Cha con trùm “xã hội đen” Minh Sâm hầu tòa
Sau 8 tháng hoãn phiên tòa phúc thẩm lần đầu do vắng mặt luật sư, ngày 30.6, cha con trùm “ xã hội đen” Minh Sâm hầu tòa theo kháng nghị của VKSND cấp cao tại Hà Nội.
Ngày 30.6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Ngọc Minh (57 tuổi, tức trùm “xã hội đen” Minh Sâm, ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) cùng đồng phạm về tội Cưỡng đoạt tài sản, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Đồng phạm của ông ta gồm vợ chồng con gái Nguyễn Thu Hằng (25 tuổi) và những đàn em thân thiết.
Phiên xử phúc thẩm này diễn ra theo kháng nghị của VKSND Cấp cao.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm hồi đầu tháng 6.2016, Nguyễn Ngọc Minh bị HĐXX TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên 24 tháng tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, bồi thường hơn 117 triệu đồng. 8 bị cáo còn lại lĩnh từ 15 đến 18 tháng tù.
Theo dõi phiên tòa, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh những kẻ “xã hội đen” bị tòa tuyên mức án thấp, dư luận xã hội không đồng tình.
Minh Sâm và đồng bọn tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Vân Thanh
Về việc này, trung tuần tháng 6.2016, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình – Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng bọn, để giải quyết tiếp vụ án theo trình tự tố tụng phúc thẩm đúng pháp luật, xử lý nghiêm tội phạm.
Video đang HOT
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra quá trình điều tra vụ án, sớm báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Với mức án trên, nhiều người cho rằng bản án đối với Minh là thấp.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, năm 2000, Minh Sâm thành lập Công ty TNHH Đại An. Sau 10 năm, công ty này được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép làm chủ đầu tư 2 khu chợ Phù Khê Thượng và Phù Khê Đông ở thị xã Từ Sơn.
Để có tiền cho Ban quản lý chợ hoạt động, ông trùm “xã hội đen” ban hành quy chế về phí, lệ phí lưu bãi đối với các loại xe vào các chợ trên với mức từ 50.000 đến 3 triệu đồng/lần lưu bãi mà không được cơ quan chức năng cho phép.
Ngoài ra, Minh còn chỉ đạo đàn em ép các phương tiện chở gỗ phải vào chợ dỡ hàng để thu phí bốc xếp, bến bãi. Ai chống đối sẽ bị nhóm người này đe dọa, hành hung, cản trở việc kinh doanh. Do đó, nhiều nạn nhân muốn được yên ổn làm ăn phải nộp tiền theo quy định của ông trùm.
Hành vi trên của trùm xã hội đen và đồng bọn chỉ bị phát hiện khi cơ quan chức năng bắt quả tang Nguyễn Hữu Hoàng (25 tuổi), nhân viên của Hằng có hành vi cưỡng đoạt 1,2 triệu đồng của một lái buôn tại chợ gỗ Phù Khê Đông trung tuần tháng 8.2014.
Vào cuộc điều tra, Bộ Công an xác định có 12 bị hại từng bị Minh và đàn em cưỡng đoạt tài sản, bắt nộp các loại phí khi vận chuyển gỗ vào các khu chợ do ông trùm này quản lý tổng số tiền 184 triệu đồng.
Khám xét nơi ở của các nghi can, cơ quan chức năng còn thu giữ 6 khẩu súng, 1 quả lựu đạn, đao kiếm các loại.
Theo Vân Thanh (Zing)
Vụ án Minh "Sâm" khởi đầu rùm beng, kết thúc đơn giản
Khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam Minh "Sâm" và đồng phạm vào tháng 8.2014, dư luận xã hội rất xôn xao, tuy nhiên gần 2 năm sau vụ án được đưa ra xét xử và kết thúc một cách đơn giản.
Vừa nhận mức án, đa phần bị cáo đã... chấp hành xong
Trong vụ án này, ngoài Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh "Sâm", SN 1960) bị TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên phạt nặng nhất là 24 tháng tù giam về tội Cưỡng đoạt tài sản, còn có 8 bị cáo khác cũng bị tuyên phạt cùng tội danh này. Tuy nhiên, mức án dành cho 8 bị cáo bằng thời gian họ bị bắt tạm giam trước đó.
Cụ thể: Nguyễn Văn Tùng 18 tháng 13 ngày tù, Vũ Quốc Khánh 18 tháng 13 ngày tù, Nguyễn Thu Hằng 17 tháng 19 ngày, Trần Thái Sơn 18 tháng 6 ngày, Phạm Văn Đức 18 tháng 6 ngày, Nguyễn Hữu Hoàng 18 tháng 13 ngày, Nguyễn Tiến Thắng 18 tháng 11 ngày tù, Quách Văn Lộc 18 tháng 6 ngày tù về tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Riêng bị cáo Nguyễn Văn Hòa bị tuyên phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Minh. (Ảnh: Lương Kết)
Nếu bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Ninh không bị kháng cáo, kháng nghị, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật. Theo quy định thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, như vậy trừ Minh "Sâm" và bị cáo Hòa, các bị cáo còn lại trong vụ án này đã chấp hành xong hình phạt tù.
Khó tìm bị hại
Theo truy tố, trong khoảng tháng 6.2012 đến tháng 5.2014, tại xã Phù Khuê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Ngọc Minh là Giám đốc Công ty TNHH Đại An (Bắc Ninh) đã tiến hành xây dựng và thành lập chợ Phù Khuê Đông và chợ Phù Khuê Thượng. Dự án trên được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt. Ngoài ra Minh "Sâm" còn xây dựng và thành lập chợ Đồng Bèo.
Sau khi các chợ này đi vào hoạt động, Minh "Sâm" không làm văn bản, tờ trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nội quy, quy chế hoạt động của chợ mà Minh tự lập ra Ban quản lý chợ và tự đề ra các quy định nộp các phí như phí bến bãi, xe công nông. Đồng thời Minh "Sâm" chỉ đạo, phân công trách nhiệm từng nhân viên của Ban quản lý chợ Đồng Bèo, bắt buộc các xe gỗ đi vào khu vực các chợ trên hoặc đi vào đường Nguyễn Văn Cừ, xã Phù Khuê, Từ Sơn phải nộp phí.
Căn cứ vào 99 quyển phiếu thu phí và các sổ sách liên quan, Cơ quan điều tra đã xác định trong thời gian từ tháng 6.2012 đến tháng 8.2014, có 4.008 lái xe, chủ xe gỗ đã nộp tiền đàn em của Minh "Sâm" với tổng số tiền hơn 5,3 tỷ đồng.
Phiên tòa Minh "Sâm" và đồng phạm kết thúc sau 1,5 ngày. (Ảnh: Lương Kết)
Số tiền này Minh "Sâm" không nhập về quỹ của Công ty TNHH Đại An mà sử dụng như sau: Tiền phí "bến bãi" thu của các xe gỗ chạy vào đường Nguyễn Văn Cừ với hơn 4,8 tỷ đồng Minh sử dụng chi hoạt động thường xuyên và trả lương cho các nhân viên tại khu chợ Đồng Bèo, còn lại Minh dùng chi tiêu cá nhân. Còn số tiền hơn 438 triệu đồng thu được từ các xe công nông được giao cho con gái và con rể bị cáo Minh là Nguyễn Thu Hằng và Trần Thái Sơn sử dụng.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã nhận đơn tố cáo và ghi lời khai của 114 người kinh doanh gỗ tại địa bàn thị xã Từ Sơn về việc phải nộp phí cho Ban quản lý chợ Đồng Bèo. Tuy nhiên do thiếu giấy tờ, bằng chứng nên đến nay chưa đủ căn cứ để làm rõ.
Để tìm các bị hại và người liên quan khác, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ủy thác cho Cơ quan điều tra 36 tỉnh, thành phố trên cả nước để phối hợp điều tra trên cơ sở sổ sách thu giữ tại Văn phòng chợ Đồng Bèo. Tuy nhiên do địa chỉ không rõ ràng, các chủ xe đã bán qua nhiều người khác nhau hoặc không hợp tác với Cơ quan điều tra như trình bày không có chuyện nộp phí... nên Cơ quan điều tra cũng chưa có cơ sở để làm rõ.
Đến giai đoạn truy tố, các cơ quan tố tụng chỉ xác định được vụ án Minh "Sâm" có 12 bị hại, số tiền chiếm đoạt trên 184 triệu đồng. Tuy nhiên khi phiên tòa diễn ra, có 3 bị hại đã có đơn xin rút, họ cho rằng tự nguyện đóng phí cho nhân viên của Minh "Sâm" chứ không phải bị ép buộc. Như vậy vụ án chỉ còn 9 bị hại, số tiền chiếm đoạt gần 118 triệu đồng. Các bị hại đều có đơn xin vắng mặt trong phiên xử.
Minh "Sâm" đề nghị giảm mức án vì "có công" Nói lời sau cùng chiều 1-6 khi VKS đã đề nghị mức án 20-30 tháng tù, Nguyễn Ngọc Minh (Minh "Sâm") đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ vì bị cáo có công lao xây dựng phát triển quê hương và có công với cách mạng. Nguyễn Ngọc Minh (Minh "Sâm") đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ mức án vì cho rằng...