Cha con người rừng gói bánh chưng đón Tết
Sau gần 40 năm sống biệt lập với rừng sâu, cha con “ người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang (Trà Phong, Tây Trà, Quảng Ngãi) đã “từ biệt” rừng sâu để về “vùng đất mới”, nơi có cuộc sống sôi động của con người. Và, đây là cái tết đầu tiên mà cha con “người rừng” này đón nhận sau 40 năm.
Gói bánh tét
Khi chúng tôi quay trở lại xã Trà Phong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) thì cũng là lúc cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh đang tất bật làm bánh tét ăn Tết.
Gặp khách, “người rừng” Hồ Văn Lang cười cười chào hỏi rồi vội vã mang nồi gạo nếp ra phía sau nhà. Tỏ ra rất “sành” chuyện bếp núc, anh vặn vòi nước vo gạo để chuẩn bị gói bánh. Lần đầu tiên đón tết cổ truyền, dù chưa hiểu rõ về phong tục của dân tộc mình nhưng Lang cũng đã biết cái tết này khác xa với cái tết nơi rừng sâu trước kia. Vừa vo gạo, “người rừng” Lang vừa nói: “Trôt xa tet gô”. Thấy chúng tôi lớ ngớ không hiểu, anh Hồ Văn Tri (em ruột anh Lang) dịch giúp: “Anh Lang nói là ảnh rất thích tết đó anh. Trôt là thích. Xa tet là tết. Gô là tôi”.
Nghe xong, Lang cười rồi cúi xuống vo gạo tiếp. Xong xuôi, anh lại đi lo lá chuối gói bánh tét. “Người rừng” Hồ Văn Thanh (cha Lang) cũng xắn tay vào phụ giúp.
Lang vo gạo nếp để gói bánh rất…sành
“Người rừng” Lang chẻ tre gói bánh tét
Anh Tri hướng dẫn cho cha và anh trai cách làm bánh. Những chiếc bánh tét do cha con “người rừng” gói cũng rất xinh xắn, mùi gạo nếp thơm lừng tỏa ra rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Ngồi trước phòng khách trong ngôi nhà mới khang trang, khuôn mặt hai cha con “người rừng” rất tươi. Lang lúc nào cũng cười, nụ cười của anh hồn nhiên như một đứa trẻ thơ lần đầu tiên nhận biết thế nào là tết. Bởi lẽ, dù đã 43 tuổi nhưng từ khi được sinh ra và theo cha vào sống trong rừng đến tận giờ, chưa có khoảnh khắc nào anh được “nếm” hương vị ngày tết, cũng chưa khi nào Lang tự tay gói bánh tét để ăn tết cả.
Lang bảo, hồi giờ cha con sống trong rừng, tách biệt với thế giới loài người, anh và cha chỉ biết một cái tết duy nhất đó là Tết Ngã rạ. Nhưng đến tết, hai cha con cũng không làm bánh. Họ chỉ mang vài con cá khô, thịt chuột và bắp, gạo ra nấu một bữa ăn đón Tết Ngã rạ.
Anh Hồ Văn Tri dạy cách gói bánh tét cho Lang
Cha con “người rừng” quay quần cùng nhau gói bánh tét, không phải sống cô quạnh nơi “thâm sơn cùng cốc”
“Thích ở lại làng”
So với ngày mới về làng, “người rừng” Hồ Văn Lang đã khá “sành sỏi”. Anh đã biết được rất nhiều thứ trong sinh hoạt đời thường. Chỉ có điều, Lang chưa nói rành rọt được tiếng đồng bào Cor. Ngồi bên các con, “người rừng” Hồ Văn Thanh vẫn rất ít nói, hiếm khi ông bắt chuyện với những người xung quanh. Dù vậy, cử chỉ và hành động của ông đã khác hẳn so với ngày được đón về từ rừng.
Chúng tôi hỏi Lang có thích trở lại rừng sống không thì Lang lắc đầu liên tục: “Trôt plây gô. Pe trôt man mơq gôk”. Anh Tri lại dịch: “Anh Lang nói là bây giờ thích ở làng chứ không thích ở trong rừng nữa”.
Bây giờ cuộc sống của cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh – Hồ Văn Lang ở làng thôn Trà Nga, xã Trà Phong rất tốt. Họ được tặng nhà mới, lại còn được tặng trâu để nuôi. Bà con trong làng ai ai cũng nhiệt tình giúp đỡ để cha con họ bắt đầu cuộc sống mới, từ bỏ những tháng ngày sống nơi rừng thiêng nước độc.
“Người rừng” Lang (phải) thích thú với hoa mai giả
Như biết được thế nào là vui xuân, đón tết, Lang cầm lọ hoa mai giả sửa lại rồi nói là ở trong rừng không có loại hoa như thế này. “Trôt xa tet gô” – anh lặp lại lời nói của mình khi đất trời sắp bước sang xuân.
Theo Khampha
"Người rừng" Hồ Văn Lang muốn có vợ
Khi nghe anh Hồ Văn Tri, ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, em ruột mình hỏi có thích lấy vợ không, "người rừng" Hồ Văn Lang (sinh 1968) cười toét miệng và gật đầu.
Trưa 5/12, khi chúng tôi tìm đến nhà cũng là lúc "người rừng" Lang đang ở sau vườn của một nhà gần đó để giúp họ hái cau chuẩn bị cho đám cưới.
Anh Lang đang hái cau giúp hàng xóm để chuẩn bị làm đám cưới
Sau gần 4 tháng kể từ khi được đưa từ rừng sâu về với cộng đồng cùng với người cha là Hồ Văn Thanh vào đầu tháng 8 vừa qua, đến nay, anh Lang đã hòa nhập khá tốt với cuộc sống mới.
Ông Thanh vẫn không nói chuyện với người lạ
Không chỉ biết xem ti vi, xem giờ bằng đồng hồ điện tử đeo tay, theo người thân lên rẫy đi trồng cây, thu hoạch lúa..."người rừng" Lang còn trò chuyện với mọi người và giúp đỡ bà con trong làng khi họ nhờ.
Đặc biệt hơn, anh Lang còn nói được một ít tiếng Kinh đơn giản. Theo đó, anh Lang đã có thể tự cầm tiền đến quán tạp hóa để mua một số nhu yếu phẩm như: mì tôm, thuốc lá... Tuy nhiên, điều làm người thân và bà con ở gần bất ngờ nhất đó là chuyện "người rừng" Lang thích có vợ.
Bữa cơm của gia đình ông Thanh
Một số người dân ở gần kể: Cách đây vài tuần, trong lúc ngồi trò chuyện, mấy thanh niên trong làng bất ngờ hỏi "có thích cưới vợ không" thì anh Lang liền nhoẻn miệng cười và gật đầu.
Anh Tri còn cho biết thêm: Mấy hôm trước khi nghe hỏi có nhớ và muốn vào lại rừng sống như trước không, thì Lang xua tay rồi nói: "Trong đó buồn; còn quần áo, dao gùi... đem hết về rồi vào trong đó làm sao mà ra rẫy trồng lúa, nấu ăn".
Ông Thanh và 2 con trai cùng con dâu của mình.
Ngược lại với con, tuy hiện ông Hồ Văn Thanh không còn cáu gắt và tỏ thái lạnh lùng với người lạ như lúc mới được đưa về nhưng trừ đứa con trai út là anh Tri, ông Thanh gần như không nói chuyện với bất kỳ người nào khác.
Theo Công Xuân
Đưa "người rừng" về: Không thể làm khác! Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, việc đưa cha con "người rừng" về với cộng đồng xuất phát từ mục tiêu nhân đạo, là việc làm tốt. Còn đánh giá như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người. "Không có một ai hay lực lượng nào có thời gian thể đưa cuộc sống bên ngoài vào rừng từng ngày một, và ngay cả...