Cha đẻ bắt con ăn phân, cởi trần đi học…
Là bố đẻ nhưng Nguyễn Văn Ngữ đã bắt 2 con đẻ ăn phân người, phân gà; đổ cơm xuống nền nhà bắt con ăn; dùng gậy đánh đập không thương tiếc các con… Hành động tàn độc của người bố mất nhân tính bị tố cáo. Anh ta đã bị bắt tạm giam, nhưng lại được thả về ngay sau đó…
Người cha tàn độc
Ngày 24/12, PV đã tìm về thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ-Hải Dương Tại đây chân dung người cha độc ác, tàn nhẫn tra tấn hành hạ con như thời trung cổ được người dân tái hiện.
Theo lời Trưởng thôn Xuân Nẻo, việc hai cháu Nguyễn Phạm N.Q (con gái lớn, sinh năm 1998) và Nguyễn Phạm H.K (con trai út, sinh năm 2002) bị bố đẻ là ông Nguyễn Văn Ngữ ngược đãi đã diễn ra từ lâu, người dân ở đây ai cũng biết. Nhưng trước đây do người khác làm Trưởng thôn nên ông không thể can thiệp.
Hai chị em Nguyễn Phạm N.Q (con gái lớn) và Nguyễn Phạm H.K (con trai út) từng bị hành hạ nhiều năm
Theo tìm hiểu của PV, Nguyễn Văn Ngữ (sinh năm 1970, ở Mỗ Đoạn, Kỳ Sơn, Tứ Kỳ). Đây là đối tượng “cộm cán” ở địa phương, đã có 3 tiền án: 2 lần do trộm cắp tài sản và 1 lần do “hành hạ vợ”. Ngữ hiện không có nghề nghiệp, đang tạm trú tại thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo.
Hai cháu Nguyễn Phạm N.Q (con gái lớn, sinh năm 1998) và Nguyễn Phạm H.K (con trai út, sinh năm 2002) là con đẻ của Ngữ với người vợ đầu tên là Phạm Thị Lư (SN 1974, tại xã Mỹ Xã, xã Ngọc Sơn).
Năm 2003, sau 6 năm chung sống, do không chịu được những trận đòn ghen vô cớ, chị Lư đã làm đơn ly hôn và nuôi 3 con theo quyết định của tòa. Nhưng sau khi ra tù, Ngữ đã bắt 2 cháu Nguyễn Phạm N.Q và Nguyễn Phạm H.K về nuôi. Còn cháu Nguyễn Phạm T.L (con trai thứ, sinh năm 2000) hiện đang sống cùng mẹ.
5 năm sau, Ngữ lấy vợ 2 là chị Nhâm (sinh năm 1974, ở Xuân Nẻo, Hưng Đạo), có 1 con chung và ở lại đây. Vợ chồng Ngữ và 3 con chung, riêng cùng ở 1 nhà.
Theo một số người dân, Ngữ nổi tiếng hung bạo, nhiều lần tra tấn, đánh đập con cái. Người vợ kế nhiều lần phải chứng kiến cũng không thể chịu nổi cảnh đánh đập, ngược đãi dã man của chồng nên từng có ý định ly hôn. Khi biết chuyện, Ngữ đã… chặt đầu gà mang đến nhà vợ để đe dọa tinh thần.
Tra tấn con như thời trung cổ
Mặc dù sự việc hai cháu N.Q và H.K thường xuyên bị bố đánh đập, bạo hành diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng người dân không ai dán can thiệp vì sợ bị Ngữ trả thù. Còn chính quyền địa phương lại chờ đợi hai cháu tiết lộ sự thật (?).
Nếu không có sự việc xảy ra ngày 26/10, khi cháu H.K bị rạn xương tay và được mẹ kế đưa đi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ thì không biết đến bao giờ các cháu mới được giải thoát khỏi địa ngục đòn roi của người cha tàn ác.
Video đang HOT
Theo một số người dân, do cháu H.K nghịch bị rạn xương tay nên đã bị bố bắt trần truồng đứng ở cửa nhà khi có đám ma đi qua, không cho mặc quần áo. Không những thế, những ngày điều trị tay, H.K còn bị bố nhiều lần “giáo dục” bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết. Năm 2010, H.K cũng từng bị bố bắt trần truồng đến trường. May được một người dân phát hiện nên đã mang quần áo cho em mặc.
Độc ác hơn, Ngữ đã 2 lần bắt cháu H.K ra hố xí moi phân người lên ăn, 1 lần phải ăn phân gà hót ở sân. Cháu gái N.Q cũng 2 lần bị Ngữ buộc phải ăn phân người và phân gà. Mỗi lần đó, Ngữ đều túm tóc, đứng giám sát, buộc các cháu phải nuốt vào bụng. Thương con chồng, mẹ kế đã lén lút hướng dẫn các cháu móc họng nôn phân ra ngoài.
Trong một buổi học tại Trường Tiểu học Hưng Đạo, H.K đã ngã gục và được đưa đi cấp cứu do thể trạng quá suy nhược. Sau đó, nhà trường đã báo công an và mẹ đẻ của cháu, lúc đó các cháu mới được mẹ đón về ở cùng bà ngoại và em trai thứ.
Trong căn nhà rộng chừng 20m2, 3 chị em N.Q và bà ngoại ngồi trước mâm cơm chỉ có canh rau và cơm trắng nhưng Q cho biết: Được về ở cùng bà, 2 chị em thoát khỏi các trận đòn kinh hoàng của bố, hai chị em không còn sợ nữa.
Các cháu cũng đã được nhập học ở xã Ngọc Sơn để tránh nỗi ám ảnh về người cha tàn độc. Lý do mà bố đánh không vì cái gì to tát, nhiều lúc chỉ là mải chơi, quần rách… bố cũng vác gậy để đánh, Q nói.
Do suốt một thời gian dài bị đánh đập bằng gậy inox, bằng chân tay vào đầu và các chỗ hiểm, nên cơ thể các cháu chằng chịt sẹo. Vùng da mông cháu N.Q bị cộn lên, thâm tím, cháu đang bị mờ mắt và một tai nghe không rõ. Cháu H.K bị sụp mí mắt, một tay bị khuỳnh. Dù nhỏ tuổi nhưng 2 chị em thường kêu đau lưng mỗi khi trái gió trở trời.
Cơ quan chức năng nói gì?
Sau khi phát hiện vụ việc, ngày 13/11, mẹ đẻ của các cháu đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng. Ngày 23/11, theo quyết định của Viện KSND huyện Tứ Kỳ, Ngữ đã bị công an bắt giam 2 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 15/12, Viện KSND huyện đã ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú và thả Ngữ. Nhưng đến nay, Ngữ cũng không xuất hiện ở địa phương.
Lãnh đạo Công an huyện Tứ Kỳ cho biết, Ngữ bị bắt là xác đáng. Nhưng đối tượng này được thả là theo quyết định của Viện KSND, toàn bộ hồ sơ đã được công an chuyển cho cơ quan tố tụng nói trên.
Tại xã Hưng Đạo, ông Trưởng công an xác nhận: 17 giờ ngày 23/12, xã đã phối hợp với Công an huyện đọc lệnh bắt Ngữ tại nhà. Việc Ngữ được thả về, địa phương không nắm được.
Ngày 26/12, PV hẹn làm việc với bà Viện trưởng Viện KSND huyện Tứ Kỳ để tìm hiểu về quyết định thả Ngữ, song bà viện trưởng cáo ốm. Phóng viên đề nghị được gặp ông Phó viện trưởng, thì bà viện trưởng trả lời: “Ông này đang bận, nhà báo muốn tìm hiểu thì có thể làm việc với Viện KSND tỉnh”!
Khi liên lạc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hưng Đạo, nơi cháu H.K từng học tập, cô Hiệu trưởng trả lời: Khi phát hiện cháu bị gục ở lớp, nhà trường đã đưa đi cấp cứu kịp thời. Việc chỉ có thế, hiện trường đang tổ chức ôn tập cho các cháu nên bận không làm việc được.
Khi được hỏi: “Tại sao trong suốt một thời gian dài cháu bị hành hạ dã man như thế mà nhà trường không phát hiện”, cô Hiệu trưởng giãi bày: “Sự việc mới diễn ra, còn nếu nói cháu bị hành hạ trong một thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng… đến thành tích của trường! (?)
Ngày 27/12, liên hệ với mẹ đẻ của cháu bé hiện đang làm ăn ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), chị Lư cho biết: Kể cả sau ly hôn, Ngữ vẫn đến gia đình chị đe dọa giết mọi người và đốt nhà.
Theo Phunutoday
Vụ lật xe gỗ lậu: Độc ác và trơ trẽn!
Đề nghị xử lý các kiểm lâm bỏ mặc người bị nạn trong vụ lật xe gỗ lậu làm 10 người chết ở Nghệ An "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng", theo điều 102, Bộ Luật Hình sự.
Mấy ngày nay, theo dõi vụ lật xe chở gỗ lậu ở Nghệ An làm 10 người chết thảm tôi không hề bất ngờ khi qua đó "lòi" ra các cán bộ kiểm lâm, những người giữ nhiệm vụ gác rừng.
Bởi lẽ, gỗ không phải là một cây kim; khai thác, vận chuyển gỗ là một hoạt động không hề im ắng. Nếu không có sự tiếp tay của những "lâm tặc mặc áo xanh" thì hẳn những cánh rừng bạt ngàn, trải suốt chiều dài đất nước sẽ không ngày càng còi cọc, thưa thớt như vậy.
Điều tôi bất ngờ và thật sự chua xót trong vụ này chính là sự độc ác đến mức lạnh người của 3 cán bộ kiểm lâm khi bỏ mặc những người bị nạn để tháo chạy trong đêm; sự trơ trẽn của ông Trịnh Thanh Long khi phát biểu với báo chí khi thuộc cấp của ông khai ra ông là chủ nhân của số gỗ lậu.
Ông Đào Công Thắng và 3 kiểm lâm khác đã bỏ đi trong khi 14 người khác đang cần được giúp đỡ
Qua thông tin trên báo chí, các ngành chức năng xác định có khả năng 14 người đi bốc gỗ thuê nằm trên đống gỗ, sau đó phủ một tấm bạt lên vì đêm đó trời rất lạnh. Vì tấm bạt này họ không thể nhảy khỏi xe khi xe tuột dốc và bị gỗ đè chết 10 người.
Đêm đó, trên chiếc xe xui rủi còn có ông Đào Công Thắng, Trạm trưởng trạm kiểm lâm trung tâm và ông Nguyễn Kim Hùng, kiểm lâm viên. Vì là "sếp" và đang đi làm nhiệm vụ "bảo kê" gỗ lậu theo chỉ đạo của cấp trên nên hai ông ngồi trên cabin chứ không phải túm tụm trên mui xe như những con người khốn khổ kia.
Sau khi tai nạn xảy ra, một chiếc xe con khác do Phan Sỹ Tuấn - Trạm trưởng trạm kiểm lâm Nga My - Tương Dương, Ngô Tuấn và Phúc - cán bộ Trạm kiểm lâm Nga My quay lại để đón "đồng bọn" và bỏ mặc những người phu bốc vác số chết, số bị thương nặng nằm thoi thóp trong đống gỗ ngổn ngang.
Giá như họ dừng lại, giúp đỡ đưa những người bị nạn ra khỏi đống gỗ, dùng xe con đưa đi cấp cứu những người bị thương nặng thì có khả năng 3 nạn nhân còn lại không chết tại bệnh viện.
Thế nhưng, vì để giấu "bộ mặt chuột" họ đã lạnh lùng tháo chạy trong đêm...
Phá rừng và tiếp tay phá rừng là một hành vi tàn ác với thiên nhiên, với thế hệ con cháu. Thế nhưng, cái hậu quả nhãn tiền của việc phá rừng có lẽ không được sắc nét, rõ ràng hơn những quyền lợi vật chất mà những lâm tặc nói chung và lâm tặc áo xanh nói riêng được hưởng. Có lẽ vì vậy mà họ không cho đó là ác.
Nhưng chứng kiến cả chục con người đang oằn oại trước cái chết mà chỉ lo tháo chạy thì liệu lương tâm của những con người đó có cho là ác không?
Trong vụ này, những kiểm lâm đó chẳng những không xứng mặc áo xanh của người giữ rừng mà còn không xứng là một con người bình thường.
Tôi được biết, pháp luật có quy định việc thấy người bị nạn, có khả năng cứu giúp mà không cứu là sẽ bị truy tố về "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng", theo điều 102, Bộ Luật Hình sự.
Trong vụ việc này, tôi đề nghị các cơ quan pháp luật xem xét thêm tội danh trên đối với các cán bộ kiểm lâm vô lương tâm này.
Ngoài rùng mình thái độ vô cảm của các kiểm lâm tôi còn cảm thấy bẽ bàng cho ông Trịnh Thanh Long, Phó giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ban quản lý khu bảo tốn thiên nhiên Pù Huống.
Đọc báo Người Lao Động sáng nay, 14-12, tôi thấy buồn cười khi trả lời PV trước khi bị bắt, ông Long cứ khẳng định mình vô can hoàn toàn, và cho rằng ông bị lâm tặc và một số cán bộ trước đây đã bị ông ngăn cản không cho đưa gỗ lậu ra khỏi khu vực do ông quản lý và đã lợi dụng việc có 2 cán bộ dưới quyền ông đi trên xe gỗ đã "tát nước theo mưa" nhằm "chơi xấu" ông.
Theo cách nói của ông thì ông là một kiểm lâm trong sạch, có trách nhiệm, làm gắt với lâm tặc nên bị ghét và bị chơi xấu. Và ông chứng minh việc đó rằng: "Tôi công tác tại ngành đến nay đã 9 năm, vừa tốt nghiệp cao cấp chính trị về, tôi dại gì dính vào những chuyện gỗ trái phép đó".
Với thâm niên 9 năm giữ rừng của ông Long, rừng vẫn chảy máu ào ạt. Với bằng cao cấp chính trị, ông vẫn bị bắt khẩn cấp về hành vi "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng". Ông nói ông chẳng dại gì dính vào chuyện gỗ trái phép. Nhưng khi bị bắt rồi ông có ngẫm lại và cho là "dại" hay là "xui"?
Nói gì thì nói, chữ "dại" hay "xui" trong việc tiếp tay phá rừng đều phản ánh một suy nghĩ đáng buồn của những con người gác rừng.
Tôi nghĩ, nếu một kiểm lâm có trách nhiệm, biết quý rừng, biết đau với nạn chảy máu rừng thì sẽ không dùng chữ "dại". Vì chữ dại đối với trường hợp này chỉ là vì không muốn mất vị trí, chức tước chứ không vì nghĩ đến rừng.
Có lẽ mơ ước chuyện một người kiểm lâm biết yêu quý rừng thật sự chứ không phải gác rừng chỉ vì nhiệm vụ là hơi xa vời. Vậy nên, chắc chỉ mong những người gác rừng thật sự nghĩ đến chữ dại.
Vậy mà đáng tiếc, trong vụ việc này, ông Long và các kiểm lâm khác đã không nghĩ đến chữ "dại" mà chỉ nghĩ đến chữ "lợi". Vì chữ "lợi" mà rừng vẫn còn chảy máu và nếu nhìn theo kiểu bắt cầu thì vì chữ "lợi" đó là 10 người mất mạng oan uổng.
Sắp tới, cơ quan điều tra sẽ làm rõ những sai phạm của các kiểm lâm và có hướng xử lý nhất định. Việc xe gỗ lậu này làm lộ ra "mặt chuột" của nhiều kiểm lâm làm lòng tôi vẫn thấy trĩu nặng. Nghĩ đến 10 mạng người chết thảm vì xe gỗ lậu đó, tôi thấy chua chát trước cách suy nghĩ và trả lời của ông Long.
Bốn kiểm lâm bị bắt lần này toàn giữ những chức vụ cao trong ngành kiểm lâm. Qua đó cho thấy phá rừng không phải một cá nhân nào ra tay mà luôn có bộ sậu, có tổ chức từ trên xuống dưới. Với tình hình này thì rừng chảy máu đến bao giờ và chẳng lẽ phải đợi những vụ lật xe kinh hoàng xảy ra như vừa qua thì "chuột" mới thật sự "lòi" ra?
Theo Người Lao Động
Những ông bố mất tính người Trong cuộc sống có rất nhiều điều làm chúng ta cảm thấy ngạc nhiên, sợ hãi và sửng sốt, song chuyện cha đẻ cưỡng bức chính con đẻ của mình có lẽ không chỉ là nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần khiến cho người trong cuộc không thể thoát ra được mà còn là nỗi nhức nhối cho xã hội......