoại rơi trúng đầu gây chấn thương sọ não - Ảnh: CTV
Độ cao cùng với trọng lượng của chiếc điện thoại đủ làm cho xương sọ bé, vốn còn rất mỏng manh, bị chấn thương nghiêm trọng. Sau hồi khóc thét, bé lịm dần, lịm dần...
Cuộc phẫu thuật giành lại sự sống cho bé đúng nghĩa như một "cuộc chiến" thực sự bởi những tổn thương vô cùng phức tạp.
Vỡ sọ, mất máu, tụt huyết áp, rối loạn đông máu, giãn đồng tử... liên tục uy hiếp, đẩy bé vào tình huống "thập tử nhất sinh". Thế nhưng nhờ sự nỗ lực tới cùng của ekip bác sĩ Lê Quang Mỹ - khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 2), cháu bé đã hồi sinh ngoạn mục.
Một tuần sau ngày phẫu thuật, bác sĩ Mỹ vui vẻ thông báo cháu bé đã tự thở được và ra khỏi phòng hồi sức. Đôi mắt đờ đẫn ngày nào nay đã linh hoạt trở lại và đôi môi đã biết chép chép mỗi khi bú sữa mẹ.
Bác sĩ Mỹ kể nhiều năm đứng mổ lúc rạng sáng anh vẫn thường gặp chuyện đang mổ cho ca này thì được báo có thêm một ca khác cần hội chẩn.
"Tôi cố gắng làm mọi thứ vì người bệnh, không bỏ sót một hi vọng nào. Sau mỗi ca phẫu thuật, vì quá mệt chúng tôi gục luôn xuống bàn hay nằm trên băng ca để ngủ nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì người bệnh được hồi sinh" - bác sĩ Mỹ chia sẻ.
Suốt bao năm gắn bó với nghề, bác sĩ Hiền bảo rằng đã trải qua vô số ca mổ vào thời khắc đặc biệt - sau 0 giờ. Với anh, dù có buồn ngủ thế nào bác sĩ cũng phải tỉnh táo. Bởi "trước sinh tử của bệnh nhân, chúng tôi không có cơ hội để buồn ngủ" - bác sĩ Hiền tâm sự.
Mổ hay không mổ?
Đến bây giờ, BS Phạm Ngọc Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 - còn nhớ một ca bị tai nạn giao thông được Bệnh viện Nhi Đồng Nai chuyển đến trong tình trạng rất nguy kịch.
Vết thương nằm ngay vùng chẩm, máu tuôn ồ ạt, sinh hiệu rớt liên tục, nguy cơ tử vong rất cao.
"Mổ luôn đi anh", giọng một bác sĩ trẻ hối thúc.
Nhưng không, sau phút trầm ngâm, trưởng tua trực lúc bấy giờ là bác sĩ Thạch quyết định chuyển qua hồi sức.
Ca phẫu thuật sau đó vô cùng căng thẳng nhưng cứu sống được người bệnh nhờ sự quyết đoán bởi trong phẫu thuật mất máu luôn là một nỗi ám ảnh.
"Phẫu thuật là trò chơi của khoảnh khắc. Chúng tôi phải cố gắng hết sức và phải đặt niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân và người bệnh" - BS Thạch nói.
HOÀNG LỘC
Theo tuoitre
Công nghệ VR có thể giảm đau cho bệnh nhân Công nghệ thực tế ảo (Vitual Relity - VR) đang nhanh chóng trở thành một công cụ được nhiều nhà cung cấp thử nghiệm và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thị trường chăm sóc sức khỏe. Ảnh: VRSCOUT Được biết, VR gần đây đã bắt đầu được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu thuật ở Texas và...