‘Cha đẻ’ bom hạt nhân, nhiệt hạch Trung Quốc qua đời ở tuổi 100
Nhà vật lý hạt nhân được coi trọng ở Trung Quốc như một trong những nhân tố chính đứng sau toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân đã qua đời.
Theo RT, ông Cheng Kaijia, người đã giúp Trung Quốc sở hữu thứ vũ khí chết người nhất và hủy diệt nhất trên trái đất – vũ khí hạt nhân – đã qua đời tại Bắc Kinh ngày 17/11 sau hơn 3 tháng mừng thọ trăm tuổi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao giải thưởng khoa học cho ông Cheng Kaijia, năm 2014. (Ảnh: Global Look Press / Lan Hongguang)
Nhà vật lý này đã tích cực tham gia nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm những quả bom hạt nhân Trung Quốc đầu tiên ở mức “lý thuyết, công nghệ và phương pháp”, theo HLHL Foundation, một tổ chức phi chính phủ tại Hong Kong trao giải thưởng cho các nhà khoa học Trung Quốc. Đặc biệt, ông từng giải quyết một trong những vấn đề chính trong phát triển bom hạt nhân: ông giải thích và tạo ra mô hình lý thuyết về cơ chế nổ bên trong bom nguyên tử.
Video đang HOT
Năm 1960, ông Cheng còn tính toán nhiệt độ và áp suất trong tâm một vụ nổ hạt nhân, thực hiện quá trình này một cách thủ công, không dùng đến phần mềm máy tính nào – thứ không tồn tại ở Trung Quốc trong những ngày đó.
Sau 4 năm, Trung Quốc thử nghiệm quả bom hạt nhân đầu tiên. Cheng tham gia thử nghiệm này và cả thử nghiệm bom hydro của Trung Quốc năm 1976. Nỗ lực của ông được Bắc Kinh công nhận và ông được trao giải thưởng khoa học Trung Quốc năm 2014 và nhận được sự vinh danh quân đội ở mức cao nhất năm 2017.
Dù vậy, nhà khoa học này không chỉ dành cả cuộc đời để phát triển thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ông cũng nghiên cứu tác động của các vụ nổ hạt nhân và hỗ trợ một chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹ một số tác động này như vi sóng công suất cao hoặc bức xạ hạt nhân ban đầu.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trái đất có thể chịu được bao nhiêu quả bom hạt nhân?
Thế giới từng đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng may mắn là nó đã không xảy ra. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến như thế thực sự xảy ra, liệu trái đất có bị hủy diệt?
Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, bóng đen một cuộc chiến tranh hạt nhân bao trùm lên toàn thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ Mỹ Xô tranh bá. Hai nước này đều ra sức nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân nhằm giành thắng lợi trong một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
Đến giữa thập niên 1980, số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô sở hữu đạt đến mức cao nhất với tổng số hơn 50.000 quả. Theo tính toán của chuyên gia vũ khí hạt nhân thời đó, số lượng vũ khí hạt nhân này đủ để hủy diệt địa cầu nhiều lần. Còn theo như kết quả nghiên cứu mới nhất của chuyên gia hạt nhân nước Anh, thực tế muốn hủy diệt địa cầu, cơ bản không cần nhiều vũ khí hạt nhân như vậy.
Chuyên gia nói chỉ cần 100 đầu đạn hạt nhân là có thể gây ra mùa đông hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là mùa đông hạt nhân nghĩa là sau cuộc chiến hạt nhân quy mô lớn, số lượng lớn khói bụi sẽ bốc lên tầng khí quyển khiến cho mặt trời không thể chiếu xuống mặt trái đất. Từ đó dẫn đến nhiệt độ giảm nhanh. Loại khí hậu này sẽ tiếp tục trong nhiều năm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng, thậm chí hủy diệt văn minh toàn cầu.
Theo mô hình toán học mới nhất, lấy ví dụ như nước Mỹ có năng lực uy hiếp hạt nhân lớn nhất thế giới thì trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, việc bắn 100 quả hay 1000 quả bom hạt nhân bản chất không khác nhau. Dù cho sau khi Mỹ bắn 100 vũ khí hạt nhân xong không gặp phải bất kỳ nước nào báo thù thì bản thân nước Mỹ cũng sẽ có ít nhất vài trăm triệu người chết đói vì mùa đông hạt nhân.
Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng trong 1 năm qua, số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm thiểu được 500 quả. Hiện nay tổng số lượng là 14500 quả, trong đó tổng số lượng của Mỹ và Nga là 13300 quả, số còn lại là của Pháp, Trung Quốc, Anh và các nước khác. Riêng Trung Quốc, số lượng vũ khí nguyên tử là 270 quả.
Theo Danviet
Mỹ thêm 11 tỷ USD để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân Chi phí hiện đại hóa đầu đạn tên lửa đạn đạo W88 Trident II và bom hạt nhân B61-12 trong kho vũ khí của Mỹ đã tăng thêm gần 11 tỷ USD. B61-12 có thể được tích hợp trên nhiều dòng máy bay chiến đấu của Mỹ Quốc hội Mỹ ước tính sẽ dành khoản ngân sách 25 tỷ USD cho việc hiện...