CĐV SLNA bị VFF “đánh đòn”: Tác dụng nằm ở đâu?
Trên sân Thống Nhất chiều 19/4 ở vòng đấu bù vòng 13 V-League giữa Sài Gòn FC và SLNA vừa rồi, một số CĐV SLNA đã có những hành động gây rối khiến ban Kỷ luật VFF đưa án phạt cấm CĐV SLNA tới sân Thống Nhất đến hết giải. Nhưng “đòn roi” này liệu có giúp mọi thứ tiến triển theo chiều hướng tích cực?
*Bạn có thể bày tỏ quan điểm của mình trên http://www.facebook.com/baothethaovanhoa
Mang tiếng là bị VFF “cấm cửa” sân Thống Nhất đến hết mùa giải, nhưng thực chất CĐV SLNA cũng không quá lo bởi SLNA chỉ còn một trận làm khách trước N.SG trên SVĐ này.
Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, CĐV SLNA đa phần là những người hâm mộ chân chính và có ý thức, còn thủ phạm của những hành vi đốt lửa, chửi bới trọng tài lại chỉ là thiểu số. VFF phạt nặng cả một tập thể nhưng rõ ràng sức răn đe và nghiêm khắc lại chưa đánh vào được tư tưởng của những cái đầu “ nóng”. Sau án phạt này, nhiều người đã cho rằng, VFF phạt cho có lệ chứ chưa thực sự lo lắng đến chất lượng của giải đấu cũng như ý thức của khán giả đến sân.
Án phạt cấm CĐV SLNA đến sân Thống Nhất trong mùa giải này bị xem là gần như không có hiệu lực thực tế. Ảnh: Kim Ngọc
Video đang HOT
Không nói đâu xa, năm 2010, CĐV Hải Phòng cũng bị VFF cấm đến sân khách để cổ vũ cho V.Hải Phòng, nhưng hiệu lực thực sự của án phạt gần như không có, vì khi VFF chưa xoá án, chưa có trận nào V.Hải Phòng đá xa nhà lại thiếu vắng một lực lượng lớn CĐV mặc “thường phục” đến hoạt náo.
Có lẽ các CĐV SLNA khu vực phía Nam cũng vậy, chắc chắn họ không thể bình chân như vại và ngồi ở nhà xem qua TV. Chỉ cần không mặc áo vàng, không mang cờ quạt là họ có thể được vào sân Thống Nhất một cách hết sức ung dung. Và thế là lệnh cấm của VFF xem như vô tác dụng. Nếu 5.000 CĐV SLNA không mặc áo vàng, không được ngồi ở khu vực khán đài C, D, nơi BTC và lực lượng an ninh của sân có thể dễ dàng kiểm soát họ, mà họ lại ngồi chung với số ít CĐV N.SG ở khán đài B thì thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu trận đấu khiến CĐV cả 2 bên đều ức chế? Liệu BTC sân Thống Nhất có tiếp tục dùng vòi rồng để giải tán đám đông theo cách mà họ đã làm với CĐV Nghệ An vừa qua hay không?
Có thể nói quyết định của ban Kỷ luật trong vụ việc này xem như là một biện pháp tình thế. Nặng tay thì có nhưng không có tính răn đe, không có tính định hướng và có phần khiến người hâm mộ cả nước phải băn khoăn. Liệu V-League sẽ còn lại bao nhiêu khán giả nếu năm nào cũng có CĐV bị cấm đến sân?
Một giải đấu có nhiều bất cập từ ngoài sân cho đến trong sân như V-League thì không ai dám chắc các CĐV sẽ chịu đựng được trong bao lâu. Và không biết bóng đá VN sẽ đi theo vòng luẩn quẩn này đến bao giờ?
Còn với CĐV SLNA, dù bị chỉ trích nặng nề và bị phạt nghiêm khắc, nhưng không vì thế mà tình yêu của họ dành cho đội bóng quê hương bị suy giảm. Trong trận SLNA làm khách ở Thanh Hoá tại vào ngày 30/4 tới đây. hàng trăm CĐV SLNA tại Hà Nội và ở quê nhà vẫn sẽ hân hoan kéo đến sân Thanh Hóa với đầy đủ cờ quạt, trống chiêng và rất nhiều những lá cờ Tổ quốc trong ngày kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bóng đá VN cần nhiều những CĐV nhiệt thành như vậy và việc hạ nhiệt những cái đầu nóng hay các hành vi không đẹp nhờ sự điều hành hợp tình, hợp lý của BTC giải có vai trò hết sức quan trọng để lôi kéo người hâm mộ với sân cỏ Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
CĐV SLNA bị phạt nặng, vụ 'mắm tôm' được cho qua
Với nhiều hành động quá khích trong trận gặp Sài Gòn FC ở vòng 15 V-League, CĐV SLNA đã bị ban kỷ luật xử nặng.
Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh với CĐV SLNA trên sân Thống Nhất. Ảnh: Châu Thành.
Chiều qua, ban kỷ luật VFF đã nhóm họp để giải quyết các sự cố tại vòng 14 và 15, trong đó, nổi cộm là vụ Đà Nẵng bị ngộ độc thực phẩm vì ăn cà muối chấm mắm tôm, khiến trận đấu giữa SLNA và đội này bị hoãn hành vi đốt pháo sáng của CĐV Thanh Hóa và sự cố CĐV SLNA đốt lửa, gây rối trên sân Thống Nhất ở vòng 15.
Sau khi xem xét hồ sơ, ban kỷ luật đưa ra án phạt cấm Hội CĐV SLNA vào sân Thống Nhất đến hết mùa giải năm nay khi có CLB SLNA thi đấu.
Trước đó trong chuyến làm khách trên sân Thống Nhất ở vòng 15 gặp Sài Gòn FC, một số CĐV SLNA đã có hành vi quá khích khi quậy tưng bừng, chửi bới trọng tài, ném bất cứ thứ gì có trong tay xuống sân. Khi bị lực lượng an ninh can thiệp, CĐV SLNA còn gây hấn và có hành vi thách thức. Sau đó, một số CĐV quá khích của SLNA còn gom giấy và cờ để đốt lửa trên khán đài, khiến cảnh sát phải đưa cả xe cứu hỏa vào sân và dùng vòi rồng phun nước mới giải tỏa được đám đông quá khích này.
Đây là lần thứ hai Hội CĐV SLNA đốt giấy trên khán đài và rất nhiều lần có những phản ứng thái quá, nên ban kỷ luật đã không thể nương tay. Dù vậy, án phạt của ban kỷ luật nghe có vẻ to tát nhưng từ nay đến hết mùa giải, SLNA cũng chỉ còn một chuyến làm khách trên sân Thống Nhất gặp Navibank Sài Gòn. Trong khi đó, vì có những phản ứng mạnh và kịp thời nên BTC sân Thống Nhất không phải chịu án phạt từ ban kỷ luật.
Ngoài án phạt dành cho Hội CĐV SLNA, ban kỷ luật cũng xử lý hiện tượng đốt pháo sáng trên sân Thanh Hóa ở vòng 14 vừa qua. Theo đó, ban kỷ luật đưa ra mức cảnh cáo và phạt BTC trận đấu của CLB Thanh Hóa 20 triệu đồng. Đây cũng là vụ đốt pháo sáng lần đầu tiên được xử ở mùa giải năm nay.
Ở vụ việc còn lại, dù trong khung hình phạt có quy định xử vụ đội Đà Nẵng do không cẩn thận khiến gần nửa đội hình bị ngộ độc thức ăn. Việc hoãn trận đấu sau đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự chuẩn bị của đội chủ nhà, đến lịch thi đấu của BTC giải.
Tuy nhiên, sau khi xem xét vụ việc trên nhiều khía cạnh, ban kỷ luật đã không đưa ra án phạt nào với Đà Nẵng mà chỉ yêu cầu BTC giải có thông báo gửi các CLB cần thận trọng trong việc đảm bảo vệ sinh ăn uống cho các cầu thủ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
CĐV SLNA sẽ 'nhuộm vàng' sân Thống Nhất Theo dự kiến, có hơn 4.000 CĐV xứ Nghệ đến sân Thống Nhất để cổ vũ cho HLV Hữu Thắng và các học trò. CĐV SLNA luôn theo sát thầy trò HLV Hữu Thắng ở mỗi vòng đấu. Ảnh: BĐP. Chiều nay (19/4), SLNA sẽ có trận đấu khó khăn khi phải làm khách trước Sài Gòn FC. Đây là trận đấu bù...