CĐV uống bia miễn phí ở trận ‘chung kết’ V-League
Với bia phục vụ miễn phí, nhiều khả năng sân Thống Nhất sẽ chứng kiến một lượng khán giả kỷ lục trong chiều chủ nhật tới.
Bia miễn phí và người đẹp là động lực không nhỏ đưa khán giả tới sân Thống Nhất. Ảnh: TTVH.
Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy (Sài Gòn Xuân Thành) khẳng định CĐV tới sân Thống Nhất xem trận đấu cuối cùng của mùa giải sẽ có bia miễn phí. Sài Gòn Xuân Thành đã tìm được đối tác đồng hành trong trận “chung kết” mùa giải năm nay, là công ty bia Sài Gòn (Sabeco).
Đây chính là đơn vị láng giềng, có đại bản doanh ở cạnh sân Thống Nhất. Sài Gòn Xuân Thành và bia Sài Gòn cùng có đại bản doanh trên đường Đào Duy Từ (TP HCM) đã hợp tác với nhau. Giám đốc điều hành Sabeco Lê Hồng Xanh tuyên bố ủng hộ bia Sài Gòn uống miễn phí từ đầu trận đến cuối trận cho tất cả khán giả đến sân.
Video đang HOT
Trước đó, Sài Gòn Xuân Thành đã tiến hành một loạt những phương án chuẩn bị cho trận đấu quan trọng của họ. Khán đài A sẽ được bán vé. Các khán đài B,C,D sẽ được mở cửa tự do cho khán giả. Với bia phục vụ miễn phí cho “thượng đế” đến sân, nhiều khả năng sân Thống Nhất sẽ chứng kiến một lượng khán giả kỷ lục trong chiều chủ nhật tới.
Hôm qua, BTC sân cũng đang tính đến các phương án các điểm rót bia sao cho hợp lý, cũng như dùng ly nhựa để uống bia nhằm đảm bảo an toàn trận đấu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những người "bán" tình thương tại các bệnh viện
Ngày 3 bữa, các sơ chuẩn bị một nồi cháo lớn để phục vụ miễn phí cho tất cả bệnh nhân nghèo.
Đến nhà Dòng tại 37 phố Hai Bà Trưng (Hà Nội) đúng vào giờ mở nồi cháo. Ở đây vẫn tĩnh lặng như thế, chỉ khác là có rất đông người xếp thành một hàng dài, tay cầm sẵn ca, cặp lồng, âu nhựa để được lấy cháo. Hình ảnh chẳng khác gì trong câu chuyện bao cấp mà bà tôi hay kể. Mọi người xếp hàng trật tự. Để ý mới thấy, họ hầu như đều mặc áo của bệnh viện Mắt Hà Nội, 37B Hai Bà Trưng.
Cảnh các sơ phát cháo tại bệnh viện Việt Đức.
Đứng cấp phát cháo cho mọi người là một nữ tu già, khuôn mặt hiền từ, khá kiệm lời. Khi biết có phóng viên đến viết bài, sơ liền từ chối với lý do: "Chúng tôi không cần quảng cáo". Cố gặng hỏi, sơ tiết lộ vài chi tiết: Nồi cháo của nhà Dòng đã tồn tại từ hơn 10 năm nay, sáng các sơ phát cháo tại chính tu viện, chiều thì xe cháo được đẩy đến hai bệnh viện khác cách đó khoảng 1 cây số là bệnh viện Việt Đức và bệnh viện K.
Để ý vào bức tường nhỏ tôi thấy một chiếc bảng đen nhỏ có ghi hàng chữ: "Bát cháo tình thương phát vào thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, lúc 10 giờ", tại cổng nhà Dòng. Xin phép chụp ảnh, sơ nhất quyết không đồng ý, sơ nói: "Cũng có rất nhiều báo đài đến bảo quay phim chụp ảnh để kêu gọi tài trợ, chúng tôi đều trả lời rằng chúng tôi không cần quảng cáo. Ai có lòng thì ủng hộ vào hòm công đức trong nhà thờ. Chúng tôi làm từ thiện, không muốn khoe khoang gì đâu".
Các bệnh nhân và thân nhân của họ đến nhận cháo cho biết đồ ăn miễn phí của các nữ tu công giáo rất có ích. Họ dành tiền ăn để trả viện phí. Nhận cháo của các sơ trong suốt 5 tháng qua, anh Nguyễn Văn Hưng (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết: "Gia đình chúng tôi rất biết ơn các nữ tu công giáo. Nhờ cháo miễn phí này mà anh đã để dành được 1,2 triệu đồng đóng viện phí cho cha mình ở bệnh viện K".
Dò hỏi thêm, tôi được biết, để có cháo phục vụ bệnh nhân mỗi ngày thì vào sáng sớm, 2 sơ cùng với 2 giáo dân đã phải đi chợ mua thịt và rau. Trong nhiều năm, các nữ tu thường xuyên lui tới thăm hỏi, động viên, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện như: Việt Nam - Cuba, Viện Mắt, Việt Đức... Chính nhờ sự gần gũi, yêu thương, chăm sóc mà các sơ thấu hiểu những bệnh nhân nghèo. Từ đó, các sơ luôn trăn trở phải làm gì đó, dù nhỏ bé thôi để giúp những bệnh nhân nghèo giảm bớt khó khăn trong khả năng của mình. Và rồi một ý tưởng lóe lên: "Mình có thể nấu những nồi cháo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Họ đi chữa bệnh mà không được ăn uống đầy đủ thì bệnh càng nặng hơn". Từ ý tưởng đó nồi cháo tình thương đã ra đời.
Quyết tâm là vậy, nhưng những ngày đầu "nồi cháo tình thương" cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn về kinh phí, khó khăn về vấn đề tổ chức, những ánh mắt nghi ngại của mọi người. Vượt lên tất cả, với lòng yêu thương quảng đại, các sơ đã quyết tâm và kiên trì. Nồi cháo các sơ nấu ngon và đặc biệt. Ngon bởi vì thực phẩm để nấu luôn được các sơ lựa chọn kĩ càng. Đặc biệt bởi ngoài thực phẩm, gia vị thông thường, nó còn được ướp bởi hương vị của tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ. Đầu tiên, các sơ chỉ nấu khoảng 30 - 40 suất/bữa, rồi tăng dần lên 70 - 100 suất/bữa.
Không chụp được ảnh tại nhà Dòng, tôi quyết định quay lại bệnh viện Việt Đức vào buổi chiều. Ở đây, hằng ngày người ta đã quen thuộc với hình ảnh một nữ tu hiền lành, cần mẫn với khuôn mặt toát lên niềm hạnh phúc, bình an đẩy chiếc xe cháo vào bệnh viện vào lúc 4 giờ chiều. Nhìn sơ múc cháo cho một hàng dài bệnh nhân, có người đi qua thì thầm: "Bà ấy bán cháo chạy quá nhỉ?" Quả đúng vậy! Sơ đang bán nhưng là "bán" tình thương yêu...
Theo NDT
Yêu hay không, hãy nhìn chàng với mẹ! Đánh giá đàn ông có nhiều cách, nhưng một trong những cách dễ dàng và chính xác nhất là nhìn xem chàng đối xử với mẹ như thế nào. Liên lạc thường xuyên Nếu chàng của bạn gọi điện cho mẹ mỗi ngày và dành phần lớn thời gian rảnh cho mẹ, nhiều khả năng chàng của bạn thuộc típ "cục cưng của...