CEO của Daimler dự báo khủng hoảng chip có thể kéo dài đến năm 2023
Giám đốc điều hành Daimler – Ola Kallenius đưa ra ý kiến rằng, nền công nghiệp ô tô có thể tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt chip cho đến năm 2023.
Trả lời phóng viên tại một sự kiện bàn tròn trước thềm Triển lãm ô tô Munich (Đức), ông Kallenius chỉ ra rằng, tác động của cuộc khủng hoảng sẽ còn tiếp diễn thêm một khoảng thời gian nữa.
Ông Kallenius cho biết: “Một vài nhà cung cấp chip đã đề cập đến vấn đề cấu trúc với nhu cầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến năm 2022 và thậm chí có thể kéo dài đến năm 2023″.
Gần đây Daimler thông báo, họ dự kiến doanh số bán hàng quý thứ 3 sẽ thấp hơn đáng kể do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng chip. Tuy nhiên, ông Kallenius cũng hy vọng nguồn cung chip của hãng sẽ cải thiện trong quý thứ 4.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng chip đang diễn ra vào thời điểm nhạy cảm khi mà Daimler đang tích cực chuyển mình sang điện khí hóa. Tại triển lãm ô tô Munich, nhà sản xuất ô tô của Đức đã giới thiệu những mẫu xe đã sẵn sàng sản xuất Mercedes-Benz EQE và chiếc SUV EQB cũng như Smart Concept và Mercedes-Maybach EQS SUV Concept. Chiếc Mercedes-Benz EQG Concept cũng được giới thiệu cùng với đó là hé lộ về chiếc G-Class chạy điện hoàn toàn với 4 mô tơ sắp được ra mắt.
Cuối tuần trước, General Motors cũng thông báo, cuộc khủng hoảng chip đã khiến họ buộc phải dừng sản xuất tại hầu hết những nhà máy lắp ráp của mình tại Bắc Mỹ bao gồm nhà máy CAMI Assembly tại Canada, San Luis Potosi tại Mexico và Lansing Delta Township Assembly, Spring Hill Assembly./.
Hãng xe điện Trung Quốc dự báo cắt giảm lượng xe bàn giao vì thiếu chip
Tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài đã khiến các nhà sản xuất ô tô lớn rơi vào tình thế bị động. Nhà sản xuất xe điện Nio của Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ.
Cụ thể, do nguồn cung chip bán dẫn rơi vào tình trạng bất định và dễ biến động, nhà sản xuất xe điện (EV) của Trung Quốc Nio Inc. hôm 1/9 đã cắt giảm dự báo giao hàng cho quý III năm nay xuống còn 22.500-23.500 xe từ 23.000-25.000 xe trước đó.
Nio đã giao 5.880 chiếc xe điện thể thao đa dụng vào tháng Tám, tăng 48% so với năm trước đó.
Các hãng xe điện khác của Trung Quốc như Li Auto Inc. và Xpeng Inc. ghi nhận mức tăng đáng kể số lượng xe được giao trong tháng Tám.
Li Auto Inc., công ty chuyên cung cấp dòng xe hybrid extended-range EV (xe động cơ điện có phụ trợ), cho biết họ đã bán được 9.433 xe trong tháng Tám, tăng 248% so với một năm trước đó. Hãng xe điện này đặt mục tiêu doanh số hàng tháng 10.000 chiếc vào tháng Chín tới.
Xpeng Inc., một trong những công ty sản xuất xe điện thông minh hàng đầu Trung Quốc, đã bán được 7.214 xe trong tháng Tám, tăng 172% so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc điều hành Xpeng Inc., He Xiaopeng, cho biết hãng này dự kiến lượng giao hàng hàng tháng sẽ đạt 15.000 chiếc trong Q4 năm nay.
Mẫu xe điện thể thao EP9 của Nio Inc. được trưng bày bên trong showroom của hãng tại tháp Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc). Ảnh: Caixin Global
Tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài đã khiến các nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm Ford Motor, Honda Motor, General Motors và Volkswagen rơi vào tình thế bị động và buộc nhiều nhà sản xuất ô tô ngừng hoạt động hoặc cắt giảm sản lượng.
Cơ quan công nghiệp ô tô hàng đầu Trung Quốc cho biết tình trạng thiếu hụt khó có thể được khắc phục sớm khi đại dịch hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới.
Cổ phiếu Nio, được niêm yết tại Mỹ, đã giảm 4,3% ở mức 37,63 USD trong phiên mở cửa hôm 1/9, trong khi cổ phiếu của Xpeng, được niêm yết tại Mỹ, giảm hơn 2%.
Li Auto, Nio và Xpeng là ba công ty khởi nghiệp xe điện hàng đầu Trung Quốc, cạnh tranh với nhà sản xuất ô tô điện Tesla Inc. của Mỹ và các công ty trong nước như Geely và Great Wall Motor.
Ở một diễn biến khác, hãng xe điện Tesla (Mỹ) đã bán được 32.968 xe do Trung Quốc sản xuất trong tháng Bảy, trong đó có 24.347 xe xuất khẩu, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc công bố hồi tháng Tám.
Tuy nhiên, doanh số bán xe do Trung Quốc sản xuất của Tesla tại thị trường Trung Quốc đã giảm 69% so với tháng trước, xuống còn 8.621 xe trong tháng Bảy. Hãng xe điện của Mỹ đang sản xuất xe sedan chạy điện Model 3 và xe điện thể thao đa dụng Model Y tại một nhà máy ở Thượng Hải.
Doanh số bán hàng ở Trung Quốc, chiếm gần 1/3 tổng doanh số bán hàng của Tesla, được theo dõi chặt chẽ vì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nhà sản xuất xe điện Mỹ này tại thị trường lớn thứ hai, nơi họ đã đầu tư rất nhiều.
Khủng hoảng thiếu chip bán dẫn có thể kéo dài hết năm 2022 - Cơ hội cho thị trường xe cũ? Rohm Co - nhà sản xuất chip lớn của Nhật Bản cùng với các công ty trong ngành sản xuất chip như Infineon Technologies AG cảnh báo thiếu hụt nguồn cung ứng chip bán dẫn có thể sẽ kéo dài lâu hơn dự kiến, ít nhất là hết năm 2022. Công ty sản xuất chip Rohm Co. của Nhật Bản cho biết, các...