CH Séc tái khởi động quan hệ với Iran
Một phái đoàn Séc đã xúc tiến khởi động quan hệ với Iran. CH Séc coi Iran là một thị trường tiềm năng ở khu vực Tây Á.
Hôm qua (4/9), Bộ trưởng Ngoại giao CH Séc Lubomír Zaorálek dẫn đầu một phái đoàn các quan chức và doanh nghiệp tới Iran trong một nỗ lực tái khởi động quan hệ và khai thác thị trường nước này.
Ngoại trưởng Séc Zaorálek. Ảnh: tema.novinky.cz.
Hãng tin IRNA của Iran trích lời ông Zaorálek nói ngay khi tới thủ đô Tehran rằng, chuyến đi nhằm phục hồi và tăng cường quan hệ hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, vốn đã bị suy yếu trong những năm gần đây.
Đoàn bao gồm giám đốc và đại diện của 48 công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất máy bay, du lịch, dược phẩm, vận chuyển, khoan và khai thác dầu khí, khai thác mỏ, sản xuất điện và đường sắt.
Ông Zaorálek nói rằng đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất tới Iran trong những năm gần đây, thể hiện sự quan tâm của giới doanh nghiệp Séc tới quốc gia Tây Á này.
Theo ông, thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa tháng Bảy vừa qua tạo cơ hội lớn cho trao đổi và hợp tác thương mại giữa hai nước.
Dự kiến phái đoàn Séc sẽ tham dự một diễn đàn doanh nghiệp và tổ chức hội đàm với đoàn doanh nghiệp của Iran.
CH Séc coi Iran là một thị trường tiềm năng ở khu vực Tây Á. Bộ Thương mại và Công nghiệp Séc đang cân nhắc mở một văn phòng đại diện của cơ quan hỗ trợ xuất khẩu nước này tại thủ đô Tehran. Trong một thông báo gần đây, bộ này cho rằng với 80 triệu dân, thị trường Iran đang mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu của CH Séc.
Video đang HOT
Năm ngoái, CH Séc xuất khẩu hàng hóa trị giá hơn 23 triệu USD sang Iran trong khi nhập khẩu trị giá gần 7 triệu USD từ thị trường này./.
PV
Theo_VOV
Hạ viện Nga tẩy chay PACE, Thượng viện bỏ hội nghị IPU
Theo tin mới nhất, Phái đoàn Hội đồng Liên bang Nga do bà Matvienko dẫn đầu đã hủy chuyến đi Mỹ dự hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới.
Thượng viện Nga bỏ tham dự phiên họp của IPU
Hôm 27-8, theo lời mời của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), tham dự hội nghị IPU tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko nhận được visa Mỹ sau thời gian trì hoãn dài.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, visa chứa những hạn chế "không thể chấp nhận" đối với chuyến thăm của bà Matviyenko. Hội đồng Liên bang cho biết rằng bà Valentina Matvienko cùng với các thành viên khác của phái đoàn Nga sẽ không bay sang Mỹ.
Vào đầu tháng 6, IPU thông báo rằng Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga được mời tham dự hội nghị Liên minh Nghị viện, sau đó bà Matvienko cho biết sẽ làm thủ tục nhận visa Mỹ để tham dự diễn đàn.
Trước đây, Mỹ đã đưa bà Matvienko vào danh sách trừng phạt, trong đó bao gồm lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, phong tỏa khoản có tài sản và bất động sản. Do đó, bà không loại trừ rằng phía Mỹ sẽ từ chối cấp visa.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, visa được cấp sau thời gian dài trì hoãn và chứa một số hạn chế "không thể chấp nhận" đối với chuyến đi dự kiến của bà Valentina Matvienko tại Hoa Kỳ.
Cụ thể, thị thực này không cho phép vị Chủ tịch Thượng viện Nga tham gia các cuộc họp và những sự kiện khác do Liên minh Nghị viện thế giới tổ chức. Do đó phải đoàn các nhà lập pháp Nga đã nổi giận và tuyên bố hủy bỏ chuyến đi đến New York tham dự phiên họp của IPU.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko (trái) và Chủ tịch Duma Quốc gia Sergei Naryshkin đứng cạnh Tổng thống Putin tại lễ ký sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng khi cấp visa hạn chế cho bà Matvienko, Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế, hành động của Washington là trái với nghĩa vụ của các quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận các diễn đàn quốc tế đa phương trên lãnh thổ nước mình.
Như vậy là cả Thượng viện (Hội đồng Liên bang) và Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) đều đã bỏ tham dự các phiên họp quan trọng của các tổ chức Liên minh nghị viện châu Âu và thế giới.
Hạ viện Nga tẩy chay PACE
Hồi tháng 7 vừa qua, hạ viện Nga cũng đã ra quyết định tẩy chay, không tham gia nghị viện châu Âu (PACE) để đáp trả lại việc tổ chức này rút quyền bỏ phiếu của phái đoàn Nga và lệnh cấm vận của phương Tây đối với các cá nhân là nghị sĩ quốc hội.
Ngày 1-7, Quốc hội Nga đã đưa ra quyết định là các nghị sĩ của nước này sẽ không đến Helsinki - Phần Lan tham dự Hội nghị Nghị viện PACE mặc dù Chủ tịch Hội đồng nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva đã chính thức lên tiếng kêu gọi đoàn Nga sang Phần Lan tham dự phiên họp.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin cho biết, ông đã nhận được thư từ chủ tịch Hội đồng Nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva kêu gọi tham gia vào hoạt động của Hội đồng, nhưng phái đoàn nghị sĩ Liên bang Nga sẽ không thay đổi quyết định không đến Phần Lan.
Một phiên họp của Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE)
Vị chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) nhấn mạnh rằng, quốc hội nước này coi việc hạ mức tư cách của cơ quan đại diện Nga tại các phiên họp của Hội đồng Nghị viện châu Âu "là điều không thể chấp nhận được".
Ngoài ra, quyết định của phái đoàn Nga còn liên quan đến lệnh trừng phạt của các nước châu Âu đối với các cá nhân là nghị sĩ Nga.
Phần Lan đã từ chối cho phép nhập cảnh các nghị sĩ Nga đang chịu lệnh trừng phạt, trong đó có Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin, nếu họ đến tham gia phiên họp mùa hè của Hội đồng Nghị viện châu Âu. Đáp trả lại, phái đoàn Nga đã quyết định tất cả sẽ không đến Helsinki.
Được biết, vào ngày 28-1-2015, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã kéo dài lệnh hạ mức tư cách của phái đoàn Nga đối với quyền bỏ phiếu của các đại diện Nga trong Hội đồng, được thông qua tháng 4-2014, do việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo đó, 18 đại diện của Nga sẽ không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.
Đáp trả lại, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga, ông Alexei Pushkov cũng tuyên bố, quốc hội nước này từ chối bất kỳ hình thức tương tác nào với Hội đồng Nghị viện châu Âu, phái đoàn Nga sẽ dừng vai trò thành viên của mình trong PACE cho đến cuối năm 2015.
Nam Bình
Theo_Báo Đất Việt
Tận thấy quá trình khởi động tên lửa hạt nhân Để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, người chỉ huy phải tiến hành thao tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như xác thực giọng nói, mã số, thẻ xác thực và các quy tắc phức tạp khác. Titan II là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công...