Cerrado – vùng thảo nguyên chống lửa của Brazil
Những trận hỏa hoạn lớn gần đây đã tàn phá Brazil, trong đó bao gồm cả vùng thảo nguyên nhiệt đới rộng lớn của quốc gia này.
Tuy nhiên, giữa đống tro tàn, những mầm xanh đang dần xuất hiện, minh chứng cho sức sống mãnh liệt và khả năng chống lửa của Cerrado – thảo nguyên đa dạng sinh học nhất thế giới.
Thảo nguyên Cerrado. Ảnh: Getty Images
Cerrado trải dài khoảng 2 triệu km ở trung tâm Brazil, chiếm gần 1/5 diện tích cả nước. Trong Công viên quốc gia Brasilia, ở ngoại ô thủ đô của Brazil, đất hóa màu đen và những thân cây cháy xém chứng tỏ sự tàn khốc của ngọn lửa đã thiêu rụi 1.470 ha đất hồi tháng 9 vừa qua. Thời điểm đó, Brazil đang phải đối mặt với một đợt hạn hán lịch sử; thành phố Brasilia đã không có mưa trong 169 ngày, tạo điều kiện cho mùa cháy rừng tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ, mà theo các chuyên gia, phần lớn là do biến đổi khí hậu.
Tuy Cerrado ít được biết đến hơn so với Amazon và vùng đất ngập nước Pantanal, nhưng nơi đây lại sở hữu một “siêu năng lực”. Qua hàng triệu năm, vùng thảo nguyên này đã phát triển khả năng chống lại “giặc lửa” và nhiệt độ cao.
Video đang HOT
Nhà phân tích môi trường Keiko Pellizzaro làm việc tại Viện Bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes cho biết: “Cerrado là một khu rừng đảo ngược. Chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ của nó, vì khu rừng thực sự nằm ở dưới chân chúng ta”.
Hệ thống rễ sâu của cây cối tại Cerrado hoạt động như một chiếc bơm, hút nước ngầm ngay cả trong thời kỳ hạn hán khắc nghiệt. Bên trên mặt đất, lớp vỏ dày của cây và lớp vỏ trái cây đóng vai trò “cách nhiệt”, giúp thực vật tồn tại ngay cả khi nhiệt độ đạt đến 800 độ C. Một tháng sau các trận hỏa hoạn, những trận mưa đầu tiên đã thúc đẩy cỏ và các cây nhỏ bắt đầu mọc lên, trong khi những chiếc lá mới xuất hiện trên những cây đã bị cháy.
Mặc dù nhiều đám cháy tại Brazil thường do nông dân hay công nhân gây ra trong quá trình phát quang đất nông nghiệp, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn lo ngại về khả năng phục hồi của Cerrado nếu hạn hán trở nên thường xuyên hơn.
Bà Isabel Schmidt – Giáo sư sinh thái học tại trường Đại học Brasilia cảnh báo: “Khả năng chống cháy của thực vật và động vật đã được hình thành qua hàng triệu năm, nhưng biến đổi khí hậu lại xảy ra trong vài thập kỷ. Không có sinh vật nào có thể thích nghi nhanh chóng như vậy”. Ngoài tầm quan trọng đối với sự sống của hàng nghìn loài sinh vật, Cerrado còn đóng vai trò sống còn cho nguồn cung cấp nước cho một phần lớn Nam Mỹ. Nơi đây được gọi là “cái nôi của nước” với nguồn gốc của nhiều con sông lớn và các tầng chứa nước của lục địa. Tuy nhiên, vai trò của vùng thảo nguyên này đang bị đ.e dọ.a. Với mùa mưa đến muộn hơn mỗi năm và lượng mưa trung bình giảm 8% trong 30 năm qua, dòng chảy của các con sông trong Cerrado đã giảm 15%. Nếu các trận cháy rừng trở nên thường xuyên hơn, nhiều hệ sinh thái dễ tổn thương, bao gồm cả Cerrado, sẽ khó có thể tồn tại.
Với những thách thức từ biến đổi khí hậu và sự phát triển không bền vững, Cerrado cần được bảo vệ và phục hồi hơn bao giờ hết. Sự tái sinh của vùng thảo nguyên này không chỉ mang ý nghĩa sinh thái mà còn bảo vệ nguồn nước và sự sống của hàng triệu người dân ở Nam Mỹ.
Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm
Dữ liệu vệ tinh công bố ngày 1/7 cho thấy rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận 13.489 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là con số tồi tệ nhất trong 20 năm qua. Hy Lạp 'oằn mình' chống chọi hàng chục đám cháy rừng Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng Thổ Nhĩ Kỳ: Cháy rừng ảnh hưởng đến các di tích cổ đại Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng Amazon tại Itaituba, bang Para, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giới chuyên gia cho rằng số vụ cháy rừng tăng mạnh ở Amazon trong 6 tháng đầu năm nay là do đợt hạn hán lịch sử tại rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới này hồi năm ngoái. Kể từ khi Viện Nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) Brazil bắt đầu lưu dữ liệu vào năm 1998, chỉ có 6 tháng đầu năm của năm 2003 và năm 2004 ghi nhận nhiều vụ cháy rừng hơn 6 tháng vừa qua, với lần lượt là 17.143 vụ và 17.340 vụ.
Dữ liệu của INPE cũng cho thấy nạn phá rừng Amazon tại Brazil đang giảm. Theo đó, diện tích rừng bị phá trong thời gian từ ngày 1/1-21/6 năm nay giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rừng Amazon được coi là "lá phổi xanh của Trái Đất" giúp giảm tình trạng ấm lên toàn cầu bằng cách hấp thu khí CO2.
Trong 6 tháng đầu năm nay, 2 hệ sinh thái khác ở phía Nam rừng Amazon - gồm đầm lầy nhiệt đới Pantanal và thảo nguyên Cerrado - cũng ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục. Pantanal là một trong những vùng đầm lầy nhiệt đới lớn nhất thế giới, phần lớn diện tích thuộc bang Mato Grosso của Brazil, trong khi thảo nguyên Cerrado chủ yếu nằm ở Brazil. Tại Pantanal, nơi sinh sống của hàng triệu con cá sấu caiman, vẹt, rái cá lớn và là nơi có mật độ báo đốm cao nhất thế giới, đã xảy ra 3.538 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 2.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, 2.639 vụ cháy đã được phát hiện, gấp 6 lần con số cao nhất từng được ghi nhận. Giới chuyên gia cho rằng tình hình này rất đáng quan ngại vì đỉnh điểm mùa cháy rừng thường diễn ra vào nửa cuối năm, đặc biệt là tháng 9 hằng năm khi thời tiết khô nhất. Tuần trước, bang Mato Grosso đã ban bố tình trạng khẩn cấp và chính quyền cho biết phải huy động lực lượng cứu hỏa từ các khu vực khác để dập tắt các đám cháy.
Trong khi đó, tại Cerrado, một trong 3 thảo nguyên lớn nhất thế giới, đã ghi nhận 13.229 vụ cháy rừng trong 6 tháng đầu năm nay, gần bằng số vụ cháy rừng ở Amazon. Thảo nguyên Cerrado bao phủ khu vực bằng diện tích của nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh cộng lại.
Người phát ngôn tổ chức môi trường Greenpeace chi nhánh Brazil, chuyên gia Romulo Batista cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng số vụ cháy rừng.
Theo ông Batista, hầu hết các quần xã sinh vật ở Brazil đều đang chịu áp lực do thiếu mưa. Môi trường khô hơn khiến thảm thực vật cũng trở nên khô cằn hơn và dễ bị cháy hơn. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng hầu hết các vụ cháy rừng không phải do tự phát như sét đán.h mà là do hoạt động của con người, đặc biệt là đốt rừng lấy đất canh tác nông nghiệp.
Cháy rừng đ.e dọ.a hệ sinh thái độc đáo tại Brazil Cháy rừng vẫn đang tiếp tục tàn phá khu vực Pantanal của Brazil - vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới, đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như báo đốm, thú ăn kiến hay rái cá khổng lồ. Khói bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại Porto Jofre, bang Mato Grosso, Brazil. Ảnh...