“Cha! Cảm ơn cha vì cha vẫn cần con”
“Cha con biết là cha đang gạt con, con biết là mẹ không cần con nữa. Nhưng con cảm ơn cha vì cha vẫn cần con”.
ảnh minh họa
Từ khi cô con gái bị bệnh đến nay cô bé thay đổi rất nhiều, điều khiến người cha xúc động nhất đó chính là việc cô bé rất hiểu chuyện.
Mẹ cô bé đã bỏ lại cô từ khi cô lên 7 tuổi. Hôm đó mẹ cô bảo có việc phải lên tỉnh bảo cô ở nhà ngoan ngoãn chờ cha cô về. Khi người cha về đọc được bức thư trên bàn của người mẹ để lại. Ông nhận ra mẹ cô vì không chịu được cuộc sống khổ sở ở vùng quê này nên đã bỏ đi. Nhưng người cha sợ con gái bị mắc bệnh ung thư của mình đau lòng khi biết mẹ cô đã bỏ rơi cô nên đã nói dối mẹ cô bé phải đi ra nước ngoài làm việc:
“Trong thư mẹ nói con ở nhà phải ngoan, phải nghe lời, không được khóc để mẹ còn làm việc kiếm tiền chữa bệnh cho con”.
Cô bé khi đó chỉ nước mắt ngắn nước mắt dài nói:
Video đang HOT
“Con sẽ ngoan, sẽ nghe lời, sẽ không khóc khi nhớ mẹ để mẹ còn yên tâm làm việc”.
Mỗi lần khi bệnh tình phát tác nhìn thấy cha không cầm được nước mắt, cô bé lại an ủi nắm chặt tay cha và nói:
“Cha! Con không đau đâu! Một chút cũng không đau!”
Có những hôm cô đau đớn không ăn được gì cha cô vì thương con gái nên cũng không thiết ăn thiết uống, cô không muốn cha vì mình mà đổ bệnh:
“Cha! Cha ăn chút gì đó đi, chỉ cần nhìn thấy cha ăn là con thấy no rồi!”. Thấy cô con gái nói vậy ông lại cố gắng và từng miếng cơm vào miệng, nghẹn ngào nước mắt ông chảy vào cả bát cơm.
Bệnh tình của cô bé ngày càng trầm trọng nhưng ông không dám nói cho con gái biết vì sợ cô bé sẽ mất đi vẻ hồn nhiên của một cô bé 7 tuổi, người cha sợ cô bé sẽ sống trong những suy nghĩ già nua và lo lắng về bệnh tật, ông thầm nghĩ: “Hãy cứ để con bé vô tư đúng với tuổi của nó”.
Có những lần nửa đêm cô bé chợt thức dậy và nói: “Con vừa mơ thấy mẹ, mẹ đến thăm con, mẹ còn khen con ngoan nữa”.
Thương con người cha ôm cô bé vào lòng xót xa nói: “Mẹ sẽ về, sẽ về thăm con sớm thôi!”.
Cứ thế cô bé sống vui vẻ trong những lời nói dối của cha. Có một ngày nhớ mẹ, cô bé bỏ ảnh của mẹ ra xem rồi khóc. Cha cô lại đến bên an ủi: “Mẹ sẽ về, sẽ về!”.
Cô bé hiểu chuyện nhìn cha nói:
“Cha! Con biết là cha đang gạt con. Con đã gọi đến số điện thoại của mẹ, nhưng trong điện thoại có một chú nói mẹ của cháu sẽ không quay lại nữa, mẹ đã có em bé khác để quan tâm rồi không cần con nữa. Mẹ không cần con nữa rồi”, rồi cô bé ôm cổ ba nói tiếp: “Cha! Cảm ơn cha vì cha vẫn cần con”.
Nghe những lời cô con gái nói ông không cầm được nước mắt ôm cô bé vào lòng như xoa dịu đi nỗi đau không có mẹ ở bên của cô.
Theo Motthegioi
May cho tôi sếp là người không chấp vặt
Tôi đã tập xác định là cuối tháng thì xin nghỉ vì nếu không Sếp cũng đuổi thì nhục.
Tôi tự nhận thấy mình là một cô gái có khả năng tiếp thu nhanh và ham học hỏi. Tuy nhiên, tôi không khéo léo trong giao tiếp. Cách nói thẳng tuột, không kiêng dè và đôi khi hơi "vô duyên" của tôi làm cho nhiều người thấy khó chịu, phật lòng. Chỉ những người gần gũi, tiếp xúc nhiều với tôi mới có thể chấp nhận, cảm thông và không để bụng kiểu ăn nói của tôi. Dẫu biết thế nhưng thói quen, tác phong đã ăn vào máu của tôi rồi nên sửa chữa được cũng rất khó. Không biết bao nhiêu lần tôi phải chịu hậu quả từ những lần nhỡ miệng của mình. Hồi ở công ty cũ, tôi bị trưởng phòng o ép trong công việc, do thẳng thắn nhận xét bộ quần áo chị mặc không hợp với tuổi của chị. Sau lần đó, do bị soi mói quá nhiều, thấy không thoải mái nên tôi chủ động xin nghỉ việc.
Lần này, tôi đã xin vào được công ty xuất nhập khẩu. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đã tỏ ra ít nói hơn rất nhiều vì sợ "lỡ mồm". Bởi vậy, nhanh chóng tôi chiếm được cảm tình của mọi người bởi khả năng tiếp thu nhanh cùng cách làm việc nhiệt tình và chịu khó học hỏi. Sếp của tôi mới ngoài 30 tuổi, là một thanh niên còn khá trẻ và năng động. Anh rất hay trò chuyện vui vẻ với nhân viên nên tôi cảm thấy ở công ty này thật dễ chịu. Dần dà tôi quên đi cảm giác sợ hãi, lúc nào cũng ám ảnh "lỡ mồm" trong giao tiếp. Có vẻ như thấy tôi chịu khó học hỏi và nhanh nhẹn nên sếp cũng hay hỏi chuyện tôi. Chẳng lẽ sếp hỏi lại không nói? Hỏi gì nói nấy hoặc im lặng thì không được nên dần dần, tôi cũng hay trò chuyện với sếp mà quên mất "tật xấu". Đúng là bản chất khó thay đổi. Lần đó, tôi hỏi sếp: "Anh có gia đình chưa?". Sếp trả lời: "Ừ, mình cũng đang cố gắng... tại mải làm ăn quá...". Không để ý đến khuôn mặt đang đỏ dần lên của sếp và điệu bộ lúng túng của anh khi đề cập đến chuyện lập gia đình, tôi vẫn vô tư nghĩ "Trời ạ, nhìn anh có "đui què mẻ sứt" gì đâu mà sao đến giờ vẫn ế vợ thế nhỉ? Để em làm mai cho một cô bạn em...". Nghĩ gì nói nấy, tôi cũng nói luôn với anh những điều tôi nghĩ, và chỉ đến khi nhìn lên các anh chị cùng phòng đang nhìn tôi đầy khó chịu, tôi mới hoảng hốt nhận ra mình lại "lỡ mồm". Nhưng đã muộn, sếp đã đi về phòng... Sau này tôi mới biết, vợ sắp cưới của anh đã mất trong một vụ tai nạn giao thông chỉ trước hôn lễ vài ngày. Có lẽ chưa thể quên được nỗi đau đó nên anh vẫn chưa đến với người con gái nào khác.
Từ hôm ấy, anh ít nói chuyện với tôi hơn và mọi người cũng e dè lảng tránh mọi câu chuyện với tôi. Tôi đã tập xác định là cuối tháng thì xin nghỉ vì nếu không sếp cũng đuổi thì nhục. Nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc cho thật tốt. Điều tôi không ngờ, đến cuối tháng, sếp không những không đuổi việc mà còn khen ngợi về năng lực của tôi trước toàn thể công ty và còn ký quyết định chính thức nhận tôi vào làm việc.
Tôi luôn day dứt về lời nói vô duyên của mình, tự nhủ sẽ cố gắng sửa. Tôi đang băn khoăn có nên gặp sếp để xin lỗi và cảm ơn sếp về sự bao dung rộng lượng của mình không. Hay sếp đã cố lờ đi thì mình cũng nên xem như chưa có chuyện gì mà tập trung làm tốt nhiệm vụ chính.
Theo Emdep
Ông chồng hiện đại Chồng em hiền như cục đất vậy! Bởi thế mà gia đình lúc nào cũng hạnh phúc, không cãi vã, không "động thủ", cũng chẳng có chuyện đồ đạc bay vèo vèo, đá thúng đụng nia. Điều này làm em vui lắm, ít ra em cũng "ăn hiếp" chồng được chút ít. Nhưng chồng ơi, anh hiền quá đâm ra em thấy tẻ...