CH Séc: Đàm phán hòa bình về Ukraine cần có Nga và Trung Quốc tham gia
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Séc ČTK ngày 25/7, Tổng thống CH Séc Petr Pavel cho rằng cần có sự tham gia của Nga và Trung Quốc trong các sáng kiến hòa bình nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Ông Pavel cho rằng sự tham gia này là cần thiết để đảm bảo đạt được kết quả.
Tổng thống CH Séc Petr Pavel. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Pavel cũng kỳ vọng có những diễn biến mới về cuộc đàm phán Nga – Ukraine vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Một trong những nguyên nhân chính là các cuộc bầu cử ở một số nước quan trọng, đặc biệt là bầu cử tổng thống Mỹ, cùng với sự mệt mỏi do giao tranh ngày càng gia tăng ở cả Nga và Ukraine. Sự mệt mỏi này có thể thúc đẩy các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Bình luận về kế hoạch của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm kéo Nga tham dự hội nghị hòa bình tiếp theo, Tổng thống Pavel cho rằng vẫn chưa rõ liệu điều đó có thực hiện được hay không, nhưng ông nhấn mạnh điều đó là cần thiết. Ông Pavel nêu rõ: “Nếu không có Nga và Trung Quốc tại bàn đàm phán, các thỏa thuận hòa bình sẽ không thể thực hiện được”, nhấn mạnh rằng “cần có áp lực thực sự từ Trung Quốc để Nga thay đổi hành vi”.
Cần nhắc lại rằng tại hội nghị về Ukraine được tổ chức vào tháng 6 vừa qua ở Thụy Sĩ, các bên đã công bố một thông cáo chung về nền tảng của hòa bình. Ihor Zhovkva, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết Kiev đặt mục tiêu tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai vào cuối năm nay.
Trong cuộc hội đàm mới đây tại thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Vương Nghị và người đồng cấp Ukraine Dmitry Kuleba đã tập trung vào cuộc xung đột Nga – Ukraine, đạt được một số tiến triển hướng tới một giải pháp hòa bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên cấp ngoại trưởng của Ukraine kể từ năm 2012.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết ông Kuleba đã thông báo với người đồng cấp Trung Quốc về thiện chí đàm phán của Kiev với Moskva vào thời điểm thích hợp, một khi Nga sẵn sàng tham gia đàm phán một cách thiện chí.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố rằng Ukraine sẵn sàng và sẵn lòng đàm phán với Nga. Tuy nhiên, hai bên đều nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán cần phải hợp lý và thực tế, với mục tiêu là đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Nói về xung đột Nga – Ukraine, ông Vương Nghị chỉ ra những rủi ro của sự leo thang và nhắc lại các nguyên tắc do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, bao gồm ưu tiên các nỗ lực duy trì hòa bình, làm dịu tình hình, kiềm chế không làm gia tăng căng thẳng và giảm tác động tiêu cực của xung đột đối với nền kinh tế toàn cầu.
Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện châu Âu và Quốc tế tại Trường đại học Kinh tế Moskva (HSE), nhận xét rằng nhiều bên gần đây đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao liên quan đến vấn đề Ukraine. Ông Kashin cũng chỉ ra rằng Ukraine đã thay đổi đáng kể lập trường của mình, nhưng mức độ thay đổi này vẫn chưa rõ. Trong bối cảnh Kiev không có cơ chế đối thoại trực tiếp với Moskva, họ đang cố gắng thúc đẩy liên lạc thông qua Trung Quốc.
Trung Quốc và Nga đang giành được ưu thế ở 'sân sau' của Mỹ
Nhu cầu kinh tế của Mỹ Latinh đã mở ra cánh cửa cho các thỏa thuận với Trung Quốc, trong khi các quốc gia như Venezuela, Cuba và Nicaragua cũng sẵn sàng mở cửa cho Nga và Iran, những đối thủ chiến lược của Washington.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro Moros trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh ngày 13/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Một chỉ huy cấp cao của Mỹ cho biết, Trung Quốc và Nga đang cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng ở Mỹ Latinh. Tại Diễn đàn An ninh Aspen vừa diễn ra, Tướng Lục quân Mỹ Laura J. Richardson cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh thông qua các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao.
Với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cùng với mối quan hệ sâu sắc hơn của Nga, cả hai quốc gia này đang thách thức vị thế của Mỹ trong khu vực, Tướng Richardson nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải chú ý hơn đến khu vực này để đối phó với những thách thức mới.
Tướng Richardson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ cho biết Washington đang mắc phải tình trạng "mù mờ ở phía Nam" và bỏ qua khu vực này, ám chỉ đến khu vực Mỹ Latinh.
Theo Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, lưu ý về mối quan hệ kinh tế và ngoại giao ngày càng phát triển của Nga với các quốc gia trong khu vực, cũng như Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đang mở rộng khắp Mỹ Latinh.
"Tôi cho rằng Trung Quốc đang chơi cờ vua - họ có tầm nhìn dài hạn - họ đang dàn dựng sân khấu", bà Richardson nói, đồng thời chỉ ra 25 quốc gia Mỹ Latinh đã ký kết kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh.
Tướng Richardson lưu ý các khoản đầu tư của Trung Quốc "bao phủ hầu hết toàn bộ khu vực" trong các dự án từ nhà ga tàu điện ngầm đến đường sắt, viễn thông và cầu, cảng "dưới vỏ bọc kinh tế".
Bà Richardson đặc biệt bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng nước sâu, an ninh mạng, năng lượng và không gian, được sử dụng cho mục đích quân sự.
Tuần trước, các quan chức Nga đã có chuyến thăm tới Nicaragua và Cuba, và các quan sát viên Nga sẽ có mặt tại Venezuela để tham dự cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào ngày 28/7, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin nói với hãng thông tấn Interfax-Russia.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, đây có thể là một phần trong nỗ lực đang diễn ra của Điện Kremlin nhằm gia tăng ảnh hưởng ở Tây bán cầu và tập hợp các quốc gia đối trọng với Hoa Kỳ và phương Tây.
Belarus - một đồng minh thân cận của Nga - cũng đã đến thăm Venezuela, Cuba và Nicaragua để ký các thỏa thuận kinh tế và thương mại song phương, có thể là một phần trong kế hoạch của Moskva nhằm sử dụng Belarus để chống các lệnh trừng phạt của phương Tây, ISW cho biết.
"Chúng ta cần nhận ra khu vực này giàu tài nguyên đến mức nào và các đối thủ cạnh tranh của chúng ta ở gần khu vực này đến mức nào", bà Richardson nhấn mạnh.
Evan Ellis, Giáo sư nghiên cứu về Mỹ Latinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Đại học Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ, cho biết, xét đến tầm quan trọng của Mỹ Latinh, Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ đã dành "quá" ít nguồn lực cho khu vực.
Giáo sư Ellis, người trước đây từng phục vụ trong ban hoạch định chính sách của Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, cho biết việc thiếu nguồn lực có thể phản ánh sự tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như sự chú ý của Washington vào các khu vực khác, bao gồm Trung Đông và xung đột ở Ukraine.
Ông Ellis cho biết, Mỹ Latinh, trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, chưa từng chứng kiến các cuộc chiến tranh lớn, viễn cảnh về vũ khí hạt nhân hay các đối thủ của Hoa Kỳ tìm cách thiết lập các căn cứ quân sự và liên minh trực tiếp.
"Tuy nhiên, nhu cầu kinh tế của Mỹ Latinh đã mở ra cánh cửa cho các thỏa thuận với Trung Quốc, nước đã mở rộng ảnh hưởng của mình. Trong khi đó, các quốc gia như Venezuela, Cuba và Nicaragua cũng sẵn sàng mở cửa cho Nga và Iran, những đối thủ chiến lược của Washington", ông Ellis kết luận.
Trung Quốc lên tiếng về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử Ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh đã lên tiếng về quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh phát biểu về duyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng cuộc đua với đối...