CH Séc cân nhắc phong tỏa trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng nhanh
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại CH Séc tiếp tục diễn biến rất nghiêm trọng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Prague, CH Séc ngày 27/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế CH Séc cho biết nước này đã ghi nhận thêm 8.618 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 9/10, mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 109.374 ca, trong đó 905 ca tử vong. Nếu so sánh, nước Ba Lan láng giềng đã ghi nhận 5.300 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, cũng là mức cao nhất ở nước này.
Số liệu của Trung tâm Ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh châu Âu ngày 9/10 cho thấy CH Séc có số ca nhiễm tính trên 100.000 dân tăng nhanh nhất ở châu Âu.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới ngày 9/10, Thủ tướng CH Séc Andrej Babis nhấn mạnh tình hình dịch tại nước này đang rất nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi người dân không nên xem nhẹ mối đe dọa dịch bệnh và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Thủ tướng Babis tuyên bố không loại trừ khả năng chính phủ sẽ áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc để khống chế làn sóng thứ hai của dịch. Tuy nhiên, ông đảm bảo chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong trường hợp phong tỏa.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Roman Prymula cảnh báo số ca nhiễm tăng nhanh ảnh hưởng tới năng lực đáp ứng của các bệnh viện cũng như các nhân viên y tế. Hiện Chính phủ Séc đang kêu gọi các sinh viên y khoa tham gia hỗ trợ tại những nơi cần thiết.
Trước đó, Bộ trưởng Prymula đã công bố các biện pháp mới phòng chống dịch tập trung hạn chế các sự kiện văn hóa và hoạt động thể thao đông người trong 2 tuần. Theo đó, từ ngày 9/10, các phòng tập gym, bể bơi, các nhà hàng, quán bar đóng cửa trước 20h00 và không bố trí quá 4 người ngồi 1 bàn; từ ngày 12/10, các nhà hát, rạp chiếu phim, khu thể thao trong nhà đóng cửa.
Dịch COVID-19 gần đây đã lan rộng gần như toàn bộ vùng Uherské Hradit (phía Đông CH Séc), nơi trong bảy ngày qua có gần 500 người nhiễm mới trên 100.000 dân. Mức tăng đáng kể thứ hai là ở Náchodsko (thuộc vùng Hradec Králové, phía Bắc CH Séc) với 467 trường hợp trên 100.000 dân, tiếp theo là P”5;íbramsko (vùng Trung Séc) với 440 trường hợp.
Theo Bộ Y tế Séc, dịch đã lan rộng trong cộng đồng ở 5 khu vực. Mức cảnh báo rủi ro cấp độ 3 với màu đỏ hiển thị trên bản đồ bao gồm các khu vực Praha, Trung Bohemia, Nam Moravia, Zlín và Hradec Králové, các khu vực khác hiện có màu cam.
* Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson dự kiến sẽ thông báo một hệ thống phong tỏa gồm 3 bước vào tuần tới, trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm tăng nhanh đặc biệt ở Bắc England. Trưởng nhóm cố vấn chiến lược của Thủ tướng, ông Edward Lister đã viết thư gửi các nghị sĩ đại diện cho vùng Bắc England cảnh báo rằng “nhiều khả năng” vùng này sẽ phải áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn. Thư nêu rõ: “Chính phủ sẽ thảo luận một loạt biện pháp với các lãnh đạo địa phương”.
Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Edmonton, Bắc London, Anh ngày 17/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện các vùng Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland áp dụng các hệ thống y tế riêng biệt, do chính quyền vùng đưa ra. Vùng England dự kiến đưa ra hệ thống gồm 3 cấp trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm đã tăng trở lại từ tháng 9. Theo đó, mức cao nhất là mức 3 sẽ quy định nhiều hạn chế hơn hiện nay, như áp dụng giới nghiêm đối với các hộp đêm, đóng cửa các cơ sở đón khách như nhà hàng, khách sạn… Mọi tiếp xúc xã hội ngoài người thân trong gia đình sẽ không được phép, kể cả diễn ra ngoài trời.
Đến nay, hơn 42.000 người đã tử vong vì COVID-19 tại Anh, mức cao nhất châu Âu. Lo ngại ngày càng gia tăng về làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ gây tử vong cao hơn, kèm theo tác động kinh tế và xã hội. Chính phủ Anh cho biết sẽ trả 2/3 lương tháng cho nhân viên của các công ty buộc phải đóng cửa trong những tháng mùa Đông.
EU thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
Ngày 4-10, tại Prague, các chuyên gia của Cộng hòa Czech cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới.
TS Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Tổng hợp Charles, Cộng hòa Czech, ủng hộ việc Anh, Pháp, Đức (E3) mới đây gửi công hàm tới Liên hiệp quốc (LHQ) thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS).
Theo ông Hosoda, do Đức và Pháp là hai quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách chung của EU nên những động thái trên của nhóm E3 là dấu hiệu cho thấy EU ngày càng quan tâm và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông dưới góc độ đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Trong khi đó, ông Vaclav Kopecky, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á thuộc Hiệp hội Các vấn đề quốc tế, cho rằng, việc E3 gửi công hàm thể hiện lập trường chung trong vấn đề Biển Đông cho thấy E3 nói riêng và EU nói chung quan ngại về tình hình Biển Đông cũng như các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời mong muốn góp phần đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Trung Quốc cảnh báo công dân không tới Czech Trung Quốc cảnh báo công dân không đến Czech trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Czech Vystrcil. Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc hôm 11/9 ra tuyên bố ngắn gọn cho biết công dân nước này "không nên đi đến Cộng hòa Czech" vì "các dấu hiệu bùng...