“Cha đẻ” của Singapore Lý Quang Diệu qua đời
- Chính phủ Singapore tuyên bố ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã qua đời vào hôm nay (23-3) ở tuổi 91.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long – con trai của ông Lý Quang Diệu – cũng xác nhận cha mình đã qua đời trên mạng xã hội Facebook. Báo chí Singapore đưa tin “Thủ tướng Lý Hiển Long đau đớn tột cùng khi phải thông báo rằng cha của mình, Lý Quang Diệu, đã qua đời tại bệnh viện Đa khoa Singapore vào lúc 3 giờ 18 phút sáng (giờ địa phương)”.
Lý Quang Diệu (trái) năm 1975
Thông báo của Chính phủ cũng nêu rõ việc sắp xếp để công chúng “đảo quốc sư tử” được đến viếng thăm tỏ lòng thành kính và nói lời vĩnh biệt với ông Lý Quang Diệu sẽ được Chính phủ sớm thông báo.
Trước đó, ông Lý Quang Diệu buộc phải nhập viện từ ngày 5-2-2015 vì sức khỏe yếu đi rất nhiều. Các bác sĩ cho biết ông bị viêm phổi, và nhiễm trùng nặng.
Video đang HOT
Ông Lý Quang Diệu được xem là “cha đẻ”, hay “kiến trúc sư trưởng” của Singapore trong suốt quá trình đất nước này phát triển: từ một “tiền đồn” của Anh, trở thành một “con rồng châu Á” với sự phồn thịnh về kinh tế, thương mại, và đóng vai trò như một trung tâm tài chính của khu vực.
Ông Lý Quang Diệu là một trong những nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử châu Á, khi giúp đảo quốc sư tử trở thành một trung tâm tài chính lớn của khu vực và toàn cầu, giúp người dân Singapore được hưởng mức thu nhập bình quân đầu người nằm trong tốp đầu của thế giới.
Vị “Kiến trúc sư trưởng” của Singapore bắt đầu trở thành Thủ tướng nước này từ năm 1959 – khi Singapore vẫn còn là một đất nước nhỏ, nghèo, tù túng, kém phát triển – trở thành một cường quốc của châu Á sau ba thập kỷ cống hiến với rất nhiều chính sách mang tính cải cách, tiên phong hiệu quả, đột phá.
Sau khi nghỉ hưu, ông Lý Quang Diệu vẫn chưa dừng để mắt đến chính trường. Ông nắm giữ vai trò cố vấn quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách cho Singapore mãi đến năm 2011. Lý Quang Diệu luôn đứng sau lưng con trai mình – Lý Hiển Long – để hỗ trợ khi vị này nhậm chức Thủ tướng Singapore từ năm 2004. Đến khi “nhắm mắt”, ông Lý Quang Diệu mới thôi cống hiến sức lực của mình cho Quốc hội Singapore.
Thời còn tại vị, ông Lý Quang Diệu thực hiện nhiều chính sách kinh tế rất tiến bộ, tự do, thân thiện với người dân và nhà đầu tư. Sự ra đi của ông Lý Quang Diệu và việc ông Lý Hiển Long dự kiến sẽ về hưu trong vài năm nữa sẽ đánh dấu sự kết thúc của một thời đại của Singapore.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của nền công nghiệp nước này cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào cũng chỉ tạo ra những tác động nhỏ lên một quốc gia vốn nổi tiếng với những thể chế ổn định, vững mạnh xuất phát từ tầm nhìn xa, rộng của ông Lý Quang Diệu được thế giới ca tụng.
Đại Thắng
Theo_PLO
Sức khỏe của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu xấu đi
Văn phòng Thủ tướng Singapore ngày 17/3 đưa tin tình hình sức khỏe của ông Lý Quang Diệu xấu đi do tình trạng nhiễm khuẩn.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (Nguồn: EPA)
Theo các bác sĩ, bệnh viêm phổi của ông đã "trở nên tồi tệ do nhiễm trùng" và hiện ông đang được điều trị kháng sinh một cách tích cực.
Hiện các bác sĩ đang theo dõi chặt chẽ tình trạng của ông Lý Quang Diệu.
Ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã nhập viện kể từ ngày 5/2/2015 do bị viêm phổi nặng.
Trong một tuyên bố ngày 28/2, Văn phòng Thủ tướng cho biết: "Ông ấy vẫn ổn định và đang được thở máy tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện đa khoa Singapore cũng như tiếp tục được điều trị kháng sinh".
Ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1923, là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, được xem là người lập ra nhà nước Singapore hiện đại.
Ông từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990 và tới nay vẫn được xem là một người có ảnh hưởng chính trị lớn tại Đảo quốc Sư tử.
Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long là con trai cả của ông Lý Quang Diệu./.
Theo Mỹ Bình (TTXVN/Singapore)/(Vietnam )
Thủ tướng Singapore chat với dân qua Facebook Lần đầu tiên, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã trực tiếp chat với người dân trên trang Facebook hôm 24/1.Thủ tướng Singapore trả lời các câu hỏi liên quan tới mọi lĩnh vực từ thông thường như việc ông dùng máy ảnh gì tới những vấn đề chính trị xã hội người dân quan tâm như tăng giá vé giao thông công...