Cha của các loài quái vật: Typhoeus trong vũ trụ DC mạnh đến mức nào?
Typhoeus, hay Typhon – Cha của các loài quái vật chính là con quái vật hùng mạnh nhất Hy Lạp trong vũ trụ DC.
Thần thoại Hy Lạp là 1 trong những đề tài xưa được yêu thích nhất trong văn hóa đại chúng, bởi sự ly kỳ và thú vị của nó. Trong đó, đề tài quái vật của Hy Lạp có thể nói là “hấp dẫn đến bất hủ”, khi chúng vẫn được những nhà văn, họa sĩ hay biên kịch, đạo diễn ưa chuộng cho đến ngày nay. Vậy đâu là con quái vật mạnh nhất Hy Lạp, cụ thể là trong vũ trụ DC Comics?
Đó là Typhoeus, hay Typhon – Cha của các loài quái vật.
Typhoeus trong thần thoại Hy Lạp
Trong thần thoại, Typhoeus là con trai của Titan Đất Mẹ Gaea và cha là Tartarus – thần vực thẳm vô tận, tức là anh em với Titans, Cyclopes và Hecatonchires.
Nổi tiếng là cha của các loài quái thú mạnh nhất về sau này và là con quái vật hùng mạnh nhất, to lớn nhất Hy Lạp, Typhoeus từng có âm mưu lật đổ ngôi của Zeus để trở thành Vua của các vị thần và loài người. Tuy nhiên, hắn đã thất bại và bị Zeus lấy núi Etna đè lên, phong ấn vĩnh viễn.
Ở phiên bản Prime Earth, Typhoeus là 1 con quái vật có hình dạng như 1 con Serpent khổng lồ. Trong quá khứ, hắn đã bị Zeus nhốt trong 1 hang động tại nút Etna (Ý), và được giải phóng nhờ Wonder Woman cứu vì thỏa thuận với nữ thần Hecate. Sau này, hắn đã sống cùng bà ta 1 thời gian ở trong điện thờ Gaea trên đỉnh Olympus.
Video đang HOT
Hecate yêu cầu Diana giải phóng Typhoeus
Tuy nhiên, phiên bản này không thực sự mạnh mẽ như thần thoại. Typhoeus đã xém chút bị Ares giết chết nếu không có sự can thiệp của Diana. Vì thế, ta có thể giả định rằng trận chiến trong quá khứ của phiên bản này vốn không hề long trời lở đất, và Zeus đã dễ dàng hạ gục hắn.
Diana “nẫng tay trên” người thầy cũ của mình
Ở New Earth, tầm vóc của Typhoeus là ở 1 đẳng cấp hoàn toàn khác. Hắn từng xuất hiện với 2 hình dạng, 2 phiên bản khác nhau. Phiên bản đầu tiên của hắn là 1 con rồng khổng lồ có nhiều đầu, và phiên bản thứ 2 là 1 con quái vật hình người to béo khổng lồ, có cánh và hàng trăm cái đầu rắn khác nhau.
Ở phiên bản đầu, Typhoeus sở hữu sức mạnh to lớn đến áp đảo. Trong New Teen Titans vol 2 #9, bất chấp lời cảnh báo của Destiny, 2 nhóm Titans – phàm nhân và thần thánh đã xông vào đỉnh Olympus nhằm chiến đấu với nữ thần Titans Thia.
Để trả đũa, Thia đã triệu gọi Typhoeus và 1 mình hắn đã đối chọi lại được cả nhóm thần Hy Lạp, thần Titans cùng nhóm siêu anh hùng trẻ Teen Titans.
Thia triệu gọi Typhoeus
Sau khi Titans ánh sáng Hyperion hi sinh bản thân bằng ngọn lửa để giết chết vợ mình – Thia, Liên Minh thần thánh đã dùng toàn lực để hạ gục Cha của các loài quái vật. Để kết thúc trận chiến, Kole Weathers liền sử dụng sức mạnh của mình nhằm phong ấn hắn bằng tinh thể pha lê.
Sau đó, cha con Cronus – Zeus đã tái hợp, hòa bình đã được thiết lập lại giữa 2 giới thần Olympus và Titans.
Kole Weathers kết thúc trận chiến
Ở phiên bản thứ 2, Typhoeus chính là đứa con trai cuối cùng của Gaea với Tartarus, thông qua việc Diana gọi hắn dưới danh xưng “ Last son of Gaia“. Trong quá khứ, Typhoeus cùng Zeus đã chiến đấu với nhau, dẫn tới việc Zeus bị hắn xé đứt gân.
Tuy nhiên, thắng lợi lại không thuộc về hắn khi vị chúa tể của đỉnh Olympus ném 1 quả núi khổng lồ vào đầu hắn, đày hắn xuống tận vực thẳm Tartarus phía dưới Themyscira.
Tạo hình phiên bản thứ 2 của Typhoeus
Trong Sensation Comics Featuring Wonder Woman #31, Typhoes đã dùng sức mạnh vô tiền khoáng hậu của mình mà xém chút đã thoát được khỏi Tartarus. Để ngăn chặn hắn, Mẹ Đất Gaea đã kêu gọi Poison Ivy tới hợp lực cùng Wonder Woman. Và nhờ thế, Typhoeus bị ngăn bởi Wonder Woman cùng Poison Ivy và bị núi đá đẩy xuống Tartarus thêm 1 lần nữa, trong issue 32.
Về sức mạnh, Typhoeus của phiên bản New Earth là 1 con quái vật rất đáng sợ. Chỉ với 1 hơi thở, ngọn lửa của hắn có thể thiêu rụi mọi sự sống. Hắn là nguyên nhân của gió bão, động đất dưới chân chúng ta, của núi lửa phun trào và vô số những điều kinh khủng khác.
Sức mạnh của Typhoeus
theo Helino
Nhật Bản cảnh báo núi lửa phun trào, hạn chế tiếp cận
Một ngọn núi lửa của Nhật Bản nằm cách Tokyo khoảng 140km về phía Tây đã phun trào vào đêm 7/8 rạng sáng 8/8, lần đầu tiên kể từ năm 2015, khiến việc tiếp cận bị hạn chế.
Ảnh chụp màn hình của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho thấy núi Asama phun trào ngày 8/8/2019 (Ảnh: AFP)
Theo báo cáo mới nhất, núi lửa Asama - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Nhật Bản đã hoạt động trở lại, phun ra những cột khói và tro bụi cao tới gần 2km.
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Nhật Bản ngay lập tức nâng mức cảnh báo lên một bậc, mức báo động số 3 trong thang cảnh báo 5 bậc, đồng nghĩa với việc cấm tiếp cận trong phạm vi 4km từ địa điểm xảy ra phun trào.
Cơ quan này cũng đồng thời cảnh báo những khối đất đá lớn và dòng khí nóng đang dịch chuyển nhanh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong phạm vi 4km từ miệng núi lửa. Tùy thuộc vào hướng gió, các khu định cư gần núi lửa có thể bị ảnh hưởng do đất đá và tro bụi trong không khí.
Các chuyên gia đánh giá núi lửa Asama tiếp tục phun trào trong sáng 8/8 nhưng ở mức "bình thường" và không quan sát thấy nó tăng cường hoạt động.
Nhật Bản có hơn 100 núi lửa đang hoạt động. Vào tháng 9/2014, một núi lửa phun trào đã khiến 63 người khác thiệt mạng và mất tích./.
Khánh Linh (Theo AFP, NHK)
Theo ĐCSVN
Sơ tán diện rộng tại Papua New Guinea do núi lửa Ulawun 'thức giấc' Ngày 27/6, nhà chức trách Papua New Guinea thông báo trên 5.000 người đã phải sơ tán trong 24 giờ qua sau khi núi lửa Ulawun tại tỉnh Tây New Britain phun trào, tạo ra cột tro bụi cao 19 mét. Dung nham núi lửa Ulawun phun trào sáng 26/6/2019. Ảnh: volcanodiscovery.com Cơ quan Đối phó thảm họa Papua New Guinea cho biết...