CEO Facebook:Di động là thiết bị kết nối thế giới tương lai
Ngày hôm kia, Facebook đã cho ra mắt giao diện Facebook Home dành cho điện thoại Android. Vào cuối chương trình, CEO Mark Zuckerbeg đã có một bài phát biểu ngắn đưa ra nhận định của mình về thiết bị máy tính trong tương lai và việc Home có vai trò như thế nào trong việc này.
Nhà phát triển Dustin Curtis đã ghi lại những ý chính và gọi chúng là “bản tóm tắt tầm nhìn” và “triết lý dẫn dắt Facebook hoạt động”.
Dưới đây là toàn bộ lời phát biểu của Zuckerberg:
Ở mức độ thấp nhất, Home chỉ là một phiên bản điện thoại khác của Facebook. Nâng cao hơn, tôi nghĩ đây có thể là một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa chúng ta và việc sử dụng các thiết bị máy tính. Trong hơn 30 năm, nhiệm vụ chính của máy tính chỉ là thực hiện các chức năng và chỉ có vậy. Chúng quá đắt, nặng nề và khó sử dụng. Chính vì vậy, bạn không muốn sử dụng chúng vào bất kì việc gì khác. Nhưng các thiết bị máy tính hiện đại đã có vị trí rất khác trong cuộc sống của chúng ta. Chúng không chỉ phục vụ kinh doanh và sản xuất, mặc dù chúng đã làm điều đó rất tốt, mà còn giúp mọi người có thể liên lạc, kết nối với nhau.
Chỉ bằng việc thay đổi thứ tự, đặt người dùng lên trước ứng dụng, Home đã tạo ra một thay đổi nho nhỏ nhưng cực kì ý nghĩ trong việc thay đổi mối quan hệ với công nghệ theo thời gian.
Khi tôi nghĩ đến thế giới hiện nay, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là số lượng người truy cập Internet hằng ngày và điều đó nâng cao chất lượng cuộc sống của họ như thế nào. Tôi lớn lên cùng Internet và tôi không thể tưởng tượng được một thế giới không có sự chia sẻ, nhắn tin và tìm kiếm. Tuy nhiên thực tế chỉ có một phần ba dân số được tiếp cận với Internet, khoảng hơn 2 tỷ người. Chính vì thế, chúng tôi mới đang trong quá trình bắt đầu. Nếu bạn nhìn xa hơn, trong vòng 5 đến 10 năm, khi tất cả 5 tỷ người dùng điện thoại thông thường chuyển sang smartphone, chúng ta sẽ sớm sống trong thế giới mà phần lớn mọi người đều dùng smartphone – một thiết bị máy tính hiện đại. Không một ai trong số họ có thể biết đến thứ mà tôi và bạn gọi là máy tính.
Video đang HOT
Vậy hãy nghĩ về thời đại đó.
Định nghĩa của máy tính và quan hệ của chúng ta với nó chưa hề được đề ra. Tôi đã nghĩ ra nhiều định nghĩa xoay quanh con người. Chúng ta sắp được chứng kiến thế hệ loài người lớn mạnh nhất trong lịch sử, và thật đáng tự hào khi được làm việc góp phần vào quá trình này.
Đây là một vấn đề nặng về kĩ thuật nhưng nó cũng mang đậm tính xã hội. Đây là kiểu vấn đề mà Facebook, văn hóa và cộng đồng của chúng tôi, được xây dựng duy nhất để giải quyết. Chúng tôi trông chờ việc tiếp tục hoàn thành nó và chia sẽ những gì chúng tôi sẽ đạt được với tất cả các bạn. Xin cảm ơn.
Theo GenK
Facebook Home - mối đe doạ tiềm ẩn với Google
Nhờ tính linh hoạt, giao diện này có thể sử dụng trên nhiều thiết bị Android khác nhau, tạo cơ hội cho Facebook đưa các dịch vụ của mình vào nền tảng di động của Google để kiếm lời.
Giao diện Facebook Home vừa trình làng khiến cho giới công nghệ xôn xao vì cách thức hiển thị trực tiếp thông tin cập nhật, hình ảnh trên mạng xã hội theo dạng slideshow trên màn hình chính, giao diện khoá và hình nền của thiết bị. Đây được coi là hướng đi khác lạ từ phía mạng xã hội lớn nhất thế giới bởi các hãng Android có xu hướng bổ sung các tính năng mới vào giao diện tuỳ biến của mình nhiều hơn.
Theo CNet, động thái của Facebook chứng tỏ hãng này muốn nắm quyền điều khiển trực tiếp người dùng của mình, thay vì phụ thuộc vào ứng dụng mạng xã hội trên Android. Bên cạnh đó, giao diện của Facebook Home còn được tích hợp chặt chẽ với hàng loạt ứng dụng đặc biệt của hãng, khiến Android bị lu mờ đối với người dùng.
Home có thể tích hợp trên nhiều thiết bị khác nhau do nằm ở tầng trên cùng của hệ điều hành. Ảnh: CNet.
Ben Bajarin, một nhà phân tích của Creative Strategies, cho biết, do Home và các ứng dụng của Facebook chiếm dụng gần như toàn bộ chiếc điện thoại nên Facebook có thể buộc thiết bị hiển thị những gì mình muốn trên máy của người sử dụng. Đồng thời, hãng cũng có thể giới hạn phần nào các nội dung mà Google muốn đưa tới khách hàng.
Nhờ việc Home hoạt động trên tầng cao nhất của hệ điều hành Android nên Facebook có thể tích hợp giao diện này trên nhiều thiết bị khác nhau một cách dễ dàng và ít bị giới hạn nhất. Điều này đồng nghĩa với việc Facebook có thể khiến người dùng mãi không thể "nhấc chân" ra khỏi mạng xã hội, hoặc ít nhất giảm sự phụ thuộc giữa mình với Android cũng như các tính năng mà Google đã tạo ra sẵn trước đó.
Theo ông Ben Bajarin, hiện tại Google mới chỉ quan tâm tới việc công cụ tìm kiếm của mình được sử dụng trên mọi thiết bị. "Tôi nghĩ Google sẽ không lo ngại (về Facebook Home) cho đến lúc họ nhận thấy có thứ đang ngáng chân vào mô hình kinh doanh dựa trên dịch vụ tìm kiếm của mình".
Google kiếm tiền trên Android hầu hết nhờ quảng cáo. Doanh thu kiếm được của hãng phụ thuộc phần lớn vào việc người dùng thường xuyên truy cập và các công cụ tìm kiếm, email hay ứng dụng có liên quan khác. Mặc dù trong buổi ra mắt giao diện Home, Facebook không đề cập bất kỳ thông tin nào liên quan đến công cụ tìm kiếm mới nhất của mình là Graph Search nhưng trong tương lai việc tích hợp tính năng này vào sản phẩm là có thể xảy ra. Đến lúc này, Facebook đã chính thức ngáng chân vào việc làm ăn của Google.
Điện thoại HTC First với giao diện Home vừa ra mắt. Ảnh: The Verge.
Hiện tại, Google và Facebook là đối thủ của nhau. Google muốn "lấn sân" nhiều hơn sang mạng xã hội thì Facebook cũng bày tỏ tham vọng đối với mảng tìm kiếm. Di động được coi là "chiến trường" quan trọng đối với cả hai hãng. Trong đó, "gã khổng lồ tìm kiếm" đang có chỗ đứng vững chãi trên thị trường di động với hệ sinh thái Android hùng hậu.
Jan Dawson, một nhà phân tích của Ovum, cho biết Home cho phép Facebook theo dõi xu hướng sử dụng của khách hàng đối với các thiết bị di động và tập trung nhiều hơn vào quảng cáo. Đây là hai lợi thế quan trọng mà Google có được nhờ Android.
Về phía mình, Google vẫn giữ thái độ trung lập. Đại diện của hãng chỉ nói rằng việc Facebook hợp tác với HTC để cho ra mắt điện thoại First với giao diện Home cho thấy nền tảng Android đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều mẫu thiết bị khác nhau. HTC First và Home thể hiện được tính mở và linh hoạt, hai đặc trưng giúp cho Android trở nên phổ biến như hiện nay.
Giao diện Home của Facebook. Ảnh: CNet.
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất giữa Mark Zuckerberg và tạp chí Wired, CEO của Facebook một lần nữa khẳng định việc tự sản xuất một mẫu điện thoại của riêng mình không phải là chiến lược đúng đắn. Đại diện của mạng xã hội lớn nhất cho biết hiện tại cộng đồng Facebook có tới hàng nghìn thành viên. Trong khi đó, nếu không tính iPhone thì model bán chạy nhất hiện nay cũng chỉ đạt được doanh số từ 10 đến 20 triệu chiếc. Nếu tự sản xuất smartphone, Facebook chỉ tiếp cận được từ 1% đến 2% khách hàng của mình. Do đó, thay vì sản xuất một chiếc điện thoại, hãng tìm cách biến mọi smartphone thành "Facebook Phone" và Home ra đời.
Thêm vào đó, Mark Zuckerberg cho biết mặc dù có mối quan hệ tốt với Apple nhưng do "Quả táo" muốn kiểm soát trải nghiệm của người dùng nên việc hợp tác không thành. Ngược lại, Facebook và Google lại ít rào cản hơn. Thậm chí, do "Android là hệ điều hành mở nên Facebook cũng không cần phải làm việc với Google", CEO Facebook nói thêm.
Các phát ngôn từ phía Facebook và Google cho thấy hai hãng này có những thái độ khác nhau về Home. Giới công nghệ dự đoán rằng do đã lỡ hứa sẽ giữ cho Android luôn là nền tảng mở nên Google mới không trực tiếp bày tỏ sự phản đối về sản phẩm mới của Facebook.
Tuy nhiên, nhìn chung, Facebook Home cũng không phải là công cụ để "dìm hàng" Android. Nếu sản phẩm này thực sự thành công, cộng đồng Android cũng sẽ được "thơm lây" vì hàng loạt người dùng iPhone quay đầu với Apple để tiến lại gần Google.
Theo VNE
Google Facebook Home: Bằng mặt nhưng không bằng lòng Sau khiFacebook công bố giao diện Facebook Home của mình trên Androidtại sự kiện tối qua, đại diện Google đã có những lời phát biểu đầy những mỹ từ: "Nền tảng Android được thúc đẩy phát triển nhờ hàng trăm sự khác biệt của các thiết bị. Những sự cộng tác mới đây (tức Facebook Home) chứng minh sự mở và linh hoạt...