CEO WhatsApp đã trở thành tỷ phú như thế nào?
Là một trong những doanh nhân dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ hiện nay nhưng ít ai biết được rằng Jan Koum, CEO WhatsApp đã trải qua tuổi thơ nhiều gian khó và thiếu thốn.
Hiện nay, Koum đang sở hữu tài sản trị giá 8,8 tỷ USD, đứng thứ 3 trong danh sách những doanh nhân dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ.
Thế nhưng vị CEO này có xuất phát điểm khá khiêm tốn. Koum sinh năm 1976 tại Ukraine, trong một gia đình mà thậm chí không có nước sạch để dùng.
Anh mô tả về cuộc sống tại quê hương mình như sau: “Mọi thứ tồi tệ đến mức trường của chúng tôi không hề có nhà vệ sinh ở bên trong. Thử tưởng tượng mùa đông tại Ukraine, với nhiệt độ xuống đến -20C, những đứa trẻ phải đi dọc bãi đỗ xe để sử dụng nhà vệ sinh.”
Sau khi Koum bước sang tuổi 16, anh và mẹ của mình di cư đến Mỹ. Họ ở trong một căn hộ nhỏ tại Mountain View, California, sống nhờ trợ cấp và sử dụng tem phiếu để mua thực phẩm.
Ở trường trung học, Koum tự mày mò học về máy tính bằng cách mua sách hướng dẫn từ một cửa hàng địa phương và trả lại chúng mỗi khi đọc xong.
Mặc dù tự nhận là một kẻ gây rối tại trường trung học, Koum vẫn thi đỗ vào trường Đại học bang San Jose và làm việc tại Ernst and Young với vị trí nhân viên kiểm tra bảo mật.
Một điều có thể Koum muốn xóa khỏi quá khứ của mình, đó là việc anh từng bị tòa án ra lệnh cấm lại gần bạn gái cũ. “Tôi như người mất trí và đã hành xử một cách tồi tệ sau khi chúng tôi chia tay.”, Koum chia sẻ với Bloomberg. “Tôi xấu hổ về cách cư xử và hành động của mình đã khiến cô ấy phải nhờ đến pháp luật. Tôi thật sự xin lỗi về những điều mình đã làm.”
Khi đang làm việc cho Ernst and Young, Koum gặp một nhân viên Yahoo tên là Brian Acton. 6 tháng sau, vào năm 1997, Acton giúp Koum có một công việc tại Yahoo.
Trong khoảng 2 tuần, chàng trai 21 tuổi này cố gắng vừa đi học bán thời gian tại Đại học bang San Jose, vừa làm việc toàn thời gian tại Yahoo. Tuy nhiên, vào 1 ngày, nhà đồng sáng lập David Filo gọi cho Koum để hỏi về máy chủ. “Anh đang ở đâu?”, “Tôi đang ở trong lớp học”, “Đến đây ngay lập tức”. Một thời gian ngắn sau đó, Koum quyết định bỏ học.
Khi làm việc tại Yahoo, Koum tham gia một nhóm hacker có tên gọi”w00w00,” trong đó bao gồm Shawn Fanning và hàng chục thành viên khác của Napster.
Video đang HOT
Koum làm việc tại Yahoo trong 9 năm, và thăng tiến lên đến chức quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Năm 2007, cả anh và Acton đều rời khỏi công ty, sau đó họ đi du lịch đến Nam Mỹ.
Khi trở về, Koum và Acton ứng tuyển vào Facebook nhưng bị từ chối.
Trong thời gian rảnh rỗi, Koum đã nghiền ngẫm những gì anh muốn làm tiếp theo và đưa ra ý tưởng cho phép mọi người cập nhật trạng thái trên điện thoại của họ. Koum thành lập WhatsApp vào đúng ngày sinh nhật của mình, 24/2/2009. Mùa hè năm đó, anh và Acton quyết định biến WhatsApp thành một ứng dụng nhắn tin.
“Văn phòng” đầu tiên của WhatsApp là một vài căn phòng phía sau một nhà kho được dùng chung với Evernote, nơi các nhân viên phải quấn chăn quanh mình để ủ ấm. Chịu ảnh hưởng từ Yahoo nên Acton và Koum đã có cùng một triết lý sản phẩm: Quảng cáo thật tệ hại.
Công ty cũng quan tâm đến sự riêng tư của người dùng. Theo Koum: “Chúng tôi muốn biết về người dùng càng ít càng tốt. Chúng tôi không quan tâm đến tên tuổi, giới tính… Chúng tôi không quảng cáo theo định hướng vì vậy không cần đến dữ liệu cá nhân”.
Công ty bắt đầu phát triển nhanh chóng mà không cần đến bất kỳ chiến dịch marketing hay PR nào cả.
Năm 2012, WhatsApp thu hút sự chú ý của Mark Zuckerberg. CEO Facebook đã gọi điện cho Koum, hai người cùng nhau đi uống cà phê và leo núi nhưng vẫn chưa có vụ mua bán nào xảy ra tại thời điểm này.
Koum và Zuck vẫn giữ liên lạc với nhau, thường xuyên cùng đi leo núi và nói về sứ mệnh kết nối thế giới.
Tháng 2 năm 2014, Zuckerberg mời Koum ăn tối và đưa ra lời đề nghị mua lại WhatsApp. Koum đã suy nghĩ về điều này và đến gặp Zuck vào đúng ngày Valentine, phá hỏng bữa tối của vợ chồng CEO Facebook.
Đêm trước khi chính thức ký kết giấy tờ, Koum ở lại văn phòng rất khuya để xem lại những điều khoản với Sequoia, đơn vị đã đầu tư vào WhatsApp. Lái xe trở về nhà vào lúc 2h30 sáng, xe của Koum bị nổ lốp và anh gặp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày tiếp theo, như một động thái có phần mang tính biểu tượng, Koum ký văn bán sáp nhập với Facebook trên cánh cửa văn phòng cũ của mình. Văn phòng này cách không xa trụ sở chính của WhatsApp tại Mountain View.
Ngay sau đó, cổ phần của Koum tại WhatsApp đã có giá trị lên đến 6,8 tỷ USD.
Koum gia nhập hội đồng quản trị của Facebook với mức lương cơ bản là 1 USD, cùng quyền chọn cổ phiếu trị giá gần 2 tỷ USD.
Khi Facebook mua WhatsApp vào năm 2014 với giá 19 tỷ USD, ứng dụng này có khoảng 450 triệu người dùng hàng tháng. Hiện nay, con số này được nâng lên 900 triệu.
5 thói quen thành công của những người dưới 30 tuổi
Theo_NDH
Hậu trường bí mật tuyển chân dài làm tiếp viên hàng không
Các ứng viên muốn trở thành tiếp viên hàng không ở Trung Quốc đều phải trải qua các yêu cầu rất khắt khe
Buổi thi tuyển tiếp viên hàng không của Hãng hàng không Thiên Tân Airlines diễn ra tại một khách sạn hạng sang ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Cuộc tuyển dụng tiếp viên thu hút hơn 200 cô gái trẻ xinh xắn, nhiều người chỉ mới 18 tuổi.
Đầu tiên, các cô gái được đo chiều cao. Đã có 70% thí sinh bị loại từ vòng này.
Các thí sinh chọn trang phục váy ngắn để có thể khoe được đôi chân và chiều cao ấn tượng của mình.
Từ vòng kiểm tra ngoại hình đến khi được trở thành tiếp viên hàng không, các ứng viên phải trải qua các phần thi nói, viết, thực tế... Tổng cộng có 7 vòng kiểm tra khác nhau.
Được biết, chỉ có 5% thí sinh ứng tuyển được lựa chọn sau buổi thi tuyển.
Các công ty hàng không ở Trung Quốc không chỉ yêu cầu nhân viên có ngoại hình đẹp, thân hình chuẩn, ngoại ngữ tốt, mà ngày càng đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn như thân thiện, thái độ phục vụ chuẩn mực, không được phẫu thuật thẩm mỹ...
Được trở thành tiếp viên hàng không là ước mơ của nhiều cô gái trẻ ở Trung Quốc.
Đây là buổi tuyển chọn tiếp viên hàng không do China Eastern Airlines tổ chức ở Thanh Đảo, Sơn Đông.
China Eastern Airlines là một trong ba hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc.
Các cô gái thể hiện tác phong của một tiếp viên hàng không trước hội đồng tuyển dụng.
Hình ảnh khác trong buổi tuyển dụng các nữ tiếp viên hàng không của Hãng hàng không Phương Nam Trung Quốc (China Southern Airlines).
Các ứng viên đang giơ tay ra để một nhà tuyển dụng kiểm tra.
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ quan sát ngoại hình, tư thế, độ thân thiện và trình độ tiếng Anh của các ứng viên.
Theo_Kiến Thức
Báo Đức: Chiến thuật 'im lặng và chờ thời' của Merkel đã phá sản Trong 10 năm qua, chiến thuật này đã rất thành công, tuy nhiên hiện nay tương lai của bà Merkel đang bất bênh hơn bao giờ hết. Tạp chí Deutsche Welle của Đức nhận định, trong thời gian nắm quyền Thủ tướng Đức Angela Merkel ưu thích sử dụng chiến thuật "im lặng và chờ thời" (Giấu mình chờ thời), nhờ đó luôn...