CĐV Thái Lan: ‘Tuyển Việt Nam đã vượt lên quá xa’
U ám là màu sắc chủ đạo xung quanh những quan điểm từ CĐV về việc LĐBĐ Thái Lan sa thải HLV Akira Nishino.
Trang chính thức của LĐBĐ Thái Lan (FAT) trên mạng xã hội ra thông báo chấm dứt hợp đồng với HLV Nishino và nhận phải phản ứng dữ dội từ người hâm mộ. Phần lớn bày tỏ sự chán nản khi “Voi chiến” lại sa thải HLV khi kết quả không như ý.
CĐV Book Supakorn bình luận: “Hãy thấy xấu hổ với những CĐV. Việt Nam đã vượt quá xa chúng ta. Nếu các người vẫn tư duy và thay đổi như thế này, thì thay luôn cả liên đoàn đi. Các CĐV muốn tuyển Thái Lan tiến xa hơn”.
Hình ảnh này sẽ không còn trong tương lai. Ảnh: Quang Thịnh.
Video đang HOT
“Tôi quá xấu hổ với Việt Nam. HLV này sẽ đi đâu đây. Hãy ra ngoài tìm một người có kiến thức và để họ làm việc”, CĐV Nema chia sẻ.
Một vài CĐV hướng mũi chỉ trích tới FAT. CĐV Nattapong Manoi nhấn mạnh: “Chủ tịch của FAT mới nên là người có trách nhiệm. Thật xấu hổ”. CĐV Suriya Rattanasopha bày tỏ quan điểm: “Thất vọng với quyết định này. HLV Nhật Bản xứng đáng có được cơ hội khác. Ít nhất thì cũng nên dự giải vô địch Đông Nam Á”.
Quyết định sa thải HLV Nishino được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến tối 29/7. FAT đã ra quyết định dù hợp đồng của nhà cầm Nhật Bản còn thời hạn 6 tháng. Lý do là nhà cầm quân người Nhật Bản không hoàn thành mục tiêu ở vòng loại thứ hai World Cup 2022.
Điều này đồng nghĩa với việc ông Nishino cũng không cần dẫn dắt U23 Thái Lan ở vòng loại châu Á sắp tới. Ban phát triển kỹ thuật của FAT sẽ tìm kiếm người kế nhiệm trong thời gian tới. Theo Siamsport , một danh sách ứng viên đã được lên sẵn.
Tại Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, Thái Lan đứng thứ 4 với 9 điểm sau 8 trận, đứng sau UAE, Việt Nam và Malaysia.
Giữa đại dịch COVID-19, Việt Nam nổi lên thành trung tâm sản xuất của thế giới
Đại dịch COVID-19 đã giúp thúc đẩy nỗ lực của Việt Nam trong việc cạnh tranh để trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới, trang mạng Financial Review đưa tin ngày 9/12.
Một dây chuyền lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Trang Financial Review đưa tin xu hướng các công ty chuyển dịch sang Việt Nam đã bắt đầu từ vài năm trước đây. Ông Rob Subbaraman - Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Viện Nomura - nhận xét xu hướng này đã gia tăng rõ rệt bởi tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và những biến động của kinh tế toàn cầu thời gian qua.
Ông Subbaraman nói: "Đó là sự chuyển dịch cơ cấu mà chúng tôi tin rằng sẽ còn tiếp tục. Trong những năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến dòng vốn đầu tư nội Á chuyển dịch từ Bắc Á sang Nam Á lớn hơn nữa".
Chuyên gia nghiên cứu Subbaraman lý giải dựa trên thực tế rằng tại khu vực Bắc Á, trong đó có Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), dân số đang già đi còn quỹ lương hưu ngày càng lớn hơn. Khi các nền kinh tế giàu có hơn, chi phí tiền lương cũng tăng lên, do vậy những quốc gia ở Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn.
Ông Subbaraman đã đưa ra những đánh giá trên trong bối cảnh công ty có trụ sở tại Đài Loan Pegatron - nhà cung ứng linh kiện điện tử cho các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Apple và Sony - xác nhận kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng một khu phức hợp sản xuất tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ gần thành phố Hải Phòng. Pegatron sẽ cùng hai nhà sản xuất điện thoại iPhone khác là Wistron và Hon Hai Precision Industry mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Trong kế hoạch gồm ba giai đoạn mà Pegatron công bố, tập đoàn này sẽ chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Foxconn, một công ty quy mô lớn khác của Đài Loan, cũng chuyển nhiều hoạt động sản xuất Apple sang Việt Nam. Tháng trước, Reuters đưa tin Foxconn sẽ mở rộng nhà máy tại tỉnh Bắc Giang để đáp ứng các dây chuyền lắp ráp mới.
Một số nhà quan sát thị trường khác đánh giá những quyết định đầu tư tại khu vực này gần đây đã chỉ ra sự khác biệt trong cách tiếp cận mà những quốc gia Đông Nam Á áp dụng để thu hút các công ty đa quốc gia.
Hiện tại, các công ty đa quốc gia cũng quan tâm đến sự khác biệt trong cách xử lý dịch bệnh ở mỗi nước. Các nhà kinh tế học của Nomura nhấn mạnh rằng châu Á đã làm tốt hơn trong việc ngăn chặn dịch COVID-19 so với các nước châu Âu.
Mặc dù Indonesia, cũng là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại khối, có thể sớm tiêm phòng vaccine COVID-19 do Trung Quốc phát triển, song việc "đất nước vạn đảo" có hàng nghìn ca mắc bệnh mới mỗi ngày đang khiến quá trình phục hồi của nước này xếp sau Việt Nam, vốn được các chuyên gia đánh giá là ứng phó hiệu quả đại dịch COVID-19.
Theo ông Subbaraman, triển vọng phục hồi kinh tế vẫn chưa vững chắc nhưng châu Á đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng toàn cầu vào năm tới, khi COVID-19 được kiểm soát tốt hơn. Ông Subbaraman nói: "Châu Á đang ở vị trí dẫn đầu để thu hút các dòng vốn đầu tư lớn nhất vào năm tới. Một khi dịch COVID-19 suy giảm, quyết định đầu tư sẽ gia tăng".
Thêm sản phẩm mới, sàn phái sinh sẽ hấp dẫn hơn Giá trị giao dịch danh nghĩa trên sàn phái sinh vượt thị trường chứng khoán cơ sở, nhưng sản phẩm trên thị trường này chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Sản phẩm mới dự kiến giao dịch trong quý I/2021 Sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch trên sàn phái sinh là hợp đồng tương lai...