Cha bất lực nhìn siêu bão Haiyan cuốn con đi
Ba con gái của Marvin Isanan bị cuốn trôi trước mặt anh. Thi thể hai đứa út đã được tìm thấy, còn cô con đầu vẫn không biết sống chết ra sao.
Người sống sót đi qua những xác người và rác thải ngổn ngang trên đường phố Tacloban. Ảnh: CNN
Không có ngôi nhà nào ở thành phố ven biển Tacloban, Philippines, với 200.000 dân này thoát được sức cuồng phá của siêu bão Haiyan. Những người sống sót lội qua biển nước cao ngang thắt lưng trong một khung cảnh tiêu điều, xe cộ bị lật ngửa, các cột điện và cây cối ngổn ngang.
Hôm qua, các con đường đều không thể đi qua được, tất cả mạng lưới liên lạc, ngoại trừ điện thoại vệ tinh, đều bị cắt đứt, thực phẩm, nước uống và thuốc men đều hiếm hoi, và đã có những báo cáo về nạn cướp bóc.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những gì tồi tệ nhất sau khi cơn bão mạnh nhất năm đi qua Tacloban. Những người dân đi bộ hàng tiếng đồng hồ đến các điểm cứu trợ ở sân bay thành phố đã kể những câu chuyện xót xa hơn.
Marvin Isanan cho biết ba cô con gái 8, 13 và 15 tuổi, đều bị cuốn trôi khỏi tay anh khi nước lũ ào đến. Anh và vợ, Loretta Isanan, chỉ mới tìm thấy thi thể của hai con gái nhỏ tuổi. “Con gái đầu vẫn mất tích”. Isanan nói trong nước mắt. “Tôi hy vọng con bé vẫn còn sống”.
Một phụ nữ tại sân bay kể rằng cô đã thoát chết bằng cách trèo lên mái nhà. Và cũng từ vị trí này, cô phải chứng kiến biết bao thi thể đồng bào của mình trôi qua trước mắt.
Sân bay thành phố phải lập một nhà xác tạm thời. Ở bên trong có một nhà nguyện nhỏ cũng đang chứa 9 thi thể bị phủ kín. 5 người trong số này là trẻ em.
Video đang HOT
Tỉnh Samar và thành phố Tacloban, thuộc tỉnh Leyte, thuộc các đảo phía đông Philippines là khu vực đông dân cư đầu tiên hứng chịu sự tàn phá của cơn bão Haiyan hôm 8/11.
Hàng triệu người sống dọc bờ biển, nhiều người chỉ sống trong các ngôi lều thô sơ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi cơn bão tấn công thành phố đúng vào thời điểm mạnh nhất với tốc độ hủy diệt.
Theo CNN, sân bay Tacloban hiện chưa sẵn sàng để tiếp nhận các máy bay cứu trợ, dù các trực thăng quân sự đã bắt đầu công tác cứu hộ từ hôm qua. Cây đổ, rác thải chắn hết các con đường đến sân bay, khiến việc cứu hộ tiếp tục bị trì hoãn. Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết đang cân nhắc việc dùng thuyền, nhưng cũng phải mất ít nhất một ngày rưỡi mới tiếp cận được khu vực này.
Người dân Tacloban hiện vẫn tạm thời xếp hàng ở sân bay để nhận thực phẩm. Tuy nhiên, các nguồn lực có sẵn đang được phân phát không đủ với nhu cầu lớn của người dân. Một số người lùng sục trong các đống rác bên đường để tìm thức ăn, nước uống hoặc thậm chí là người thân mất tích.
“Lần cuối cùng tôi nhìn thấy cảnh tượng này là sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004″, Sebastian Rhodes Stampa, Trưởng nhóm Điều phối viên Đánh giá Thiên tai của Liên Hợp Quốc được cử đến Tacloban nói. “Đây là một sự hủy diệt trên diện rộng”.
10.000 người có thể đã chết ở Philippines
Cảnh sát địa phương cho biết, cơn bão mạnh nhất năm Haiyan được cho là đã cướp đi sinh mạng của khoảng 10.000 người chỉ riêng tại tỉnh miền trung Leyte, nơi tâm bão đi qua với sức hủy diệt mạnh nhất..
“Chúng tôi đã có cuộc họp vào tối qua với thống đốc tỉnh và các quan chức khác. Thống đốc cho hay, theo ước tính của họ, có khoảng 10.000 người đã thiệt mạng”, AFP dẫn lời cảnh sát trưởng khu vực Elmer Soria cho biết tại Tacloban, thủ phủ của tỉnh Leyte, cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão.
Theo ông Soria, hầu hết nạn nhân thiệt mạng là do bị chìm hoặc nhà sập đè vào người. Khoảng 70-80% khu vực nằm trên đường đi của bão Haiyan ở tỉnh Leyte bị phá hủy. Lãnh đạo Tacloban, ông Tescon Lim, cũng nhận định, số người thiệt mạng chỉ tính riêng tại thành phố này “có thể lên đến 10.000 người”.
Trước đó, Hội Chữ thập đỏ Philippines, ước tính khoảng 1.000 người đã mất mạng ở Tacloban và thêm 200 người nữa ở đảo Samar gần đó.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Mar Roxas đã có mặt ở Tacloban hôm qua và cho hay còn quá sớm để biết chính xác có bao nhiêu người đã chết sau siêu bão Haiyan.
“Công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai. Chúng tôi dự kiến con số thương vong sẽ rất cao”, ông Roxas nói. “Tất cả hệ thống, tiện ích của cuộc sống hiện đại – liên lạc, điện, nước – đều tê liệt. Truyền thông cũng bị cắt đứt, vì không có cách nào để liên lạc với những người ở xa”.
Các nhóm cứu hộ cho hay họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phát thực phẩm và nước uống đến các vùng thiệt hại, do đường xá bị lở loét và cây đổ chắn ngang.
Sân bay Tacloban trông giống như một vùng đất bùn lầy ngập ngụa rác thải, xe bị lật và mái tôn nhàu nát. Các cửa sổ kính của tháp sân bay cũng bị đánh vỡ.
Ít nhất 138 người được xác nhận là đã chết, với ít nhất 118 người chỉ riêng tại đảo Leyte.
Tổng thống Benigno Aquino nhận định, thương vong “sẽ còn cao hơn” nhưng không đưa ra con số hay ước tính nào. Ông cho biết, ưu tiên hàng đầu của chính phủ là thiết lập lại hệ thống điện nước, thông tin tại các vùng bị cô lập để phục vụ cho việc cứu trợ người dân.
Siêu bão được đánh giá là mạnh nhất trong năm nay, bão Haiyan, đổ bộ Philippines sáng sớm ngày 8/11 với sức gió trên 300 km/h. Gần 800.000 người Philippines đã sơ tán tránh bão, khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng.
Theo Xahoi
Philippines có thể hứng chịu một cơn bão mới
Cơ quan Khảo sát Khí tượng Thủy văn Phillippines (PAGASA) cho biết một "đám mây" đang phát triển tại khu vực áp suất thấp và có khả năng phát triển thành bão. Đất nước vừa hứng chịu cuộc tàn phá thảm khốc của siêu bão thế kỷ Haiyan này lại có thể đối mặt cơn bão mới.
Sau siêu bão Haiyan, Philippines có thể phải chịu một cơn bão mới.
Ông Jori Loiz, chuyên gia dự báo thời tiết của PAGASA cho biết một "đám mây" đang hình thành tại phía đông Mindanao, hòn đảo lớn thứ hai Philippines.
"Chúng tôi phải quan sát nó trong 2 tới 3 ngày tới bởi vì đám mây có thể tự tiêu tan hoặc bay vào khu áp suất thấp của Philippines. Nếu đám mây phát triển thành bão nhiệt đới thì đây sẽ là cơn bão thứ 25 của Philippines và được đặt tên là Zoraida", ông Loiz nói.
Theo PAGASA, trong 24h tới, bầu trời khu vực Cordillera và thung lũng Cagayan nhiều mây và mưa nhẹ.
Trước đó, từ sáng 8/11, siêu bão Haiyan bắt đầu tấn công Philippines và gây ra thiệt hại nặng nề. Cơn bão mạnh nhất trong lịch sử có gió mạnh tới 314 km/h, giật 379 km/h đã cướp đi hơn 10.000 mạng sống, khiến hàng trăm nghìn người chịu cảnh màn trời chiếu đất và 4 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp, theo thông báo của các quan chức Philippines.
Hằng năm, Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão. Năm ngoái, bão Bopha đã cướp đi gần 2.000 mạng sống và gây thiệt hại chừng 8 tỷ đô la cho đất nước này.
Theo Philstar
Chùm ảnh: Siêu bão Haiyan tàn phá đảo Hải Nam Trước khi đổ bộ vào Việt Nam, siêu bão Haiyan đã đi qua đảo Hải Nam của Trung Quốc, gây ra mưa lớn và mất điện trên diện rộng. Gió mạnh và mưa lớn do siêu bão Haiyan đã gây ra tình trạng mất điện, ngập úng và cây bị bật gốc tại một số khu vực tại thành phố Sanya trên đảo...