CEO VNG Lê Hồng Minh chia sẻ lý do thành công
Từng là một game thủ hàng đầu Việt Nam, ông Lê Hồng Minh từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự World Cyber Game tại Hàn Quốc năm 2002. Chỉ 2 năm sau, ông lập nên VinaGame với tham vọng khai thác mảnh đất màu mỡ game online tại Việt Nam. Ngay lập tức, VinaGame đã tăng trưởng đột phá và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam.Bên cạnh việc thu hút, nuôi dưỡng nhân tài, những nhà quản lý còn phải không ngừng học hỏi những điều mới.Sau thành công vang dội với game, VinaGame tiếp tục lập trang mạng Zing.vn năm 2007, và mạng xã hội Zing Me năm 2009. Hiện nay Zing.vn là một trong những website hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2010, VinaGame đổi tên thành VNG để thể hiện tham vọng kinh doanh đa ngành nghề không chỉ dừng lại ở thị trường game.
Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết đi đến thành công của ông Lê Hồng Minh.
Công việc đầu tiên và bài học rút ra
Công việc đầu tiên của Lê Hồng Minh là làm ca đêm tại cửa hàng 7-Eleven tại Melboure, Úc khi còn đang là sinh viên tại đây. Ông đã làm việc tại đây gần 2 năm rưỡi, với mức lương ban đầu là 8 AUD/giờ sau tăng lên 10 AUD/giờ. Ông Minh chia sẻ 2 bài học lớn rút ra đó là:
1: Lao động thực sự rất vất vả và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm. Cụ thể, nhân viên phải có mặt từ 10h tối và làm tới tận 7h sáng với các công việc như thu ngân, lau dọn cửa hàng, đặt hàng mới và nhận hàng vào buổi sáng.
2: Cần học cách thực sự yêu công việc chứ không chỉ thể hiện mong muốn kiếm tiền.
Ông thừa nhận ban đầu đi làm là để có thêm thu nhập nhưng dần yêu công việc vì có cơ hội được giao tiếp với nhiều khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cách pha trò bằng tiếng Anh với khách hàng. Đây cũng là một phần lí do tại sao ông lại gắn bó với công việc vất vả này suốt hơn 2 năm.
Khởi nghiệp
Mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.
Lê Hồng Minh từng làm trong ngành đầu tư trước khi sáng lập VNG, có nhiều cơ hội thẩm định và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, nên ông không quá choáng ngợp trước những gian nan khi khởi nghiệp. Ông cho rằng điều thực sự làm mình bất ngờ chính là thành công ngoài dự kiến của VNG từ rất sớm. Một bất ngờ khác thú vị không kém được ông chia sẻ chính là cá tính, phẩm chất của những người cộng sự của mình khi khởi nghiệp, và cho rằng đây là yêu tố mà không nhiều người làm lãnh đạo nhận ra hay nhận thức đầy đủ.
Không ngừng học hỏi
Video đang HOT
Lê Hồng Minh ham đọc và rút ra nhiều bài học từ các sách kinh doanh, lịch sử, tự truyện. Tác giả ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Jack Welch với cách tiếp cận hết sức thực tế. Và VNG đã áp dụng nhiều điều từ mô hình GE của Jack Welch.
Mặt khác, ông Minh còn học hỏi qua những người ông gặp. Những lời khuyên của đồng sáng lập VNG – Bryan Pelz đã có ảnh hưởng nhiều tới ông trong những quyết sách thời gian đầu của VNG, bên cạnh đó còn là những lời khuyên, những tranh luận bổ ích tại ban lãnh đạo của VNG cũng giúp ông rất nhiều.
Bí quyết cho nhà quản lí
Theo ông Lê Hồng Minh, tư tưởng và giá trị quan trọng hơn kỹ năng hay kinh nghiệm đặc biệt là đối với người quản lý. Nhiều người không chú ý tới phát triển tư tưởng hay giá trị của mình, mà chỉ chú trọng vào kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.
Quyết định khó khăn nhất khi làm quản lý của ông đó là quyết định nói “không”. Bao gồm cả quyết định về nhân sự, quyết định chiến lược và quyết định về giá trị.
Theo ông, quyết định làm ông hài lòng nhất chính là chọn lựa được người phù hợp với công việc, được chứng kiến người đó phát triển, mang lại nhiều kết quả.
Giá trị và văn hóa doanh nghiệp tại VNG
Đứng trước vấn đề giá trị và văn hóa doanh nghiệp khi VNG ngày càng phát triển mở rộng, CEO của VNG cho rằng người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này. Cần phải xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới, luôn trung thành với những giá trị này trên mọi phương diện, từ suy nghĩ, lời nói cho tới việc làm.
Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên cũng nên dựa trên giá trị và văn hóa chứ không chỉ dựa trên kết quả công việc.
Nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản khi quy mô doanh nghiệp tăng lên trong khi quỹ thời gian lại có hạn, có rất nhiều điều phải làm, nhiều công việc không quan trọng nhưng cần xử lý ngay.
Khi doanh nghiệp có nhiều nhân viên hơn, người quản lý không thể quán triệt quan điểm này tới tất cả mọi người, do đó cần phải đặt công tác truyền thông về các giá trị và văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Theo ông Lê Hồng Minh, mấu chốt là phải luôn đặt nhân tài ở vị trí trung tâm và nhiệm vụ quan trọng nhất chính là công tác nhân sự – phải thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân người tài.
Mặc dù đã từng đọc rất nhiều về vấn để này trước khi thành lập VNG, ông chỉ nhận ra tầm quan trọng của vấn đề về sau này khi phải đứng trước nhiều vấn đề quan trọng như cách phân phối thời gian, quản lý nguồn lực công ty, và xây dựng chiến lược công ty – tất cả đều chỉ xoay quanh vấn đề con người, đặc biệt là người tài.
Theo GameK
'Hô hào quyên góp' cho làng game Việt
KickStarter từ khi ra mắt vào năm 2009 đã trở thành cái nôi giúp không ít game cả online lẫn offline trên thế giới có cơ hội đến tay game thủ. Thế nhưng liệu rằng mô hình tưởng chừng như hoàn hảo này có hiệu quả tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng theo dõi bài viết tản mạn sau đây.
Đối với không ít nhà phát triển game độc lập (tạm gọi là indie) trên thế giới, Kickstarter đã trở thành một trong những nguồn ủng hộ quý giá nhất mỗi khi họ có dự án phát triển game, nhưng vì lý do tài chính mà dự án gặp khó khăn. Vậy thì, (dành cho những game thủ Việt Nam chưa có khái niệm),Kickstarter là cái gì mà không ít những nhà phát triển game offline lẫn online nhỏ đều tìm đến với hy vọng tựa game của họ sẽ được cộng đồng giúp đỡ? Về cơ bản, Kickstarter cũng như những trang web &'crowdfunding' (huy động vốn trong cộng đồng) tương tự là nơi những dự án hay, mới lạ và đột phá có thể được giới thiệu đến cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.
Giới thiệu là một phần, phần quan trọng hơn, nếu cảm thấy dự án đủ hấp dẫn bạn, chưa tính đến chuyện nó có khả thi hay không, bạn hoàn toàn có thể bỏ một khoản tiền nhỏ để góp cùng rất, rất nhiều người khác với mục đích giúp đỡ nhà phát triển để họ có đủ tiềm lực tài chính, từ đó tiếp tục theo đuổi &'cuộc chơi'.
Thiên đường cho nhà phát triển nhỏ?
Trên thực tế chúng ta có thể đếm được không ít những dự án đã thành công một cách rực rỡ nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. Nhưng đó là chuyện trên thế giới. Chúng ta đang ở Việt Nam, vì thế có lẽ sẽ chẳng mất gì khi mạn đàm về mô hình quyên góp cộng đồng và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho làng game Việt Nam. Biết đâu, chúng ta sẽ vô tình mở ra được một con đường mới, dù gian nan hơn nhưng có phần hiệu quả hơn nhiều cho những nhà phát triển cũng như phát hành game Việt?
Hãy thử tưởng tượng một nhà phát triển game vô danh, với những con người chưa có tiếng tăm trong làng game nhưng sở hữu trong đầu những ý tưởng đột phá, có khả năng tạo ra một bom tấn đúng nghĩa một khi ra mắt. Thế nhưng như nhiều người ví von, vấn đề đầu tiên vẫn là: Tiền đâu? Sẽ có rất, rất ít nhà phát hành hay nhà đầu tư dám mạo hiểm chơi canh bạc theo kiểu được ăn cả, ngã về không, nhất là khi những con người với những ý tưởng táo bạo mới chỉ hình dung ra được chúng trong đầu, còn việc triển khai chúng là một vấn đề hoàn toàn khác.
Phao cứu sinh tuyệt vời
Đó là khi Kickstarter, hay những trang web tương tự ví dụ như ig9.vn tại nước ta trở thành phao cứu sinh cho nhà phát triển kia. Lúc này khó khăn của họ sẽ chuyển từ tài chính sang việc làm cách nào để diễn đạt ý tưởng của mình sao cho càng cuốn hút càng tốt. Nếu họ thành công trong bước này, thì việc còn lại sẽ chỉ là ngồi chờ... tiền đổ về tài khoản, và tiếp tục thực hiện dự án như đã cam kết trên trang kêu gọi góp vốn.
Một trường hợp khác (dĩ nhiên là giả định) cũng nhờ có Kickstarter mà thành công, đó là việc cộng đồng game thủ khi quá đam mê một game online nước ngoài. Thế nhưng nhà phát hành vì một số lý do mà chưa đưa được game về nước, chẳng hạn phí mua bản quyền game quá lớn, ngoài sức chịu đựng của NPH, hoặc họ e ngại game về Việt Nam sẽ chẳng ai chơi. Một nhóm hoặc cộng đồng game thủ hoàn toàn có thể kêu gọi game thủ Việt, những người có chung đam mê cùng đóng góp. Một phần, khoản tiền thu về có thể được sử dụng để giúp đỡ nhà phát hành, nhưng quan trọng hơn cả, việc mở trang Kickstarter quyên góp là một trong những cách hiệu quả nhất để biểu đạt sự quan tâm của cộng đồng game thủ Việt.
Nhưng thực tế...
Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên hoàn toàn chỉ tồn tại trong một thị trường lý tưởng, nơi tất cả game thủ đều dám bỏ tiền ra để thỏa mãn đam mê của mình, ngay cả khi việc đầu tư này đưa họ vào một canh bạc 5 ăn 5 thua. Thị trường game online Việt Nam trên thực tế là một thị trường cực kỳ khắc nghiệt với cả những NPH lẫn nhà phát triển ứng dụng. Nơi chúng ta đang sống là nơi căn bệnh chuộng đồ miễn phí đã lan tỏa thành một &'đại dịch' khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Game hay, ý tưởng độc đáo, nhận được ủng hộ về mặt tinh thần từ game thủ Việt, hoàn toàn không có nghĩa nó sẽ thu về nhiều khoản đóng góp từ cộng đồng. Hầu hết gamer Việt Nam đều có chung tư duy theo lối "Mình ko góp thì người khác góp, kiểu gì chả đủ". Thế nhưng khi có quá nhiều người cùng nghĩ theo kiểu này, thì nhà phát triển game sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Vừa không đủ tiền trang trải chi phí dự án, vừa khó nói với những người đã đóng góp tài chính, dù chỉ là một khoản nhỏ. Việc xin lỗi và trả lại khoản tiền game thủ đã đóng góp nếu khả năng xấu nhất xảy ra là điều không một nhà phát triển nào muốn thực hiện.
Đó là khó khăn cho nhà phát triển. Về phần game thủ thì sao? Rõ ràng họ sẽ bị đặt ở vị trí có nguy cơ cao hơn nhiều so với những người kêu gọi quyên góp. Nếu chủ dự án quyết định &'im thin thít và lặn mất tăm', thì những người quyên góp sẽ vừa mất trắng khoản tiền đã bỏ ra, lại vừa mất đi lòng tin với những dự án kiểu này. Đây là một trong số những mặt trái của Kickstarter mà cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng.
Tạm kết
Nói tóm lại, Kickstarter nếu sử dụng đúng cách, cũng như đúng cộng đồng, sẽ trở thành nguồn ủng hộ tuyệt với nhất cho bất kỳ dự án hay startup nào, không chỉ riêng game. Tuy nhiên việc chọn "đúng cộng đồng" chắc chắn sẽ còn là một trong những điều nan giải bậc nhất dành cho bất kỳ chủ dự án game nào không chỉ tại Việt Nam. Còn bạn? Bạn nghĩ sao về tương lai của mô hình Kickstarter tại Việt Nam, cũng như lợi ích nó đem lại cho thị trường game online trong nước? Hay chia sẻ ý kiến của bạn thong qua phần bình luận dưới đây.
Theo GameK
ĐCCK: Tình nghĩa giang hồ sau câu chuyện chinh phục level 70 Không tham gia game từ những ngày đầu nhưng Lucass- nữ đệ tử Tiêu Dao tại Hoa Sơn là người đầu tiên đạt level 70 trên toàn cõiĐộc Cô Cửu Kiếm. Đó là sự thành công, là kết quả nỗ lực không ngừng của cả một Bang hội - Bang Hung Thần. Lucass - người đầu tiên cán mốc level 70 của Độc...