“Cha đẻ” kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm qua đời
Giáo sư Robert Edwards, người đi tiên phong trong kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm, vừa qua đời ở tuổi 87. Ông chính là người đã đem đến niềm vui, hạnh phúc cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.
Giáo sư Robert Edwards đã có cống hiến lớn cho nhân loại
35 năm trước, giáo sư Edwards từng khiến cả thế giới phải sửng sốt khi các nghiên cứu của ông cùng tiến sỹ Patrick Steptoe đã giúp cho ra đời cô bé Louise, em bé đầu tiên được ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trước đó bố mẹ cô bé đã chạy chữa suốt 9 năm trời nhưng không thể sinh con và quyết định đăng ký tham gia thí nghiệm của giáo sư Edwards.
Kể từ đó đến nay, kỹ thuật trên đã giúp cho ra đời hơn 5 triệu em bé trên toàn thế giới trong đó mỗi năm ở Anh có khoảng 180.000 em bé được sinh ra theo cách này. Với những cống hiến này, vị giáo sư của đại học Cambridge đã được trao giải Nobel y học năm 2010 và nhận tước Hiệp sỹ của hoàng gia Anh năm 2011.
Theo hãng tin BBC, giáo sư Edwards đã qua đời trong khi ngủ sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.
Phát biểu trước báo giới, Louise Brown, nay đã là một bà mẹ 35 tuổi, khẳng định: “Tôi luôn xem Robert Edwards giống như ông nội mình. Công trình của ông cùng với tiến sỹ Patrick Steptoe, đã đem hạnh phúc và niềm vui tới hàng triệu người trên khắp thế giới khi giúp họ có con. Tôi mừng vì ông đã kịp nhận giải Nobel cho công trình của mình và di sản của ông sẽ tiếp tục sống mãi khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện trên khắp thế giới”.
Video đang HOT
Giáo sư Peter Braude, giáo sư danh dự ngành sản phụ khoa tại đại học Nhà vua của London thì khẳng định: “Hiếm nhà sinh vật học nào có nhiều đóng góp và ảnh hưởng tích cực tới nhân loại như vậy. Sự nhiệt huyết vô hạn của Bob, những ý tưởng cách mạng của ông cùng sự cam chịu bất chấp chỉ trích từ dư luận, đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người bình thường, những người giờ đây đang hưởng niềm vui khi có con”.
Theo Dantri
Cha đẻ của kỹ thuật ghép thận qua đời
Tiến sỹ Joseph E. Murray, người từng đoạt giải Nobel y học năm 1990 và cũng là người đầu tiên thực hiện một ca ghép thận thành công trên người vừa qua đời ngày 26/11 tại Boston, Mỹ.
Theo hãng tin AP, vị tiến sỹ đã qua đời ở tuổi 93 sau khi bị đột quỵ tại nhà riêng ở ngoại ô thành phố Boston, Mỹ. Ông từng được cả thế giới biết đến năm 1954 khi là người đầu tiên thực hiện thành công một ca ghép thận. Với những đóng góp của mình cho y học thế giới, năm 1990 ông đã được trao giải Nobel y học.
Tiến sỹ Joseph E. Murray - cha đẻ của kỹ thuật ghép thận
Kể từ sau ca ghép thận đầu tiên giữa một cặp anh em song sinh do ông Murray thực hiện, đến nay hàng trăm nghìn ca cấy ghép các bộ phận khác nhau trên cơ thể đã được thực hiện trên khắp thế giới. Năm 1990 ông cùng nhận giải Nobel y học với tiến sỹ E. Donnall Thomas, người đã có công trình nghiên cứu cấy ghép tủy xương.
"Giờ đây ghép thận được xem như một công việc bình thường", Murray phát biểu với tờ New York Times sau khi giành giải Nobel. "Nhưng ca đầu tiên thì không khác nào chuyến bay vượt đại dương của Lindbergh".
Thành công đột phá của Murray từng khiến ông chịu nhiều chỉ trích từ nhiều nhóm tôn giáo. Một số người "cho rằng chúng ta đang thực hiện công việc của Chúa và rằng không nên làm những việc này, hoặc thí nghiệm trên cơ thể người", ông Murray phát biểu trên AP trong cuộc phỏng vấn năm 2004.
Trước đó vào đầu những năm 1950, chưa một ai có thể thực hiện ghép tạng thành công trên cơ thể người. Murray cùng các cộng sự tại bệnh viện Peter Bent Brigham ở Boston, ngày nay là viện Brigham & Women's Hospital, đã phát triển một kỹ thuật phẫu thuật mới dựa trên việc cấy ghép thận thành công trên chó.
Và tháng 12/1954, họ đã tìm được những bệnh nhân phù hợp là Richard Herrick, 23 tuổi, người đang bị suy thận giai đoạn cuối và người anh em song sinh của Richard là Ronald. Do hai người này có cùng cấu trúc gen nên ca cấy ghép tránh được trở ngại lớn nhất là sự đào thải của hệ miễn dịch người nhận.
Cặp song sinh đầu tiên được ghép thận thành công
Sau ca phẫu thuật Richard đã sống với một quả thận của Ronald và sống được thêm 8 năm, kết hôn với một y tá đồng thời có 2 con. Trong vài năm sau đó ông Murray tiếp tục thực hiện các ca cây ghép tương tự trên các cặp song sinh cùng trứng cũng như những người song sinh không cùng trứng.
Năm 1959, một bệnh nhân được ghép thận từ người anh em song sinh không cùng trứng đồng thời được xạ trị và cấy ghép tủy để hạn chế hiện tượng đào thải, đã sống được thêm 29 năm. Đến năm 1962, ông Murray cùng cộng sự đã thực hiện thành công ca ghép tạng giữa hai người hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Bệnh nhận 23 tuổi có tên Mel Doucette, nhận một quả thận từ một người đàn ông đã qua đời.
Những năm sau đó ông Murray tiếp tục sự nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ và cấy ghép. Ông có một niềm tin riêng của mình. "Công việc cũng chính là cầu nguyện", ông phát biểu trên tờ báo của đại học Havard năm 2001. "Mỗi sáng tôi thức dậy và đều tâm niệm cống hiến cho tạo hóa".
Vị tiến sỹ y khoa bắt đầu thấy thích thú với công việc cấy ghẹp tạng khi đang phục Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó ôgn làm việc tại viện Valley Forge General Hospital tại Pennsylvania và thường cấy ghép da cho các binh lính bị thương ở chiến trường.
"Sự đào thải chậm đối với da cấy ghép khiến tôi thích thú", Murray viết trong đoạn tự truyện chuẩn bị cho lễ trao giải Nobel. "Làm sao cơ thể người phân biệt được đâu là da của mình và đâu là da người khác?".
Và sau đó ông nhận ra rằng càng những người có quan hệ họ hàng gần gũi, quá trình đào thải càng diễn ra chậm hơn. Trong khi da của những người song sinh cùng trứng thì sẽ hoàn toàn được chấp nhận. Murray khẳng định đó chính là "lực đẩy" đối với nghiên cứu của ông về ghép tạng.
Theo Dantri
Lần đầu tiên bán đấu giá huy chương Nobel Tấm huy chương Giải Nobel đã được trao cho tiến sĩ Francis Crick (Ảnh: CBS NEWS) Tấm huy chương Nobel trao cho nhà nghiên cứu người Anh Francis Crick (1916-2004) vào năm 1962 vì công trình khám phá cấu trúc ADN sẽ được bán đấu giá ngày 10/4 tới ở thành phố New York (Mỹ). Theo hãng tin IANS, đây là lần đầu...