CH Síp chính thức nhận chức Chủ tịch luân phiên EU
Ngày 5/7, Cộng hòa Síp đã chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) nhiệm kỳ sáu tháng cuối năm nay trong một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại thủ đô Nicosia.
Tổng thống Demetris Christofias. (Nguồn: ec.europa.eu)
Tham dự buổi lễ có Chủ tịch thường trực EU Herman Van Rompuy; Chủ tịch Ủy ban châu ÂU (EC) Jose Manuel Barroso; Thủ tướng Đan Mạch, nước giữ Chức chủ tịch luân phiên EU trong sáu tháng đầu năm nay Helle Thorning-Schmidt cùng các nhà lãnh đạo một loạt nước EU và các thủ lĩnh chính trị của Síp.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Herman Van Rompuy nhấn mạnh Síp đã gánh vác trọng trách chủ tịch luân phiên EU vào thời khắc mang tính quyết định của lịch sử cộng đồng EU. Ông nêu rõ các nước châu Âu đã phải đối mặt với những thách thức khổng lồ về mặt kinh tế và xã hội. Để vượt qua những thách thức đó, châu Âu cần thông qua những quyết định quan trọng mà sẽ mang lại những chuyển biến tích cực và Síp sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.
Video đang HOT
Ông Herman Van Rompuy cũng nêu bật vấn đề đảo Síp vẫn chưa được giải quyết và nhấn mạnh việc khắc phục ổn thỏa vấn đề này sẽ mở đường tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn cho Síp và biến hòn đảo này thành biểu tượng của niềm hy vọng.
Về phần mình, Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias đã kêu gọi cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện thiện chí nhằm sớm cùng cộng đồng người Síp gốc Hy Lạp trên đảo Síp chào mừng việc tái thống nhất đất nước.
Đảo Síp đã bị chia cắt năm 1974, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền Bắc hòn đảo này với lý do ngăn chặn ý đồ của Athen muốn sáp nhập đảo Síp với Hy Lạp. Tiến trình đàm phán hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ giữa người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp vẫn dậm chân tại chỗ kể từ khi được tái khởi động năm 2008.
Hiện người Síp gốc Hy Lạp đại diện cho đảo quốc này trên phương diện quốc tế và ở EU, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận nhà nước của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc hòn đảo này./.
Theo TTXVN
Liên minh cầm quyền tại Cộng hòa Síp đã sụp đổ
Liên minh cầm quyền tại Síp đã sụp đổ sau khi ngày 3/8, đảng trung hữu Diko tuyên bố từ bỏ vai trò đối tác với đảng Cộng sản AKEL của Tổng thống Demetris Christofias, do hai bên không thu hẹp được bất đồng trong đàm phán tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại quốc đảo này.
Tổng thống Demetris Christofias. (Nguồn: ec.europa.eu)
Phát biểu trước báo giới, lãnh đạo đảng Diko, ông Marios Garoyian, tuyên bố chấm dứt sự hợp tác với Tổng thống Christofias. Theo Hiến pháp Cộng hòa Síp, Tổng thống là người đứng đầu chính phủ.
Trước đó, Diko đã hối thúc Tổng thống Christofias cải tổ nội các nhằm khôi phục lòng tin đang giảm sút trong người dân do không giải quyết được những khó khăn kinh tế và chính trị. Toàn bộ 11 thành viên chính phủ đã từ chức sau đó.
Tuy nhiên, hai bên đã không thể nhất trí về giải pháp thoát khủng hoảng. Diko chủ trương thực hiện các chính sách "thắt lưng buộc bụng" và một lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề lãnh thổ.
Theo giới phân tích, sự ra đi của Diko sẽ đẩy Tổng thống Christofias vào tình thế khó khăn hơn trong việc thành lập chính phủ, tại đất nước tồn tại quá nhiều bất đồng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ giữa hai cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp. Hiện AKEL chỉ chiếm 19/56 ghế tại Hạ viện.
Cộng hòa Síp rơi vào khủng hoảng chính trị sau vụ nổ lớn ngày 11/7 vừa qua tại căn cứ hải quân Evangelos Florakis ở miền Nam nước này, khiến 13 người thiệt mạng và làm hư hại nghiêm trọng nhà máy điện lớn nhất quốc đảo này.
Thiệt hại kinh tế lớn đến mức Ngân hàng Trung ương Síp đã phải cảnh báo rằng nước này có thể trở thành quốc gia thứ tư của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đến sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)./.
Theo TTXVN
11 bộ trưởng Cộng hòa Síp đã đệ đơn xin từ chức Ngày 28/7, đài phát thanh Cộng hòa Síp thông báo, tất cả 11 bộ trưởng nước này đã đệ đơn lên Tổng thống Demetris Christofias xin từ chức trong bối cảnh liên minh chính phủ tan rã và Síp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế và căng thẳng chính trị. Người dân Cộng hòa Síp biểu tình yêu cầu...