Cha con giám đốc bị tố lừa đảo hàng trăm tỷ đồng
Trước nhiều dấu hiệu cho thấy Công ty chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) có hành vi gian dối, vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nhà chức trách xác định, công ty này đã nợ ít nhất 5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ khoảng 300 tỷ đồng và nợ lương công nhân 1,7 tỷ đồng nhưng không có khả năng chi trả.
Công ty An Khang tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP Cần Thơ. Ảnh: Thiên Phước
Video đang HOT
Ngoài ra, hàng chục hộ bán cá tra cho Công ty An Khang cũng đến đòi hơn 27 tỷ đồng nên ông Nguyễn Hồng Quân (Giám đốc Công ty An Khang) đã ký giấy thỏa thuận giao 2 kho hàng cho họ. Tuy nhiên, các kho hàng này trước đó đã được mang thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Chính vì vậy mà những ngày qua nhiều người đến Công ty An Khang cưa ổ khóa kho hàng đang niêm phong để lấy thành phẩm trừ nợ, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ.
Cơ quan điều tra còn phát hiện ông Quân và con gái Nguyễn Thị Thu Sương (Phó giám đốc Công ty An Khang) đã làm giả nhiều giấy tờ để vay khoảng 100 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh Trà Nóc (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) nhưng không có khả năng chi trả. Liên quan đến khoản nợ, Vietinbank đã cách chức giám đốc chi nhánh trên đối với bà Trần Thị Phương cùng với hai phó giám đốc là ông Thái Minh Toàn và Trần Việt Hải.
Theo nhà chức trách, những ngày qua lãnh đạo Công ty An Khang liên tiếp bị mời lên để thẩm vấn nhằm làm rõ những hành vi liên quan đến quá trình vay nợ để sản xuất nhưng không có khả năng chi trả.
Theo VNExpress
Xây dựng ĐH lớn nhất khu vực miền Bắc tại Hòa Lạc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã kí quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Đây là ĐH lớn nhất khu vực miền Bắc hiện nay với quy mô đào tạo 100.000 sinh viên. quy hoạch xây dựng 100.000 sinh viên.
Quy hoạch xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Theo quyết định, khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN): phía đông giáp quốc lộ 21 (không bao gồm hành lang bảo vệ và cách ly 150m); phía bắc cách đường băng sân bay Hòa Lạc khoảng 1.000m; phía nam giáp đường Láng - Hòa Lạc (không bao gồm hành lang bảo vệ và cách ly 150m); phía tây giáp núi Thằn Lằn. Quy mô diện tích lập quy hoạch 1.000ha. Quy mô đào tạo cho giai đoạn năm 2020 là 60.000 sinh viên (SV) và dự trữ phát triển cho giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050 là 100.000 SV.
Tổ chức không gian khu đại học theo mô hình hướng tâm, với các lớp không gian theo các vành đai bao quanh hạt nhân là khu trung tâm. Vành đai thứ nhất là các khu, các khoa trường ĐH thành viên. Vành đai ngoài cùng là cơ sở nghiên cứu, ký túc xá SV, nhà công vụ và các đơn vị hỗ trợ đào tạo. Những không gian này đáp ứng hoạt động đặc trưng của nghiên cứu đào tạo với những tiện nghi đô thị chất lượng cao.
Khu trung tâm có diện tích đất 62,8ha, chiếm 6,35 % diện tích toàn khu ĐH, tầng cao công trình tối đa 20 tầng. Khu vực trung tâm bao gồm các công trình như trung tâm điều hành, thư viện trung tâm, nhà văn hóa... được thiết kế kiến trúc hiện đại thống nhất với không gian chung của khu ĐH. Khu các khoa, trường đại học thành viên có diện tích 345,5ha, chiếm 34,6% diện tích toàn khu ĐH. Khu ký túc xá SV có diện tích đất 101,32ha, bố trí thành 6 khu, đáp ứng chỗ ở cho 60.000 SV.
Khu nhà ở công vụ có diện tích đất 26,7ha, gồm các công trình nhà ở công vụ, khách sạn, dịch vụ, sân bãi thể dục thể thao và công viên cây xanh mặt nước tạo nên không gian ở tiện nghi, chất lượng cao cho chuyên gia, giáo viên thỉnh giảng đến công tác tại khu ĐH.
Khu viện và trung tâm nghiên cứu với tổng diện tích đất 147,3ha, được bố trí thành 5 khu tập trung đáp ứng chỗ làm việc cho 28 đơn vị đến năm 2020 và dự trữ phát triển tại chỗ cho giai đoạn ngoài năm 2020. Đất cây xanh công viên tập trung với tổng diện tích 140,6%, chiếm 14,1% diện tích đất toàn khu ĐH. Cho phép xây dựng các công trình dịch vụ công cộng, hạ tầng đầu mối; kết hợp với các khu vực dự trữ phát triển và hệ thống công viên cây xanh trong các khu chức năng tạo nên hệ thống không gian xanh của toàn khu ĐH.
Khởi công vào cuối năm 2003 và dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2007, nhưng tới nay dự án ĐHQGHN còn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Theo Dân Trí