“Chả dâu nào có thể yêu mẹ chồng như mẹ đẻ”
Tôi năm nay đã 60 tuổi, cái tuổi đủ để chiêm nghiệm về nhân sinh quan cuộc đời; cũng đang làm bà nội, bà ngoại của mấy đứa cháu nên để luận về chuyện mẹ chồng nàng dâu tôi không lạ.
Nhiều người cứ hay so sánh con dâu ngày nay “hư”, hay “chém chả” chứ không như con dâu ngày xưa, rồi thì đủ thứ kể lể chuyện con dâu không thương yêu mẹ chồng như con đẻ. Tôi nói thẳng với các bà ấy, làm sao con dâu có thể coi mẹ chồng như mẹ đẻ được?
Tôi kết hôn năm 1979, mẹ chồng tôi là một người cực kì hà khắc với con dâu. Ngày tôi chân ướt chân ráo về làm dâu nhà bà thì đã được lĩnh ngay một bài giáo huấn ngọt ngào mà “lọt” đến tận xương: “Tôi chỉ có mỗi thằng này là độc đinh cầu tự, chị làm gì thì làm, sống sao thì sống miễn là phải nhớ cái tam tòng tứ đức, cái công dung ngôn hạnh của đàn bà, chị mà phạm vào điều nào thì chị đừng trách tôi ác”. Tôi thì trong lòng sợ sệt vô cùng nhưng ngoài mặt không dám biểu lộ mà chỉ “vâng, dạ” lĩnh ý mẹ chồng.
Có sống chung mới thấy cuộc đời làm dâu sao mà khốn khổ. Ngày ở nhà đẻ tôi còn chưa bưng nước rửa chân cho mẹ lần nào, nay về làm dâu thì 5 giờ sáng đã dậy dọn dẹp, nấu cơm ăn sáng cho cả nhà, xong xuôi đâu đấy mới gọi mẹ chồng và chồng dậy để ăn cơm. Ăn xong phải rửa bát ngay vì mẹ chồng tôi ưa sạch sẽ, xong rồi mới chạy chợ. Nhớ có lần tôi trót dậy muộn không kịp rửa bát nên đành ngâm trong chậu rồi đi chợ bán hàng, chiều hôm ấy về bà đổ cả mắm tôm vào chậu cho hôi rình lên để ngầm báo cũng như “dằn mặt” con dâu. Tối sau khi xong hết việc thì phải đun một chậu nước lá dược liệu để bà và chồng tôi ngâm chân. Nhiều khi bưng chậu nước lá nghĩ đến mẹ đẻ nuôi nấng mình như trời bể mà mình còn chưa báo hiếu được ngày nào, tôi chỉ biết khóc trong lòng.
Con dâu sao có thể thân thiết với mẹ chồng như mẹ đẻ được (Ảnh minh họa).
Mang thai đứa con đầu lòng vào năm 1980, khi ấy tôi khá khổ sở vì ốm nghén. Chồng tôi lại vốn là người tình cảm nhưng cũng rất sợ mẹ đẻ nên không giúp gì cho tôi được. Thế nên dù ốm hay mệt thì cũng vẫn phải như lịch hàng ngày, không có gì thay đổi. Có một hôm tôi ốm quá, lết không nổi nữa nên nằm bẹp ở nhà, chồng tôi báo với mẹ tôi từ hôm trước là: “Vợ con ốm, mai cho nó nghỉ chợ một ngày” thế là bà im im không nói với tôi một lời.
Chiều chợ về, thấy bà mua mớ tía tô với ít hành rồi bảo: “Thằng Trung nấu cho vợ mày bát cháo đi” làm tôi xúc động vô cùng, cứ tưởng bà đã bớt ghét tôi rồi. Ai dè đâu, vừa húp xong bát cháo bà đã hỏi: “Chị khỏi chưa? Chắc đỡ rồi phải không? Đi đun cho tôi ít nước để tôi ngâm chân, cái thân già này sắp chết vì chạy chợ lo ăn cho cái nhà này đây!” Thế là dù chân tay vẫn run lẩy bẩy tôi vẫn gượng dậy để hầu mẹ chồng.
Cuối tháng ấy, bà còn tính cả tiền tía tô và hành bà mua nấu cháo cho tôi, với hai ngày tôi không chạy chợ là bao nhiêu tiền và phải trả lại cho bà. Từ ngày tôi về làm dâu thì hai vợ chồng mang tiếng ăn chung nhưng tháng nào cũng phải đóng tiền cho bà, bà bảo phải đóng 17.000 đồng nhưng tôi biết ý cố tích cóp biếu thêm cho bà vui lòng. Thế nhưng bà lại tưởng tôi kiếm được nên tháng sau lại cứ tăng hơn tháng trước, tháng nào đóng đủ là bà tỏ ý không hài lòng rõ rệt, lại “tiếng bấc tiếng chì” đến khổ. Vậy mà chỉ có mớ tía tô 200 đồng mua cho tôi mà bà cũng ghi sổ nợ. Mẹ chồng như thế hỏi con dâu yêu sao được?
Rồi còn đủ các chiêu, các trò kinh khủng khiếp mà mẹ chồng tôi bày ra để hành con dâu mà tôi chẳng buồn kể nữa vì dù sao thì bà cũng mất rồi, giờ cũng lại làm mẹ chồng nên tôi càng thấm cái sự “chả dâu nào có thể yêu mẹ chồng như mẹ đẻ”.
Video đang HOT
Tôi biết cái cảnh làm dâu nó khổ thế nào, cũng là người thức thời biết sống theo xu thế nên không có gì là hà khắc hay gây khó dễ gì với con dâu cả. Con gái mình cũng đi làm dâu cơ mà, làm sao mà mình không thấu hiểu. Thế nhưng, có lẽ chuyện mẹ chồng – nàng dâu luôn là “nỗi ám ảnh” của phụ nữ Á đông nói chung, nên con dâu tôi cũng đối đãi với tôi rất lễ phép nhưng rất “khách khí”.
Cháu còn trẻ nên kinh nghiệm sống chưa nhiều, hoặc cũng có thể do thông tin thời nay nó phổ biến nên con dâu tôi nắm bắt nhanh để phòng ngừa mẹ chồng thì phải. Có hôm bạn cháu đến chơi nhà, cháu kéo tuột lên phòng thủ thỉ. Tôi nghĩ theo nếp cổ “khách đáo gia của nhà phân nhị” nên gọt hoa quả và mang hai cốc nước chanh lên cho hai đứa uống. Vừa đến nơi thì thấy giọng con dâu lanh lảnh: “Mẹ chồng tớ mà dám gây khó dễ hoặc làm tớ ngứa mắt thì tớ bảo anh Thành dọn ra ở riêng ngay, mà trước sau khi cũng dọn ra thôi chứ ở kiểu này mất tự do lắm!”
Tôi nghe mà buồn hẳn, tính đi vào xong lại thôi, định để trước phòng nó để con nó ra lấy nhưng lại trộm nghĩ, sợ con nó nghĩ mình “dằn mặt” nên lại bê xuống, rồi mới gọi với lên bảo nó xuống lấy. Nó nhận nhưng cũng phụng phịu, chẳng hoan hỉ gì…
Từ ngày đó, con dâu thấy tôi ít nói thì lại hồn nhiên tâm sự với con gái tôi là: “Mẹ ít nói nhỉ? Chị sợ những người ít nói lắm, không hiểu trong lòng họ nghĩ gì mà cứ im ỉm được!” thì tôi cũng chả hiểu phải làm gì mới vừa ý con dâu được.
Thôi thì Trời chả chịu Đất thì Đất chịu Trời, biết ý con nó không muốn ở cùng mình nên tôi cũng chia sẻ thẳng thắn, ai ngờ đâu trước mặt bố mẹ chồng, cả chồng ngồi bên cạnh con dâu tôi còn thẳng thắn hơn cả tôi: “Mẹ không hài lòng gì với con hay sao mà đang yên đang lành lại đuổi con đi? Con làm gì không phải thì mẹ phải bảo con đàng hoàng, giờ mẹ tự nhiên bảo bọn con ra ở riêng thế này, thiên hạ không biết lại bảo con làm sai điều gì nên nhà chồng “lót lá chuối” đuổi ra khỏi nhà!”
Tôi cũng khá bất ngờ nhưng nghĩ nếu tôi nói rằng vì nó muốn thế tôi mới chiều ý, thì nó lại cho là tôi nghe lén chuyện của nó thì còn tội hơn nên đành mở ý là nếu các con muốn thì bố mẹ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cho thoải mái, tự do, chứ không phải vì ghét bỏ gì mà bảo ra ở riêng cả…
Các bà, các cô ạ! Đừng bao giờ mong mỏi con dâu nó đối với mình như mẹ đẻ ngay cả khi mình đã mở lòng với nó, sẽ không bao giờ có chuyện con dâu có thể yêu mẹ chồng như mẹ đẻ của nó được bởi đơn giản: Mẹ chồng là mẹ của chồng, còn mẹ đẻ là mẹ của mình, vậy thôi!
Theo Emdep
Xấu hổ với chồng khi mẹ đẻ đòi lương 7 triệu/tháng mới lên bế cháu
Ngồi trước mặt con rể, mẹ tôi thản nhiên nói: "Mẹ lên bế cháu cho các con cũng được thôi, nhưng tháng hai vợ chồng thu xếp cho mẹ 7 triệu, mẹ không giúp không được. Ở nhà mẹ đi làm linh tinh cũng được ngần ấy rồi". Nghe xong, gương mặt chồng tôi chùng xuống.
Mẹ muốn vợ chồng tôi trả lương mỗi tháng 7 triệu mới chịu lên bế cháu cho. (Ảnh minh họa)
Gần 30 tuổi tôi mới có đứa con đầu lòng. Chồng tôi còn mừng rỡ hơn gấp bội khi anh đã bước sang tuổi 34 mới được làm bố.
Vợ chồng tôi lấy nhau sau đầy rẫy những khó khăn. Cưới nhau xong cũng phải tới hơn 2 năm sau tôi mới có bầu được. Hai vợ chồng chạy chữa thuốc thang cũng tốn kém rất nhiều. Nhưng giờ đây, mỗi lần nhìn thấy con, chúng tôi lại gạt hết mọi phiền muộn và lo lắng vì niềm hạnh phúc vô bờ bến này.
Chúng tôi làm việc trên thành phố. Tích cóp mãi hai vợ chồng tôi mới mua được căn chung cư be bé, xa tít tắp với trung tâm. Hết 6 tháng nghỉ chế độ thai sản, tôi phải đi làm trở lại. Sợ cảnh thuê giúp việc không an tâm, lo con bị đánh đập nếu không thuê được người tử tế nên vợ chồng tôi bàn nhau sẽ nhờ bà ngoại lên bế giùm. Vậy mà... mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ.
Sợ cảnh thuê giúp việc không an tâm, lo con bị đánh đập nếu không tìm được người tử tế nên vợ chồng tôi bàn nhau sẽ nhờ bà ngoại lên bế giùm. Vậy mà... mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi mồ côi bố mẹ từ nhỏ, anh sống với ông bà ngoại. Sau này ông bà cũng mất nên gần như anh chỉ có một mình. Bởi vậy chỉ có thể nhờ mẹ đẻ của tôi lên trông con giùm.
Nhà tôi có 2 chị em, nhưng em gái tôi đã lấy chồng và sinh 2 đứa con xong xuôi. Giờ mẹ tôi cũng không bận gì cả, bà chỉ ở nhà làm quanh quẩn mấy việc linh tinh mà người ta thuê.
Vợ chồng tôi đón bà ngoại lên nhà chơi và đưa ra lời đề nghị. Tôi không ngờ, câu nói của mẹ tôi đã khiến tôi vô cùng xấu hổ và tủi thân.
"Mẹ lên bế cháu cho các con cũng được thôi, nhưng tháng hai vợ chồng phải thu xếp cho mẹ 7 triệu, mẹ không giúp không được. Ở nhà mẹ đi làm linh tinh cũng được ngần ấy rồi. Hai vợ chồng bàn nhau xem, nếu được thì mẹ lên bế cháu cho. Còn không mẹ ở lại quê đi làm thuê".
Vẫn biết chuyện con cái lo cho bố mẹ về già là đương nhiên. Khi có ý định nhờ mẹ lên bế cháu, chúng tôi cũng luôn xác định sẽ biếu mẹ tiền mỗi tháng để chi tiêu.
Chỉ có điều, khi nghe mẹ nói những lời này, tôi thấy sao mà chạnh lòng quá. Mẹ có cần phải thẳng thắn tới mức đó không? Không lẽ mẹ không thể thông cảm với vợ chồng tôi?
Con số 7 triệu không phải là nhỏ. Mẹ tôi bảo: "Thuê ô sin giờ làm sao an tâm bằng bà bế cháu được, thế nên giá như vậy là rẻ lắm rồi". Càng nghe tôi lại càng đau lòng và xấu hổ với chồng. Chắc chắn anh sẽ cảm thấy hụt hẫng rất nhiều khi mẹ vợ đòi lương, hét giá không khác gì người dưng như thế.
Nếu chúng tôi có tiền, chắc chắn tôi không bao giờ tiếc mẹ điều gì. Nhưng lương tôi đi làm cũng không nổi 10 triệu một tháng. Vợ chồng tôi cũng còn nợ nần tiền nhà, con thì nhỏ... Vậy mà không ngờ, mẹ lại đòi hỏi tiền lương cao như một người xa lạ, khác máu tanh lòng vậy?
Vợ chồng tôi cũng còn nợ nần tiền nhà, con thì nhỏ... Vậy mà mẹ tôi lại đòi hỏi tiền lương cao như một người xa lạ, khác máu tanh lòng vậy? (Ảnh minh họa)
Sau hôm đó, chồng có bàn với tôi và bảo chấp nhận vì tôi không thể nghỉ việc, chúng tôi cũng sợ thuê giúp việc không an tâm. Vậy là không còn cách nào khác, tôi chấp nhận mỗi tháng đưa mẹ 7 triệu để nhờ bà lên giúp.
Tiền có thể làm ra nhưng trong câu chuyện này, tôi cảm thấy sao mà xót xa quá. Tôi không muốn là đứa con gái bất hiếu nói xấu mẹ nhưng quả thật, mẹ tôi đã làm tôi buồn lòng vô cùng.
Theo Eva
Ngược đời, ăn Tết nhà chồng sướng hơn nhà đẻ Có những cô gái làm mọi cách để được về ăn Tết cùng mẹ đẻ nhưng có người lại chỉ muốn được đón Tết nhà chồng. Người ta chỉ nghe thấy chuyện "giông bão" nổi lên trong nhà khi vợ đấu tranh đòi về ăn Tết ngoại chứ hiếm có nàng dâu nào lại chỉ muốn đón Tết quê chồng. Ấy thế mà...