Cha của Lê Bá Mai ra Hà Nội kêu oan cho con
Vụ án Lê Bá Mai còn quá nhiều điểm bất thường nhưng chưa được xét đến. Trong khi đó, lãnh đạo VKSND Tối cao cho rằng vụ án “đã chấm dứt” và khép lại.
Quá bức xúc vì những lá đơn của con trai và bản thân mình gửi đi khắp nơi nhưng không nhận được hồi đáp, ông Lê Bá Triệu (cha của Lê Bá Mai trong “ kỳ án vườn mít”) đã lặn lội từ Bình Phước ra Hà Nội để kêu oan.
Gặp gỡ báo chí ngày 9-3, ông Triệu cho biết: “Hàng loạt bất thường trong hồ sơ vụ án không được giải quyết nên Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM ngày 30-8-2013 mới tiếp tục tuyên án chung thân với con trai tôi”.
Vụ án đã khép lại?
Trong đơn sẽ được gửi trực tiếp tới lãnh đạo VKSND Tối cao và TAND Tối cao vào hôm nay (10-3), ông Triệu cho biết phiên tòa phúc thẩm xét xử Lê Bá Mai diễn ra ngày 30-8-2013 thì tới ngày 4-9-2013, ông đã có đơn kêu oan gửi nhiều cơ quan, trong đó có Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình và Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
“Sau đó 1 ngày, hôm 5-9-2013, con trai tôi là Lê Bá Mai tiếp tục có đơn kêu oan khẩn cấp, khẳng định mình vô tội. Nhưng 2 lá đơn kêu oan của cha con tôi đến giờ vẫn chưa nhận được hồi âm nào. Thế mà hôm 11-2-2014 vừa rồi, chúng tôi đọc báo thấy ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao, khi chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại TP HCM nói rằng vụ này đã chấm dứt. Việc này đã làm cho gia đình tôi rất bức xúc” – ông Triệu nói.
Ông Triệu cho biết sáng nay, cả gia đình ông sẽ tìm tới VKSND Tối cao để hỏi cho rõ tại sao lại nói vụ án của Lê Bá Mai đã khép lại dù vẫn còn những lá đơn kêu oan chưa có hồi đáp.
Ra Hà Nội kêu oan cho Lê Bá Mai còn có ông Dương Bá Tuân (chủ rẫy nơi Lê Bá Mai làm thuê cách đây 10 năm). Ông Tuân cho biết chưa khi nào thôi day dứt về số phận của Lê Bá Mai suốt 10 năm nay. Sau khi Lê Bá Mai dính vào vòng lao lý, ông Tuân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình ông Triệu tìm kiếm công ăn việc làm để có tiền kêu oan cho con trai.
Theo ông Tuân, ngay từ những năm 2005-2006, các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho Lê Bá Mai đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, tất cả những bất thường, phi logic trong hồ sơ kết tội đã không được xem xét thấu đáo.
Video đang HOT
Ông Lê Bá Triệu cho biết chừng nào chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng của Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao thì ông còn ở lại Hà Nội để kêu oan cho Lê Bá Mai.
Nhiều bất thường chưa được làm rõ
Từng đọc rất nhiều thông tin viết về vụ án của Lê Bá Mai qua báo chí nhưng khi trực tiếp cầm hồ sơ để nghiên cứu, luật sư Nguyễn Việt Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) vẫn cho biêt “bị ám ảnh và mất ngủ nhiều đêm”.
“Những chứng cứ trong hồ sơ vụ án không đủ sức nặng và căn cứ để kết tội Lê Bá Mai. Hồ sơ vụ án có quá nhiều tình tiết mâu thuẫn cần thiết phải được làm sáng tỏ” – luật sư Nguyễn Việt Hà. Bà cho biết đã quyết định sẽ giúp đỡ gia đình ông Lê Bá Triệu viết đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan chức năng.
Ông Dương Bá Tuân cho hay từ những năm 2004-2006 đã xuất hiện một nhân chứng nhìn thấy một người đàn ông khác đi vào vườn mít – nơi phát hiện thi thể nạn nhân Thị Út giữa đêm khuya. Tuy nhiên, sau khi được Bộ Công an yêu cầu làm rõ, Công an tỉnh Bình Phước lại kết luận ở địa phương không hề có nhân chứng này. Sau đó, các luật sư nhận bào chữa miễn phí cho Lê Bá Mai đã về tận Bình Phước để tìm kiếm và xác nhận rằng nhân chứng này có thật nhưng đáng tiếc sau đó không lâu đã chết vì bệnh tật.
“Đến giờ, tôi có thể thuộc làu từng chi tiết, mốc thời gian và sự bất thường trong vụ án này. Tôi chỉ mong Lê Bá Mai sớm được minh oan thôi” – ông Tuân cho biết.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra đã thu giữ ở nhà ông Tuân một can nhựa vuông 40 lít nhưng trong bản án mới nhất lại tuyên trả cho ông một can nhựa có kích thước 28 cm – hoàn toàn khác. “Tôi làm đơn kháng cáo rằng đó không phải vật chứng thu giữ ban đầu nhưng không được xem xét” – ông Tuân bức xúc.
Trong văn bản trả lời ông Lê Bá Triệu mới đây, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết từ năm 2005, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI, đã có thư gửi Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị xem xét về tính hợp pháp, xác thực và liên quan giữa những chứng cứ được nêu trong vụ án để buộc tội Lê Bá Mai theo quy định của pháp luật.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ơ Quốc hội tháng 11-2013, chính ông Hùng đã chất vấn Chánh án TAND Tối cao về vụ án Lê Bá Mai có nhiều dấu hiệu oan sai. “Chánh án đã nói sẽ rất thận trọng, khách quan trong việc xem xét lại vụ án này, với một tinh thần, trách nhiệm cao nhất” – ông Hùng cho biết.
Theo tìm hiểu của Phóng viên Báo Người Lao Động, TS Vũ Đức Khiển (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), TS Dương Thanh Biểu (nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao), bà Nguyễn Thị Hoài Thu và một số chuyên gia tư pháp đang nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án của Lê Bá Mai để có thư xin gặp trực tiếp lãnh đạo VKSND Tối cao và TAND Tối cao trao đổi về những bất thường cần được xem xét lại.
Phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội” Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho biết Hiến pháp đã khẳng định các cơ quan tố tụng phải áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Trường hợp nào không đủ chứng cứ, chứng cứ không đủ thuyết phục, có nhiều mâu thuẫn trong việc buộc tội một ai đó thì phải xem xét kỹ càng, trả tự do cho người liên quan. “Nguyên tắc suy đoán vô tội đã áp dụng rộng rãi trên thế giới rồi và các cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải xem xét lại trong vụ án Lê Bá Mai. Nếu thấy còn nhiều bất thường, không thuyết phục thì phải trả tự do cho Mai. Tôi cho rằng “điểm nghẽn” của vụ án đang nằm ở việc bồi thường oan sai và trách nhiệm của những người liên quan nên đến giờ vẫn nhùng nhằng như thế” – luật sư Hậu nhân xet.
Theo Thế Kha (Người Lao Động)
Chánh án TAND Tối cao nói về "kỳ án vườn mít"
Trả lời chất vấn Quốc hội về "vụ án vườn mít", Chánh án TAND Tối cao nói: "Hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có đơn kêu oan chúng tôi xem xét lại theo trình tự quy định pháp luật".
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội sáng nay 21/11, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đã đặt câu hỏi với Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về "vụ án vườn mít".
ĐB Đỗ Mạnh Hùng nói: "Chúng tôi đã nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp về vụ xét xử Lê Bá Mai ở Bình Phước tội giết người, hiếp dâm có nhiều dấu hiệu oan sai. Vụ án này đã qua 4 lần sơ thẩn, 3 lần phúc thẩm với những kết luận khác nhau của tòa án. Lúc tòa tuyên có tội, lúc tuyên không có tội. Đề nghị Chánh án cho biết, với trách nhiệm của mình có chỉ đạo quy trình giám đốc thẩm vụ án này không, quy trình giám đốc thẩm như thế nào?".
Trả lời, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, cách đây vài tháng tòa án phúc thẩm đã xét xử lại vụ này và tuyên án Lê Bá Mai phạm tội. Đây là quyết định của một tòa án có thẩm quyền. Chánh án TAND Tối cao tôn trọng phán quyết của Hội đồng xét xử.
Còn trách nhiệm xem xét đơn kêu oan và thực hiện nhiệm vụ giám đốc kiểm tra việc xét xử, các cơ quan chức năng của ngành tòa án phải thực hiện. Đây thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của TAND Tối cao và thuộc trách nhiệm của lãnh đạo TAND Tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao và có trách nhiệm đứng đầu của Chánh án.
Đại Biểu Đỗ Mạnh Hùng
Đồng thời cũng có trách nhiệm của Viện Kiểm sát. Vì Viện Kiểm sát đã kháng nghị và đã thực hành quyền công tố và Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng trả lời trong phiên chất vấn trước.
Chánh án TAND Tối cao khẳng định: "Chúng tôi sẽ rất là thận trọng, khách quan trong việc xem xét lại vụ án này trên tinh thần trách nhiệm cao nhất".
"Hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có đơn kêu oan chúng tôi xem xét lại theo trình tự quy định pháp luật".
Theo hồ sơ vụ án, Lê Bá Mai làm thuê cho trang trại của ông Dương Bá Tuân (Bình Phước). Sáng 11/12/2004, Mai phát hiện bé Út (11 tuổi) và Hằng (13 tuổi) đi mót củ sắn liền nảy sinh tà ý. Mai lấy xe máy đến rủ riêng Út đến khu vườn mít cách đó khoảng 80m.
Bị nạn nhân chống trả, Mai đánh Út đến bất tỉnh rồi thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Mai lấy quần của chính bé gái, siết cổ em đến chết.
Năm 2005, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Bá Mai mức án tử hình cho cả hai tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sau đó cũng giữ nguyên bản án này.
Tuy nhiên, năm 2006, Viện KSND Tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy hai bản án trên. Đến tháng 2/2007, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị trên và tuyên hủy các bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó để điều tra lại từ đầu.
Quá trình điều tra kéo dài từ 2007 - 2011 bằng việc bổ sung thêm một số chứng cứ.
Tháng 5/2011, sau nhiều ngày xét xử và nghị án, TAND tỉnh Bình Phước cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai. Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã kháng nghị, yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xét xử lại theo hướng buộc tội đối với bị cáo.
Ngày 18/5/2012, Mai bị bắt giam lại. Tháng 6/2012, TAND Tối cao tại TP HCM tuyên hủy án để điều tra và xét xử lại từ đầu.
Tháng 1/2013, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần 3 tuyên phạt Mai tù chung thân. Ngay sau đó, VKSND cùng cấp kháng nghị yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử bị cáo án tử hình. Mai tiếp tục kêu oan.
Gần đây nhất, ngày 30/8, HĐ xét xử TAND Tối cao tại TP .HCM đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Theo Khampha
Phúc thẩm lần 3 "Kỳ án vườn mít": VKS đề nghị án tử hình Chủ tọa phiên tòa Phan Thanh Tùng tuyên bố khai mạc phiên tòa lúc 8h50 phút và bắt đầu thẩm vấn Lê Bá Mai. Bị cáo Lê Bá Mai Lúc 7h40 sáng 3/8, bị cáo Lê bá Mai được dẫn giải vào tòa. Trước đó, cha mẹ bị cáo có mặt từ rất sớm cùng luật sư Huỳnh Thế Tân, một trong 3...