“Cha đẻ” Android Andy Rubin từ nhiệm
Theo thông tin mới nhất từ CEO Google Larry Page, ông Andy Rubin, Phó chủ tịch cao cấp phụ trách Android sẽ từ nhiệm.
Ông Andy Rubin.
Thay thế ông Andy Rubin sẽ là ông Sundar Pichai, trưởng bộ phận Chrome. Trong thời gian đầu, ông Pichai sẽ vẫn kiêm nhiệm công việc cũ.
CEO Larry Page viết trên blog của hãng rằng Andy Rubin “sẽ khởi đầu 1 kỷ nguyên mới tại Google”, nhưng không đề cập rõ công việc tiếp theo của ông Rubin là gì.
Andy Rubin, một trong những người quyền lực nhất ở Google sẽ rời đi, để thể hiện sự trưởng thành của Android, theo lời của CEO Page. Ông Rubin đã gắn bó với Android, từ khi hệ điều hành này còn là một startup tới khi nó được Google mua lại và phát triển như ngày nay, với hơn 750 triệu thiết bị đã được kích hoạt.
Cuộc thay tướng này ở Google lại làm dấy lên nghi ngại về việc hệ điều hành Chrome OS và Android có thể hợp nhất.
Sundar Pichai là một chiến tướng kỳ cựu của Google với hơn 11 năm kinh nghiệm. Vào năm 2011, ông này đã từ chối lời đề nghị làm trưởng bộ phận sản phẩm của Twitter. Quyết định này của Pichai nhận được sự ủng hộ của CEO Larry Page, và Page ngày càng tin tưởng ông này.
Video đang HOT
Theo Genk
Amazon thách thức Google trên chiến trường quảng cáo di động
Amazon vừa cho ra mắt mạng quảng cáo di động của họ vào tuần này, cho phép các nhà quảng cáo chạy quảng cáo của mình trên các ứng dụng di động được tải về từ kho ứng dụng của Amazon.
Điều này nghe qua có vẻ không mấy ấn tượng, người dùng các thiết bị Kindle của Amazon sẽ thấy quảng cáo trên ứng dụng mà họ tải về từ Amazon.
Nhưng chỉ khi bạn hiểu rõ các yếu tố của mạng quảng cáo mới này, và bạn sẽ nhận ra, đây là một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Google: Quảng cáo sẽ được chạy trên bất cứ ứng dụng Android nào đã tải về ứng dụng từ Amazon.
Hiện nay, doanh thu từ quảng cáo di động đã sẵn sàng để trở thành mục tiêu chính của Google. Công ty này đã thay đổi giao diện mua quảng cáo của họ để đơn giản hóa việc mua quảng cáo cho máy tính để bàn và các thiết bị di động. CEO của Google, Larry Page cũng nói ông mong chờ giá quảng cáo cho các thiết bị di động sẽ vượt qua giá quảng cáo cho máy tính trong tương lai. Đáng chú ý, Google cũng đã thay đổi thế trận ở thị trường mua sắm trực tuyến, khi đẩy các kết quả tìm kiếm của Amazon xuống.
Nói tóm lại, Google đang hướng đến lĩnh vực quảng cáo di động, chứ không phải máy tính trong tương lai.
Amazon đang "mượn tay" Google để phát quảng cáo của mình.
Bây giờ đến lượt Amazon, chạy quảng cáo của họ ở các ứng dụng di động trên các thiết bị Android. Đây là một số tiềm năng mà Amazon đang có:
Hãy tưởng tượng một nhãn hiệu giày phụ nữ đang muốn tung quảng cáo về một số mẫu giày, cho đối tượng những người đã từng mua một trong các mẫu giày đó trong vòng hơn 1 năm trước và cần thay mới đôi đó. Các yêu cầu của mẫu quảng cáo này chỉ có thể được đáp ứng khi Amazon có khả năng biết được người nào đã từng mua một trong những mẫu giày đó, và kết nối với họ qua ứng dụng đã được liên kết với tài khoản Amazon. Để làm điều này, người dùng ít nhất cũng đã phải tải ứng dụng từ Amazone Appstore.
Vấn là ở đây là hiện tại, Google không thể làm được điều này. Amazon có thể biết được người dùng của họ đã mua những gì trong quá khứ, còn Google thì không. Khả năng hướng quảng cáo đến những đối tượng mà mình đã biết lịch sử mua sắm của họ là một mỏ vàng cho các nhà quảng cáo.
Bây giờ, mạng quảng cáo của Amazon vẫn chưa thể hướng đến các đối tượng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể thấy một số lựa chọn hướng đối tượng đơn giản (giới tính, địa điểm).
Nhưng miễn là Google cho phép mọi người sử dụng hệ điều hành Android của họ một cách miễn phí, khó có thể ngăn Amazon lấy được những thông tin quý giá ấy.
Nhưng, tuy nhiên, Amazon cũng không thể biết người dùng muốn mua gì khi không ở Amazon. Thông tin này chủ yếu thuộc về Google (khi bạn tìm kiếm một nhãn hàng, điều đó là dấu hiệu cho thấy bạn khá hứng thú đến việc mua sản phẩm ở nhãn hàng đó).
Giao diện mạng quảng cáo của Amazon.
Như chúng ta đã biết, thế giới thông tin mà những nhà quảng cáo cần để tướng quảng cáo của họ đang được nắm trong tay bởi 3 người khổng lồ:
Amazon: Sở hữu cơ sở dữ liệu về lịch sử mua sắm lớn nhất thế giới. Kiểu dữ liệu này cực kì quý giá cho các nhà quảng cáo. Amazon cũng nắm rất rõ về danh tính khách hàng, bao gồm địa chỉ và thẻ tín dụng.
Facebook: Sở hữu cơ sở dữ liệu về thông tin cá nhân của người dùng lớn nhất. Cơ sở dữ liệu 1 tỷ người dùng, với các sở thích và bạn bè, là cực kì hữu dụng cho các nhà tiếp thị. Nhưng Facebook không biết lịch sử mua sắm của họ, hay dự định mua sắm của họ trong tương lai.
Google: Thống trị về khả năng biết trước người dùng muốn mua gì. Khi người dùng tìm kiếm "Star Wars DVD", đây là một dấu hiệu khá rõ ràng rằng họ muốn mua bộ phim đó. Google đã bán các quảng cáo hướng đối tượng như thế này trong nhiều năm. Nhưng dữ liệu mua sắm hay thông tin người dùng của Google đều không thể sánh được với Amazon hay Facebook.
Trong bối cảnh hiện nay, Amazon đang xem Google như đối thủ dễ tấn công nhất. Google biết rất ít về khách hàng của họ (trừ khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm thứ họ muốn). Và trong khi cơ sở dữ liệu của Facebook rất thú vị, nhưng có vẻ Facebook vẫn chưa là nền tảng thương mại điện tử đáng đe dọa với Amazon.
Đó là lý do tại sao Amazon đang lấy sản phẩm của chính Google để phục vụ cho họ, họ đang đối phó với mối đe dọa lớn nhất trước.
Theo Genk
Google sẽ không cạnh tranh với Apple Store Trưởng bộ phận Android tại Google, ông Andy Rubin, mới đây nói rằng Google không cần thiết phải mở chuỗi cửa hàng bán lẻ của riêng mình như những tin đồn trong thời gian qua. Vài năm trước, người tiêu dùng muốn có những trải nghiệm thực tế về một sản phẩm trước khi quyết định mua, nhưng ngày nay họ có thể...