Chả cá chứa chất cấm
Cơ quan chức năng vừa phát hiện nhiều mẫu chả cá bày bán ở chợ trung tâm thành phố Tuy Hòa có chứa chất cấm Chloramphenicol và Ure.
Ngày 15/10, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phú Yên Nguyễn Duyên cho biết, cơ quan chức năng đã kiểm tra 7 mẫu cá gồm cá nguyên liệu và chả cá thành phẩm tại chợ Trung tâm thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), phát hiện 5 mẫu có chứa dư lượng Chloramphenicol hàm lượng từ 0,1 đến 1,24 mg/kg và tất cả đều chứa dư lượng Ure hàm lượng từ 15 đến 47,6 mg/kg.
Nhiều mẫu cá nguyên liệu và chả cá ở chợ trung tâm thành phố Tuy Hòa bị cơ quan chức năng phát hiện có chất cấm. Ảnh: Chí Phan.
“Các hóa chất, kháng sinh trên đều bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến thủy sản thực phẩm vì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, gây tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến sức khỏe con người”, ông Duyên khẳng định.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Chí Xanh, Trưởng Ban quản lý chợ Tuy Hòa cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 26 hộ kinh doanh, làm chả cá tại chợ. Đồng thời vận động các hộ này tự phá bỏ những lò bếp làm chả cá chiên không đảm bảo vệ sinh, xây mới, thay mới dụng cụ chế biến cá và cam kết không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến chả cá.
Chloramphenicol là một trong những hóa chất và kháng sinh được liệt vào danh sách cấm sử dụng trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản các loại sản phẩm, tôm cá do các tác hại mãn tính của nó đối với sức khỏe con người. Có một thời gian loại kháng chất hóa học này được dùng để ngăn ngừa bệnh khi nuôi tôm, cá và mức độ cho phép là 3 phần tỷ, sau này giảm xuống 1,3 phần tỷ và hiện các thị trường châu Âu, Canada và Mỹ không muốn có chất này trong sản phẩm tôm, cá.
Ngày 24/9/2001, Bộ Thủy sản đã có Chỉ thị 07 về việc cấm sử dụng chloramphenicol và quản lý việc dùng hóa chất, thuốc thú y trong sản xuất thủy sản sau khi một số lô tôm của Việt Nam xuất khẩu sang EU bị phát hiện có nhiễm chloramphenicol dẫn đến việc Uỷ ban Châu Âu ra quyết định yêu cầu các nước thành viên EU buộc mọi lô tôm xuất phát hoặc xuất xứ từ Việt Nam phải chịu kiểm tra hoá học. Theo đó, Bộ Thủy sản nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng chloramphenicol trong toàn bộ quá trình sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản, sơ chế, bảo quản và chế biến thuỷ sản.
Urê là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, ôxy và hiđrô, với công thức CON2H4 hay (NH2)2CO Urê còn được biết đến như là cacbamua, đặc biệt là trong tên gọi sử dụng ở châu Âu theo các tên gọi không đăng ký quốc tế được khuyến cáo (rINN). Urê có thể làm cho hải sản săn chắc, tươi lâu hơn, nên có trường hợp người ta dùng nó để ướp cá. Nồng độ cao của urê (urêmia) có thể sinh ra các rối loạn thần kinh. Thời gian dài bị urêmia có thể làm đổi màu da sang màu xám…
Chí Phan
Theo VNE
Phát hiện chả cá chứa chất cấm sử dụng
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Phú Yên vừa chính thức kết luận, nhiều hàng bán cá xay và chả cá chiên ở chợ Tuy Hòa mất an toàn thực phẩm.
Theo đó, qua 21 chỉ tiêu được đánh giá, có 6 chỉ tiêu mắc lỗi nghiêm trọng và 15 chỉ tiêu lỗi nặng. Sau khi kiểm tra 7 mẫu cá và chả cá, gồm 3 mẫu cá nguyên liệu dùng để làm chả cá (cá đỏ củ, cá dũa, cá chuồn), 2 mẫu chả cá bán thành phẩm và 2 mẫu chả cá thành phẩm, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4, thuộc Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết luận, 5/7 mẫu có chứa dư lượng Chloramphenicol, hàm lượng từ 0,1 đến 1,24 g/kg; 7/7 mẫu có chứa dư lượng Ure, hàm lượng từ 15 đến 47,6 mg/kg.
Cá, chả cá bày bán ở chợ Tuy Hòa
Ông Nguyễn Duyên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phú Yên cho biết: "Các hóa chất, kháng sinh trên đều bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến thủy sản thực phẩm vì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, gây tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến sức khỏe con người".
Theo ông Nguyễn Chí Xanh, Trưởng Ban quản lý chợ Tuy Hòa, đơn vị này đã phối hợp với UBND phường 4 và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Tuy Hòa phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cho 26 hộ đang kinh doanh chả cá xay tại chợ. Sau đó, họ đã tự phá bỏ 2 lò bếp làm chả cá chiên, xây mới, lát gạch men, nâng nền sạp hàng cao hơn mặt đất và thay mới dụng cụ chế biến cá.
Bình Minh
Theo ANTD
Kịp ngâm đá lạnh, cánh tay đứt lìa được ráp nối Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên chiều 2-10 cho biết, sau ca phẫu thuật ngoạn mục, hiện cánh tay của anh Phan Quốc Cường (31 tuổi, trú ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân) đã cử động được. Cánh tay bệnh nhân Huỳnh Thanh D sau khi được phẫu thuật ráp nối tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú...