CGV mở lại các cụm rạp
Sau thời gian tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19, hệ thống cụm rạp CGV trên toàn quốc đã mở cửa trở lại từ ngày 9-5.
Theo đại diện của CGV, các rạp chiếu phim mở cửa lại nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Đơn vị này tiếp tục áp dụng và tăng cường 10 biện pháp phòng chống dịch bệnh như: giãn cách ghế ngồi trong phòng chiếu, vị trí quầy vé, phòng chờ; bắt buộc mang khẩu trang với nhân viên và khách hàng; xịt khuẩn các phòng chiếu; kiểm tra thân nhiệt nhân viên; khuyến khích khách hàng giao dịch online…
Trong thời gian này, CGV sẽ trình chiếu một số bộ phim: Sa mạc chết, Bà hoàng nói dối… và đặc biệt là sự trở lại của một số bộ phim đình đám: Fast & Furious: Hobbs & Shaw, Johnny English; 2 phim Việt: Tháng năm rực rỡ, Anh trai yêu quái.
Trước đó, Lotte Cinema Thái Bình là rạp chiếu phim đầu tiên mở cửa hoạt động trở lại (ngày 6-5), CGV Vincom Lạng Sơn mở cửa từ ngày 8-5.
VĂN TUẤN
Bỏ quy định cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28-2 của Chính phủ. Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước theo quy định. Chính phủ giao Bộ Y tế, Bộ Công thương công khai danh sách, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang; Bộ Tài chính công khai danh sách doanh nghiệp, số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cơ sở có hiện tượng tăng giá bán nguyên liệu bất hợp lý, đầu cơ tích trữ khẩu trang và sản xuất khẩu trang y tế không phù hợp tiêu chuẩn. Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế tại địa phương để đảm bảo chất lượng khẩu trang y tế theo quy định. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng khẩu trang y tế và cam kết bán cho cơ sở y tế khi có yêu cầu.
Trước đó, với yêu cầu phòng chống dịch, Thủ tướng đã áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng chống dịch bệnh trong nước).
Tổng cục Hải quan vừa báo cáo kết quả xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, hàng hóa trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020. Trong đó có riêng một mục về tình hình xuất khẩu khẩu trang cho các nước có nhu cầu phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, trong tháng 4, tổng lượng khẩu trang các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước là 88,19 triệu chiếc. Trong đó, chủ yếu là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cotton, khẩu trang 2 lớp vải cotton. Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam trong 4 tháng qua là: Nhật Bản 32,7 triệu chiếc, Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc, Đức 11,1 triệu chiếc, Mỹ 10,4 triệu chiếc... Tính lũy tiến từ ngày 1-1 đến nay, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam đi các nước là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD.
Quận Thanh Xuân, Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại Học sinh từ bậc THCS trở lên đi học từ ngày 4/5; bậc mầm non, tiểu học đi học từ 11/5, do đó, UBND quận Thanh Xuân yêu cầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cho học sinh đi học trở lại đảm bảo an toàn, đúng quy định. UBND quận Thanh Xuân đã có công văn yêu cầu các phường,...