CEO FIIN: “DN tín dụng đen Trung Quốc chiếm hơn 60% giao dịch cho vay qua app tại Việt Nam”
CEO Trần Việt Vĩnh của FIIN cho hay, hiện có khoảng 20 công ty Trung Quốc đăng ký núp bóng các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính.
Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN cho hay, hiện có khoảng 20 công ty Trung Quốc đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, chưa có một con số thống kê chính xác các doanh nghiệp của Trung Quốc núp bóng người Việt cho vay online với mức lãi suất “cắt cổ” tại thị trường Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nexttech cho biết, hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online.
Tuy nhiên, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngân hàng (P2P) cho rằng, có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng kiểu này nhưng đang triển khai hơn 60 app cho vay online ở thị trường Việt Nam.
Ông Trần Việt Vĩnh cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc thường đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc này thường tạo ra nhiều app với tên gọi khác nhau để tiếp cận tới người vay trên môi trường mạng Internet. Qua các app cho vay online này, các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp dịch vụ “ tín dụng đen, cho vay nặng lãi” với lãi suất thậm chí có thể lên tới 700%/năm. Sau đó, họ sử dụng các hình thức thu đòi nợ kiểu “khủng bố tinh thần”, bôi nhọ người vay hoặc làm phiền người có liên quan trong danh bạ của người vay.
CEO của FIIN đưa ra một con số thống kê khá giật mình rằng các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc lại đang chiếm tới hơn 60% số lượng giao dịch cho vay online qua app tại Việt Nam. Nếu khách hàng bị dính bẫy tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến do các doanh nghiệp Trung Quốc điều hành sẽ phải trả lãi phí “cắt cổ”, lên tới 700%/năm. “Nếu không trả lãi, khách hàng sẽ bị bọn chúng đe doạ, và bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Không chỉ có vậy, những người thân quen của người vay cũng bị quấy rối, làm phiền”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
CEO của FIIN cho rằng, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc đang hoành hành tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các công ty Fintech tại Việt Nam đang hoạt động theo mô hình P2P. Đồng thời làm cho người dân có hiểu nhầm cứ app cho vay online là tín dụng đen, là cho vay nặng lãi nên sẽ không sử dụng dịch vụ nữa. Như vậy, khách hàng sẽ có tâm lý e ngại, lo sợ khi tiếp cận dịch vụ tài chính số.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các công ty của Trung Quốc đang núp bóng doanh nghiệp Việt sẽ gây nhiễu loạn thông tin. Hậu quả là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thật sự trong lĩnh vực Fintech, kìm hãm sự phát triển của các mô hình dịch vụ tài chính mới trên mạng Internet như P2P.
Cũng theo ông Vĩnh, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ người dân Việt Nam khó tiếp cận hoặc chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trực tuyến chính thức còn cao, tới gần 70%. Theo xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, các giải pháp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để cung ứng dịch vụ tài chính số trên môi trường online sẽ nở rộ trong thời gian tới. “Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý thí điểm (sandbox) cho các mô hình dịch vụ mới như P2P Lending. Các khung pháp lý thí điểm này sẽ tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận và tham gia cung ứng dịch vụ tài chính trực tuyến. Đồng thời, cần công khai danh sách các công ty hoạt động đúng mô hình và đang trong chương trình thí điểm”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
Các công ty Fintech của Việt Nam cũng cho rằng, một trong những yếu tố rất quan trọng đó chính là vai trò của truyền thông thông tin để người dân có thể tự phân biệt được các dấu hiệu nhận biết các công ty Trung Quốc núp bóng app cho vay online. Qua đó, người dân có thể dễ dàng phân biệt những hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi với các công ty công nghệ tài chính của Việt Nam đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Công nghệ trong giao dịch địa ốc mùa dịch
Bán hàng qua app, trải nghiệm sản phẩm tại nhà bằng công nghệ 3D... đang giúp một số chủ đầu tư địa ốc phát huy lợi thế thị trường bất chấp dịch bệnh kéo dài.
Nguyễn Hưng Hải - nhà đầu tư cá nhân tại TP HCM vừa chốt đầu tư một căn hộ cao cấp của Sunshine tại quận 4 trong vài giờ đồng hồ. Thời gian giao dịch mà anh cho là "kỷ lục nhất" trong hơn 10 năm tham gia lĩnh vực địa ốc. "Hiện dịch bệnh hạn chế tập trung đông người nên tôi mua nhà qua app bán hàng của chủ đầu tư. Chỉ vài cú lướt chạm trên điện thoại cuộc mua bán hoàn thành", ông nói.
"Quỹ đất trung tâm ngày càng hiếm, các sản phẩm căn hộ cao cấp có tiềm năng sinh lời sau Covid-19. Tôi không muốn lỡ cơ hội và quyết xuống tiền trong khi mọi người vẫn đắn đo thời điểm này", kinh nghiệm đầu tư giúp ông Hải tự tin khi sử dụng phương thức giao dịch online.
Vị này cho biết, hiện quy trình mua nhà truyền thống thường mất nhiều thời gian từ khâu tư vấn, booking, đặt cọc, lock căn, chốt hợp đồng. Công nghệ hiện diện trong giao dịch bất động sản sẽ thay đổi phương thức kinh doanh cũ cũng như tư duy mua - bán.
Covid-19 đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản đặt ra yêu cầu cấp bách với các công ty trong việc chuyển đổi sang các giải pháp số. Mới đây, để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hình ảnh dự án, khu nhà mẫu Công ty Cổ phần Đầu tư LDG ứng dụng công nghệ Reality Scanning với hình ảnh 3D sinh động. Khách hàng có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể tham quan mọi góc tại căn hộ mẫu của dự án.
Anh Lê Huy Phương (quận 1, TP HCM) - khách hàng giao dịch cho biết, hình thức bán hàng này thuận tiện và nhanh chóng. Toàn bộ thông tin, thủ tục pháp lý sàn gửi qua mail. Anh có thể tham quan nhà mẫu qua hình ảnh 3D khi ngồi tại nhà. Nếu ưng ý có thể thanh toán trực tuyến.
Giao diện Sunshine App.
Nguyễn Hưng Hải, Lê Huy Phương là hai trong nhiều khách hàng đang hưởng lợi từ phương thức giao dịch bất động sản mới. Họ là những người mua "hợp thời" và tạo động lực đáng kể cho các doanh nghiệp địa ốc có tầm nhìn về công nghệ. Sunshine Group, Vingroup, CenGroup,... hiện được xem là những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 trên thị trường. Lĩnh vực mà trước đó ít người nghĩ có thể khó thay đổi cách bán hàng bởi nhiều ràng buộc thủ tục giấy tờ rườm rà.
Theo đại diện Sunshine Group, tập đoàn ấp ủ xây dựng nền tảng công nghệ trong thời gian khá dài. Thực tế, trên thế giới, làn sóng công nghệ bất động sản (proptech) xuất hiện từ những năm 1980 và ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều mô hình kinh doanh phá vỡ lối mòn truyền thống đã ra đời. Dẫn nguồn từ Statista.com, ông này cho hay giai đoạn 2014-2018 chứng kiến sự xuất hiện của khoảng 500 công ty công nghệ bất động sản (proptech). Riêng năm 2018, tổng giá trị các giao dịch proptech trên toàn cầu là 5,4 tỷ USD.
"Không có lý do gì mà chúng tôi đứng ngoài cuộc chơi tiềm năng này, nhất là tại Việt Nam lĩnh vực này manh nha trong vài năm qua", ông nói.
Ứng dụng bất động sản của Sunshine Group ra mắt thị trường hồi tháng 1 năm nay, cung cấp đầy đủ các thông tin về các dự án và chi tiết tới từng thiết bị bàn giao. Khách có thể dễ dàng ra quyết định mua hay đầu tư chỉ thông qua một cú chạm để đến bước thanh toán. "Ứng dụng ra đời nhằm giải quyết những những điều mà thị trường Việt Nam còn thiếu. Việc sử dụng công nghệ giúp giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành, từ đó có thể giảm giá thành, đem lại giá trị thật tới khách hàng", đại diện Sunshine nói.
Một khách hàng cập nhật thông tin các dự án của Sunshine Group trên Sunshine App.
Thông qua Sunshine App, khách hàng có thể cập nhật thông tin chi tiết về các dự án như tiện ích, vật liệu hoàn thiện, chính sách bán hàng, căn hộ mẫu, ảnh 360, mặt bằng, giá bán... Tính năng "tham chiếu đầu tư" mang tới góc nhìn về thị trường, so sánh trực quan các dự án cạnh tranh để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Lê Mai Phương - một môi giới bất động sản tại Hà Nội cho hay, ở góc độ kinh doanh, phương thức bán hàng này cũng mang nhiều lợi ích cho đội ngũ môi giới nhờ quyền tạo ID tham gia lock căn, book căn tự động trên hệ thống phần mềm. Các nhân viên môi giới tư vấn online với khách hàng riêng lẻ hoặc lập nhóm tư vấn dưới sự giám sát của chủ sàn và đại diện chủ đầu tư. Mọi hoạt động bán hàng được số hóa lưu giữ trong lịch sử giao dịch. Cơ chế tính phí môi giới rõ ràng, minh bạch và chuẩn xác. "Thực tế, việc chốt giao dịch trực tuyến đang ưu thế hơn phương thức truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay", Phương nói.
Một số chủ đầu tư cũng cho biết, Covid-19 đang khiến thị trường bất động sản ảm đảm nhất kể từ đầu 2019. Dù vậy, với những doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng trực tuyến từ sớm, lúc này lại phát huy ưu thế thị trường.
"Trong khi Covid-19 diễn biến phức tạp, tiêu thụ nhà toàn thị trường TP HCM đang lao dốc so với cùng kỳ 2019. Song qua app, các giao dịch sản phẩm ở tất cả các dự án mà chúng tôi công bố đều ổn định. Hiện app có hàng chục nghìn user (người dùng). Riêng trong tháng 2 vừa qua, user mới tăng đáng kể. Chứng tỏ đây là hướng đi đúng và hợp xu thế", đại diện Sunshine Group nói.
Việt Nam được đánh giá là thị trường nhạy bén với lĩnh vực bất động sản công nghệ. Theo báo cáo của FinREI Investments JSC, từ tháng 8/2019 có khoảng 56 công ty proptech thành lập. Trong đó 80% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba mảng công nghệ bất động sản được các doanh nghiệp chú trọng gồm: thông tin, giao dịch và quản lý bất động sản. Không ít các doanh nghiệp hợp tác với các đơn vị công nghệ tài chính (fintech) để kết nối và lồng ghép ví điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải tiến trải nghiệm người dùng.
Chuyên gia kinh tế nhận định, việc đưa fintech vào bất động sản mang lại lợi ích cho khách hàng lẫn chủ đầu tư. Nền tảng công nghệ ứng dụng thanh toán trực tuyến tạo ra ứng dụng bán hàng thiết thực, giản lược khâu môi giới, giảm thời gian tiếp cận, chi phí giao dịch gần như thấp nhất nhưng đảm bảo an toàn. Tốc độ giao dịch nhanh, tạo nên hệ sinh thái xung quanh sản phẩm bất động sản.
Hà Trương
Cách chặn các cuộc gọi cho vay làm bạn cảm thấy bực bội Thế Giới Di Động rất thông cảm với những người dùng điện thoại, nhưng không quản lý tốt thông tin cá nhân cũng như số điện thoại trong các giao dịch dẫn đến tình trạng mỗi ngày phải nhận hàng chục cuộc gọi cho vay tiền, môi giới đất nền, mua bán SIM,... Để giải quyết tình trạng này, Thế Giới Di Động...