‘Cha đẻ’ Internet dương tính với Covid-19
Vint Cerf, một trong những người đặt nền móng cho Internet, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 30/3, Vint Cerf xác nhận mình dương tính với Covid-19 và đang hồi phục.
Cũng trên Twitter, Vint Cerf còn đính kèm video chương trình Last Week Tonight, trong đó MC John Oliver đang chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách xử lý đại dịch.
Vint Cerf, một trong những người đặt nền móng cho Internet, đã dương tính với Covid-19
Bên dưới bài đăng, hàng loạt nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghệ gửi lời chúc sức khỏe đến Vint Cerf, trong đó có Walt Mossberg, nhà báo công nghệ của WSJ, Jeff Dean, Phó Chủ tịch Google AI hay Julia Ferraioli, nhà vận động lập trình của Google Cloud Platform.
Năm nay 76 tuổi, Vint Cerf được mệnh danh là “cha đẻ” Internet khi cùng Bob Kahn phát triển giao thức TCP/IP vào những năm 1970, tiêu chuẩn đóng vai trò nền tảng cho Internet, giúp các thiết bị kết nối và truyền tải dữ liệu lẫn nhau.
Năm 2004, Vint Cerf được vinh danh Giải thưởng Turing. Ông từng tham gia lãnh đạo, cố vấn nhiều công ty, dự án liên quan đến Internet.
Năm 2005, Vint Cerf gia nhập Google với vai trò nhà truyền bá Internet (Internet evangelist). Trong thời gian này, ông đã đưa ra dự đoán về cách công nghệ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trong tương lai, bao gồm các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, chủ nghĩa môi trường, sự ra đời của IPv6 và sự chuyển mình của ngành công nghiệp truyền hình.
Từ năm 2010, Vint Cerf còn là Ủy viên Ủy ban Phát triển Kỹ thuật số Băng thông rộng, một cơ quan của Liên Hợp Quốc với mục tiêu giúp phổ biến Internet băng thông rộng.
Video đang HOT
Tháng 5/2012, Vint Cerf được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Máy tính, gia nhập Hội đồng Cố vấn của CyberSecurity tháng 8/2013.
Hiện chưa rõ làm thế nào Vint Cerf nhiễm virus. Tại Mỹ, tình hình đại dịch Covid-19 đang rất xấu. Tính đến 31/3, quốc gia này đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với số ca nhiễm vượt mốc 160.000, trong đó có hơn 3.100 ca tử vong và hơn 5.900 ca phục hồi.
Phúc Thịnh
Cách để YouTube luôn phát video chất lượng cao trong suốt đại dịch Covid-19
Nhằm giảm áp lực băng thông Internet trong suốt đại dịch Covid-19, Google đã quyết định giảm chất lượng phát video mặc định của ứng dụng YouTube xuống còn 480p.
Nếu bạn không muốn thay đổi chất lượng phát video mỗi lần xem phim, nghe nhạc, sau đây là cách để bạn thay đổi chất lượng phát video mặc định của YouTube để nó luôn luôn phát video chất lượng cao.
Ứng dụng YouTube chính thức của Google không cho phép người dùng chỉnh chất lượng phát video mặc định. Bởi vậy, nếu muốn thực hiện việc này bạn cần sử dụng một ứng dụng bên thứ ba, đó là YouTube Vanced.
YouTube Vanced (dành cho Android) là phiên bản tùy chỉnh của ứng dụng YouTube. Phiên bản này có rất nhiều tính năng ứng dụng chính chủ không có. Một trong số đó là khả năng thay đổi chất lượng phát video mặc định trên cả kết nối di động và Wi-Fi. Đặc biệt, bạn không cần root điện thoại để sử dụng nó.
Bước 1: Tải YouTube Vanced và cài đặt MicroG
Để có thể lưu lại thiết lập độ phân giải mặc định, YouTube Vanced cần một ứng dụng hỗ trợ có tên MicroG.
Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ sau bằng trình duyệt Chrome. Từ trang web mở ra, bạn để các thiết lập như mặc định, sau đó bấm lần lượt lên các nút Download Vanced và MicroG để tải file APK của hai ứng dụng này về thiết bị.
Tiếp theo, bạn bấm lên nút hình ba dấu chấm ở phía trên góc phải và chọn Downloads (Tệp đã tải xuống), sau đó bạn bấm lên file APK MicroG và chọn Install (Cài đặt) để cài ứng dụng vào thiết bị. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tải và cài file APK trên Chrome, hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo bảo mật, hỏi bạn có muốn cấp quyền cài đặt ứng dụng từ nguồn chưa xác định hay không.
Bấm nút Settings (Cài đặt), và bật công tắc tại dòng chữ Allow from this source (Cho phép từ nguồn này). Tiếp theo, bạn bấm nút quay lại ở phía trên góc trái, và bấm nút Install (Cài đặt) trên hộp thoại Vanced MicroG để cài đặt ứng dụng vào thiết bị.
Bước 2: Cài đặt YouTube Vanced
Cũng từ màn hình Downloads (Tệp đã tải về) của Chrome, nếu bạn bấm lên file APK YouTube Vanced, bạn sẽ thấy thông báo Can't open file (Không thể mở tệp).
Điều này là bởi vì file APK bạn tải về ở trên có định dạng là .APKS. Bạn không thể cài đặt file APKs theo cách thông thường. Thay vào đó, để cài đặt nó, bạn cần sử dụng ứng dụng miễn phí SAI hay còn gọi là Split APKs Installer.
Sau khi cài đặt, bạn mở ứng dụng Split APKs Installer, sau đó chọn Install APKs. Truy cập vào thư mục Download và chọn file YouTube Vanced bạn đã tải về ở Bước 1.
Sau một vài giây, nếu bạn thấy cảnh báo bảo mật hỏi bạn có muốn cài đặt ứng dụng từ nguồn không rõ hay không, bạn hãy bấm nút Settings (Cài đặt), sau đó chọn Allow from this source (Cho phép từ nguồn này).
Hoàn tất, bạn bấm nút quay lại ở phía trên góc trái và bạn sẽ thấy hộp thoại cài đặt xuất hiện. Tại đây, bạn bấm nút Install (Cài đặt), và khi quá trình cài đặt kết thúc, hãy bấm nút Open để mở ứng dụng.
Mặc dù bạn có thể sử dụng ứng dụng YouTube Vanced không cần đăng nhập, nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên đăng nhập bằng tài khoản Google. Việc đăng nhập mang đến cho bạn trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Lưu ý, bạn nên sử dụng tài khoản Google phụ với YouTube Vanced, tránh trường hợp Google khóa tài khoản khi phát hiện bạn sử dụng YouTube không chính thức.
Bước 3: Thay đổi chất lượng phát video mặc định
Để thay đổi chất lượng phát video mặc định, bạn bấm lên nút ảnh đại diện ở phía trên góc phải, và chọn Settings (Cài đặt)> Vanced Settings (Cài đặt của Vanced)> Video Settings (Cài đặt Video).
Tại đây, bạn có thể chọn mức chất lượng phát video mặc định khi sử dụng kết nối di động (3G/4G) trong phần Preferred video quality Mobile, và mức chất lượng phát video mặc định khi sử dụng kết nối Wi-Fi trong phần Preferred video quality Wi-Fi.
Ca Tiếu
Windows 10 lại gặp lỗi khiến máy tính không kết nối được Internet Các bản cập nhật mới của Windows 10 liên tiếp gặp phải những vấn đề khiến người dùng chán ngán. Lần này là lỗi kết nối mạng. Theo nguồn tin từ Gizchina, bản cập nhật ngày KB453599 (ra mắt hôm 27/2) của Microsoft đang khiến một số máy tính chạy Windows 10 bị lỗi kết nối Internet. Cụ thể hơn, lỗ hổng này...