‘Cha đẻ’ khẩu AK-47 lừng danh qua đời ở tuổi 94
Mikhail Kalashnikov, nhà thiết kế mẫu súng tiểu liên AK-47 lừng danh mang tên ông, đã qua đời vào ngày 23.12 ở tuổi 94.
Mikhail Kalashnikov cầm một khẩu súng AK-47 trong một buổi triển lãm súng – Ảnh: Reuters
Số lượng súng trường tự động Kalashnikov, hay còn gọi là súng AK, hiện có lên đến hàng chục triệu cây và là loại súng được dùng nhiều nhất trên thế giới trong các cuộc chiến tranh ở nửa sau thế kỷ 20, theo tạp chí Time.
Đài Tiếng nói nước Nga cho biết các biến thể AK-47 đã và đang được trang bị trong quân đội ở hơn 100 quốc gia.
Xuất thân là một người lính xe tăng, ông Kalashnikov giới thiệu mẫu thiết kế súng của mình trong một cuộc thi thiết kế mẫu súng mới cho bộ binh Liên Xô, trong giai đoạn đầu của Đệ nhị Thế chiến.
Đó chính là mẫu AK-47 với thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng, dễ bảo quản.
AK-47 cũng được sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là loại vũ khí phổ biến nhất thế giới, nằm trong danh mục các sáng chế nổi bật của thế kỷ 20. Trên thế giới hiện có hơn 150 triệu khẩu AK-47.
Cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn đảm nhiệm vai trò thiết kế trưởng của Hãng vũ khí Izhmash, Tiếng nói nước Nga cho hay.
Theo TNO
Video đang HOT
Huyền thoại tiểu liên AK-47 có gì bí ẩn?
Mikhail Timofeyevich Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919, là Tổng công trình sư thiết kế vũ khí nổi tiếng của Liên Xô, 2 lần được vinh danh anh hùng lao động, đoạt giải thưởng Stalin năm 1949.
Ông là cha đẻ của tiểu liên AK-47 huyền thoại, được xem là nền tảng cơ bản cho những loại súng bộ binh tấn công hiện đại của Nga ngày nay như: AK-74, AK-100, AK-200 và AK-12...
Tổng công trình sư Kalashnikov và khẩu AK-47
Tiểu liên AK-47 được mệnh danh là vua của các loại súng nhưng ít người biết rằng cha đẻ của nó, Tổng công trình sư Kalashnikov không có một nền tảng kỹ thuật cơ bản, không có trình độ học vấn cao cũng không được làm việc trong môi trường công tác chuyên nghiệp.
Ông Kalashnikov được sinh ra vào tháng 11/1919 trong một gia đình nông dân ở Kazakhstan và là con thứ 7 trong gia đình.
Thời thơ ấu, ông rất thích những phát minh nho nhỏ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1936, ông kiếm được một công việc nho nhỏ trong ngành đường sắt, vì yêu thích và hiểu biết máy móc, không lâu sau ông được cất nhắc lên làm văn thư kỹ thuật.
2 năm sau, chàng trai 19 tuổi Kalashnikov quyết định nhập ngũ, đại đội trưởng phát hiện ra sự say mê kỹ thuật của chàng trai trẻ, nên đến mùa xuân năm 1939 đã gửi ông đi học một khóa đào tạo kỹ thuật cơ khí quân giới ngắn hạn, đến mùa hạ năm đó, ông lại tiếp tục được cử đi trường đào tạo lái xe tăng.
Trong khóa học, ông đã phát minh ra một loại máy tự động ghi lại số lượng đạn đã bắn của súng máy trên xe tăng, một đồng hồ đo mức nhiên liệu tiêu hao và một bộ... xích xe tăng mới.
Những phát minh này đã được cấp trên chú ý và đến mùa đông năm 1939, chàng trai mới 20 tuổi được điều đến các nhà máy quân giới ở Leningrad, trực tiếp chỉ đạo công tác chế tạo các thiết bị xe tăng mà ông đã phát minh ra.
Năm 1941, cuộc chiến Xô - Đức nổ ra, ông lao vào cuộc chiến với cương vị là một sĩ quan chỉ huy xe tăng, đến tháng 10 năm đó thì bị thương nặng phải vào điều trị tại quân y viện.
Trong thời gian nằm viện, người thương binh này thường nghe nhắc đến việc quân Đức trên chiến trường thường sử dụng một loại vũ khí tự động rất tốt, ông tự mày mò chế tạo và nhờ các y bác sĩ đến thư viện của Quân y viện để tìm kiếm tài liệu về các loại vũ khí nhẹ.
Trong cuốn hồi ký của mình, ông cho biết cuốn sách "Sự phát triển của vũ khí nhẹ" của Fedorov (Vladimir Grigorévich Fedorov - người phát minh ra vũ khí tự động, người Liên Xô) đã mang lại cho ông rất nhiều ý tưởng tuyệt vời.
Khi đó, tựa như một học sinh tiểu học, ông say sưa dùng một cái bảng tính, tẩy và bút chì để thể hiện ý tưởng về hình ảnh một loại súng tiểu liên, bắt đầu con đường thiết kế riêng của mình.
Sau thời gian nằm viện, ông được cho về nhà an dưỡng, trong thời gian này ông đã thiết kế ra khẩu súng đầu tiên.
Tuy không cạnh tranh được với các loại súng khác nhưng nó cũng gây chú ý cho các cơ quan có thẩm quyền.
Năm 1943, ông được chọn vào một trường quân giới chính quy và được chỉ định làm kỹ thuật viên của thao trường thử nghiệm vũ khí.
Năm 1944, lấy loại đạn M-43 làm định hướng thiết kế, Kalashnikov đã chế tạo ra một loại súng Carbin, năm 1947 ông lại cải tiến nó thành một loại súng tiểu liên và đặt tên là Tiểu liên AK-47.
Loại tiểu liên huyền thoại chính thức được ra đời từ đây và đến năm 1949 thì AK-47 đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn trong quân đội Liên Xô. Cũng năm đó, Kalashnikov đoạt giải thưởng Stalin khi mới 28 tuổi.
Phiên bản mới nhất của AK-47 được thử nghiệm cuối năm 2012 là AK-12
Lúc đó, một tương lai tươi sáng đã mở ra đối với người Tổng công trình sư nổi tiếng này. Kalashnikov được điều động đến phụ trách Nhà máy quân giới nổi tiếng Izhevsk, để chỉ đạo công tác chế tạo sản xuất loại súng tiểu liên bộ binh AK-47.
Trong thời gian này, ông tiếp tục câỉ tiến AK-47 thành phiên bản AKM và đến năm 1959 chính thức được trang bị trong quân đội Liên Xô.
Trên cơ sở AKM, Tổng công trình sư Kalashnikov phát triển một thế hệ súng máy, dùng cho các đơn vị hỏa lực cấp tiểu đội, trung đội, những năm sau này súng trường đột kích cỡ nhỏ AK-74 và RPK-74 đều trở thành vũ khí được quân dụng tiêu chuẩn, biên chế trong hệ thống trang bị chính thức của quân đội Liên Xô.
Cho đến nay, trải qua 66 năm, AK-47 vẫn là loại súng tiểu liên thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới, việc có mặt trong hầu hết các trò chơi chiến tranh đối kháng đã thể hiện sự ảnh hưởng và sức sống xuyên thế kỷ của nó.
Thậm chí, người ta còn sử dụng thuật ngữ "Vương quốc Kalashnikov" để chỉ mức độ phổ biến và độc lập của AK-47.
AK-47 có độ bền cực cao, thích ứng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa hình, bất kể là bắn tầm gần hay tầm xa nó đều thể hiện uy lực và độ chính xác.
Theo thống kê, hiện trên thế giới đang lưu hành khoảng trên 100 triệu khẩu AK-47 và người Nga vẫn đang tiếp tục cải tiến và sản xuất các phiên bản kế tiếp. Không ai biết được được là đến thời điểm nào AK-47 sẽ "nghỉ hưu".
Theo soha
Cha đẻ huyền thoại súng trường AK-47 xuất viện Ông Mikhail Kalashnikov, người chế tạo ra huyền thoại súng trường AK-47, hôm nay rời bệnh viện sau khi được chăm sóc đặc biệt gần một tuần qua. Mikhail Kalashnikov, cha đẻ của huyền thoại súng trường AK-47. Ảnh: AFP Kalashnikov, 93 tuổi, phải nhờ tới sự chăm sóc của các bác sĩ tại thành phố miền trung Izhevsk của Nga. Thành phố...