Celine Dion, Drake, Shawn Mendes… yêu cầu Chính phủ Canada thay đổi Luật bản quyền âm nhạc
Nam nghệ sĩ Drake, Celine Dion, ca/ nhạc sĩ Shania Twain hay Shawn Mendes là những nghệ sĩ ký tên vào bức thư kiến nghị Thủ tướng Canada và các nhân vật đứng đầu cơ quan chính phủ thay đổi Luật bản quyền để mở rộng lợi ích cho nghệ sĩ.
Thông qua bức thư gửi đi vào ngày 2/6, Hiệp hội nghệ sĩ Canada bày tỏ mong muốn Chính phủ sẽ cho phép các nhà sáng tạo cũng như gia đình mình lấy lại quyền sở hữu bản quyền sau 25 năm kể từ ngày hợp đồng chuyển giao có hiệu lực, thay vì 25 năm sau ngày mất của nhà sáng tạo giống quy định hiện tại.
Bức thư yêu cầu thay đổi Luật bản quyền từ Celine Dion, Drake cùng nhiều nghệ sĩ người Canada nhằm mang lại thêm lợi ích cho các nhà sáng tạo và gia đình của mình.
Thông thường, nghệ sĩ/ nhạc sĩ thường được yêu cầu ký một bản hợp đồng chuyển giao cho bên thứ hai. Theo đó, đây sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối, quảng bá, cấp quyền biểu diễn, mua bán hoặc sao chép các tác phẩm âm nhạc… Tuy nhiên, bức thư chỉ ra rằng quy trình này có phần hạn chế người sáng tạo cùng gia đình của họ trong việc nhận về lợi ích hay quyền lợi xứng đáng ở tương lai.
Để làm rõ hơn, nội dung bức thư đưa ra dẫn chứng việc một số chính phủ thuộc liên minh châu Âu đã quyết định sửa đổi Luật bản quyền nhằm đảm bảo sự công bằng giữa người sáng tạo với đơn vị sử dụng/ khai thác tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt, Mỹ cũng đang thực hiện điều khoản “Đảo ngược quyền” cho phép nghệ sĩ/ nhạc sĩ chấm dứt “chuyển nhượng” và lấy lại tư cách sở hữu bản quyền sau 35 năm kể từ ngày chuyển giao. ” Chúng tôi tin rằng Canada nên làm theo các ví dụ của EU hay Mỹ để bảo vệ sự công bằng cho những người sáng tạo ở đây “, đại diện Hiêp hội bày tỏ.
Video đang HOT
Shawn Mendes, Avril Lavigne là hai nghệ sĩ trẻ ký tên vào bức thư gửi tới Chính phủ của Hiệp hội Nhạc sĩ Canada.
Cuối thư, Hiệp hội Nhạc sĩ Canada khẳng định: ” Đảo ngược quyền là một công cụ đơn giản và thiết yếu giúp nâng cao khả năng đóng góp từ người sáng tạo vào sự phát triển văn hóa cũng như kinh tế Canada “.
Bức thư nhận được chữ ký của nhiều tên tuổi đình đám tại làng nhạc như Celine Dion, Neil Young, Shawn Mendes, Avril Lavigne, Geddy Lee, Joni Mitchell, Gordon Lightfoot, Bob Rock, Robbie Robertson, Sarah McLachlan…
Loạt nghệ sĩ Bruno Mars, Calvin Harris, Bob Marley... bán bản quyền âm nhạc, nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều thương vụ thoả thuận mua bán giữa các nghệ sĩ và nhà đầu tư như Vine Alternative Investments với Calvin Harris; Concord Music Group với Imagine Dragons; Primary Wave với Bob Marley; Stevie Nicks hay Hipgnosis Songs Fund với Richie Sambora, Tom DeLonge, Mark Ronson,...
Tuy nhiên, điều gì đang thúc đẩy nó trở thành xu hướng và nguyên nhân gì khiến các nghệ sĩ phải tận dụng triệt để giá trị đến từ những sáng tạo nghệ thuật của mình?
Tại sao các công ty đầu tư âm nhạc lại mua danh mục sáng tác của nghệ sĩ?
Thông thường, quyền phát hành thường thuộc về nhà xuất bản và tác giả bài hát. Trong khi đó, các labels và nghệ sĩ biểu diễn sẽ nắm quyền thu âm hoặc ghi hình. Bằng cách mua lại quyền sở hữu loạt tác phẩm độc quyền, các công ty đầu tư như Hipgnosis Songs Fund hay Primary Wave có thể thu lợi nhuận từ tiền bản quyền, cấp giấy phép sử dụng, thương thảo với các nhãn hàng và một số nguồn doanh thu khác mà lẽ ra sẽ thuộc về nghệ sĩ.
Ca/ nhạc sĩ Stevie Nicks bán lại danh mục âm nhạc của mình cho Primary Wave từ năm ngoái.
Mặt khác, giá trị mà các danh mục âm nhạc mang lại được cho là cố định, thậm chí có thể tăng trưởng bất chấp theo những thay đổi của thị trường, nhờ vào nguồn thu từ dịch vụ phát trực tuyến và lượng download có tính phí trên các nền tảng nghe nhạc. Bên cạnh Hipgnosis hay Primary Wave, những tập đoàn lớn của ngành công nghiệp âm nhạc cũng không nằm ngoài cuộc đua này bởi họ không thể đứng nhìn các công ty nhỏ hơn lần lượt sở hữu những tài sản nghệ thuật có giá trị cao. Đó là lý do tại sao Universal Music Group chi ra gần 400 triệu USD để mua toàn bộ danh mục bài hát của nam nghệ sĩ Bob Dylan vào cuối năm 2020.
Vì đâu mà nghệ sĩ phải bán đi sản phẩm của mình?
Trong khi các nghệ sĩ có thể hoàn toàn sở hữu phần lợi nhuận mà các sáng tạo của mình mang lại thì lý do nào họ lại bán chúng cho các công ty đầu tư? Đầu tiên, sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 là một trong những yếu tố khiến nhiều nghệ sĩ quyết định bán đi các tác phẩm. Việc không có thu nhập từ chuyến lưu diễn và các sự kiện âm nhạc đồng nghĩa với việc họ phải tìm kiếm một nguồn thu thay thế khác để trang trải cuộc sống.
Đặc biệt hơn, dường như những chính sách thuế thu nhập đang có sự thay đổi sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền cũng là một trong những nguyên nhân đáng đề cập. Theo đó, thuế suất dành cho người có thu nhập cao trong việc bán một tài sản sinh lợi có giá trên 1 triệu USD được cho là sẽ tăng từ 20% lên khoảng 37%. Trong trường hợp của Bob Dylan - nghệ sĩ đã bán danh mục của mình với giá 400 triệu USD - ông phải trả 80 triệu USD cho chính phủ theo chính sách cũ. Tuy nhiên với chính sách mới mới, ông sẽ phải trả thêm 65 triệu USD nữa vì tỉ lệ bị tăng lên.
Nếu không bán cho các công ty đầu tư, nam nghệ sĩ Bob Dylan vẫn có thể kiếm được 400 triệu USD từ tiền bản quyền thu được trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc chọn con đường này khiến ông có khả năng bị xếp vào nhóm người có thu nhập cao và đối mặt với khung thuế 20% - 37% hàng năm.
Nam nghệ sĩ Bob Dylan kiếm được khoảng 400 triệu USD khi bán danh mục sáng tác của mình cho Universal Music Publishing Group.
Bên cạnh đó, quyết định mua bán này cũng có thể xuất phát từ lý do cá nhân liên quan đến vấn đề tài chính. Hãy lấy Bob Dylan làm ví dụ. Nam nghệ sĩ năm nay đã 80 tuổi, có 6 người con và ông chắc chắn sẽ suy nghĩ về việc phân chia tài sản. Đương nhiên, 400 triệu USD sẽ dễ dàng chia chác hơn so với việc phải tính toán con số thu được hằng năm từ quyền xuất bản. Hay cáo buộc trốn thuế tại Tây Ban Nha lên đến 16 triệu USD mà Shakira đang đối mặt cũng có thể là nguyên nhân đằng sau giao dịch của cô với Hipgnosis Songs Fund.
Thực tế chỉ ra rằng không có gì chắc chắn cho việc âm nhạc của những cái tên gạo cội sẽ tiếp tục được yêu thích và nổi tiếng ở năm 2031 hay 2041. Thêm vào đó, sự xuất hiện của hàng trăm tác phẩm mới mỗi ngày, đặc biệt là bản hit đến từ những nghệ sĩ trẻ ăn khách hiện nay có thể sẽ khiến những bản nhạc kinh điển dễ dàng chìm vào lãng quên. Chưa kể đến việc khi một công nghệ mới nào đó xuất hiện trong vài năm tới, liệu nó có làm hạn chế hay phá huỷ đi giá trị từ những tác phẩm phát hành hàng chục năm về trước? Vì vậy, việc nhận trước một khoản thanh toán đảm bảo sẽ tốt hơn là phải lo lắng về những bất trắc khó lường trong tương lai.
Nữ ca sĩ Shakira bán quyền sở hữu các tác phẩm của mình cho công ty Hipgnosis Songs Fund.
Được biết, những tên tuổi càng lớn thì giá trị của thoả thuận càng tăng lên. Theo một báo cáo gần đây của nhà đầu tư Hipgnosis, công ty cho biết đã trả cho các nghệ sĩ và nhạc sĩ mức lợi nhuận gấp 14,76 lần thu nhập hàng năm của họ. Hay Universal được cho là đã chi cho Bob Dylan một con số gấp 25 lần thu nhập mà ông kiếm được mỗi năm từ các danh mục của mình.
Ca/ nhạc sĩ Paul Simon bán quyền sở hữu toàn bộ danh mục âm nhạc cho Sony Music Mới đây, Paul Simon là cái tên tiếp theo quyết định bán lại quyền sở hữu của các sáng tạo của mình cho tập đoàn Sony Music. Theo đó, chi nhánh xuất bản của hãng thu âm nổi tiếng thông báo đang nắm giữ bản quyền đối với các bài hát của nhạc sĩ Paul Simon như "Bridge Over Troubled Water", "The Sound...