CEO Vietjet: Sàn chứng khoán TP.HCM phải sánh ngang Hong Kong, London
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết đã thảo luận với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn trong nước và sẵn sàng đóng góp phần mềm mới để giải quyết vấn đề của sàn chứng khoán.
Tại diễn đàn “Đối thoại 2045″ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với sự tham gia của hàng loạt chủ tịch, tổng giám đốc nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hàng đầu Việt Nam, vấn đề quá tải của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) được các doanh nhân hiến kế khắc phục.
Tổng giám đốc Vietjet kiêm Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng HDBank Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng với tham vọng trở thành quốc gia hùng cường, thu nhập cao, sàn chứng khoán TP.HCM phải sánh ngang với sàn Hong Kong, London hay New York.
Tuy nhiên vì cơ chế, HoSE lại đang sử dụng giải pháp công nghệ thông tin có từ vài chục năm trước. Tới đây, HoSE thay đổi hệ thống công nghệ nhưng giải pháp này cũng đã 10 năm.
Chi phí khoảng 60 tỷ đồng
“Làm sao để có thể khẳng định được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc giải quyết vấn đề này”, nữ tỷ phú hàng không đặt câu hỏi. Theo bà, phương án giảm số lượng giao dịch do hệ thống không đáp ứng nổi hay chuyển các cổ phiếu ra niêm yết tại sàn chứng khoán Hà Nội đều không ổn.
Bà Thảo cho biết đã liên lạc với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, One Mount Group, Viettel để cùng bàn bạc giải pháp khắc phục việc sàn chứng khoán quá tải. CEO Vietjet thông tin nhận được câu trả lời chỉ cần 2 tháng và chi phí khoảng 60 tỷ đồng để có thể giải quyết vấn đề này.
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu tại diễn đàn Việt Nam 2045 chiều 6/3. Ảnh: Việt Đức.
Video đang HOT
“60 tỷ hoặc nhiều hơn nữa, các doanh nghiệp, doanh nhân ở đây sẵn sàng cùng chia sẻ, đóng góp số tiền này để giảm áp lực cho ngân sách. Giải pháp này chắc chắn thành công. Và nếu thành công, đây sẽ món quà đầu tiên, rất thuyết phục của diễn đàn hôm nay”, nữ tỷ phú phát biểu.
CEO Vietjet cho biết việc thay đổi phần mềm hệ thống của sàn chứng khoán tốn kém, rất lâu và cũng phụ thuộc đối tác nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước hoàn toàn giải quyết được vấn đề này.
Tại diễn đàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cũng đề xuất Thủ tướng để các doanh nghiệp tư nhân trong nước xử lý vướng mắc về kỹ thuật của sàn chứng khoán TP.HCM. Theo ông, chỉ cần niềm tin của Chính phủ với doanh nghiệp, doanh nhân, những trục trặc của sàn chứng khoán có thể giải quyết xong trong 2 tháng.
Giải quyết thật nhanh
Trước kiến nghị của các doanh nhân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu các ý kiến, giải quyết thật nhanh việc thay đổi công nghệ của sàn chứng khoán TP.HCM để không còn xảy ra trục trặc, không cần sử dụng ngân sách.
Sàn chứng khoán TP.HCM bắt đầu quá tải, xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh thường xuyên từ cuối tháng 12/2020 khi thanh khoản trên thị trường tăng cao. Hậu quả là nhà đầu tư khó mua bán cổ phiếu về cuối buổi chiều trong nhiều phiên giao dịch khi thanh khoản chạm mốc 14.000-15.000 tỷ.
Từ đầu tháng 1, HoSE bắt đầu áp dụng nâng lô giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu/lệnh. Giải pháp này theo lãnh đạo sở giao dịch giảm tải 15-18% số lượng lệnh nhưng hiện tượng nghẽn lệnh vẫn tiếp tục.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu ý kiến của doanh nghiệp về việc thay đổi hệ thống cho sàn chứng khoán TP.HCM. Ảnh: Duy Anh.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép một số doanh nghiệp tạm thời chuyển cổ phiếu đang niêm yết trên sàn TP.HCM ra sàn Hà Nội để giảm tải. Song song đó, lãnh đạo HoSE cho biết đang nghiên cứu ý tưởng nâng lô giao dịch từ 100 lên 1.000 cổ phiếu/lệnh trong thời gian chờ hệ thống công nghệ mới chính thức vận hành.
Tuy nhiên, việc nâng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu/lệnh bị nhà đầu tư cá nhân phản ứng khi khiến số vốn tham gia thị trường chứng khoán tăng lên nhiều lần. Trong khi đó, chưa có nhiều doanh nghiệp công bố thông tin sẵn sàng chuyển sàn ra Hà Nội.
Hệ thống giao dịch mới của HoSE được giới thiệu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) làm nhà thầu, thay thế cho hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) được sử dụng từ ngày đầu thành lập năm 2000.
HoSE ký hợp đồng với KRX vào cuối năm 2012, trải qua nhiều lần lỗi hẹn với nhà đầu tư và đến nay vẫn chưa công bố thời điểm chính xác có thể vận hành hệ thống công nghệ mới.
Nhà đầu tư chuyển tiền qua sàn HNX
Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HNX đạt mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch 4.3.
Nhiều cổ phiếu trên sàn HNX tăng kịch trần ở phiên 4.3. Ảnh: MĐ.
Nhà đầu tư chuyển tiền qua sàn HNX
Trong bối cảnh sàn HOSE vẫn liên tục nghẽn lệnh, được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính về việc tạm thời chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) sang Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để giảm tại cho hệ thống giao dịch của HOSE, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có thông báo và hướng dẫn 2 sàn HOSE và HNX cùng Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện.
Theo đó, kể từ ngày 3.3 sẽ chuyển cổ phiếu từ sàn HOSE sang HNX trên tinh thần tự nguyện. Ngay trong phiên giao dịch 4.3, sàn HNX đã được giao dịch một cách sôi động với giá trị giao dịch ở mức cao.
2 sàn HOSE và HNX kết phiên trái chiều trong phiên giao dịch 4.3. Ảnh: Bảng giá SSI.
Cụ thể, kết phiên trên sàn HOSE chỉ số VN-Index giảm hơn 18,4 điểm với hơn 16.800 tỉ đồng giá trị giao dịch, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 362 mã giảm điểm và chỉ có 95 mã tăng điểm.
Trong khi đó, ở sàn Hà Nội chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng gần 1,7 điểm với hơn 176 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương với giá trị giao dịch gần 2.800 tỉ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 1.2021.
Dẫu vậy, độ rộng trên sàn HNX có phần nghiêng nhẹ về bên bán với 101 mã giảm trong khi có 96 mã tăng. Cũng trên sàn HNX, nhiều cổ phiếu có mệnh giá nhỏ tăng kịch trần.
Diễn biến của chỉ số HNX-Index. Ảnh: FireAnt.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thị trường có thể quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index vẫn có cơ hội kiểm định lại ngưỡng 1.200 điểm. Dòng tiền chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường và có khuynh hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hỏa nhỏ, các cổ phiếu trên sàn HNX và UPCoM (đặc biệt là nhóm cổ phiếu dầu khí) cho nên Yuanta Việt Nam cho rằng nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng kết thúc.
Đồng thời, theo công ty chứng khoán này cơ hội giải ngân mới vẫn còn cao cho nên các nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu. "Xu hướng thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mua mới", Yuanta Việt Nam nhận định.
Nhiều câu hỏi khó cho giải pháp "chuyển ngược" sàn để chống nghẽn lệnh Việc "chuyển ngược" sàn một số chứng khoán từ HSX sang HNX hoặc "ký gửi" giao dịch được coi là giải pháp tạm thời để chống nghẽn lệnh. Tuy nhiên vẫn có quá nhiều vấn đề chưa rõ ràng... Giải pháp tạm thời để chống nghẽn lệnh trên HSX là chuyển bớt một số mã cổ phiếu sang HNX Một số mã chứng...