CĐV Nam Định muốn mua thủ môn Bùi Tiến Dũng
CĐV Nam Định nảy ra ý tưởng cực kỳ táo bạo khi muốn BLĐ đội bóng mua thủ thành Bùi Tiến Dũng.
Mới đây, trên một diễn đàn bóng đá lớn của các CĐV Nam Định đã xuất hiện một đề tài khá hay khi một NHM đưa ra ý tưởng muốn BLĐ đội chủ sân Thiên Trường đưa về ‘ người hùng Thường Châu’ – thủ môn Bùi Tiến Dũng. ‘CLB Nam Định sẽ là bến đỗ tiếp theo của thủ môn quốc dân Bùi Tiến Dũng, tại sao không?’, CĐV có tên Hoàng Mesut viết.
Sau đó, bài đăng này nhận được gần 300 lượt tương tác chỉ sau chưa đầy 10 giờ đồng hồ, thu hút một lượng lớn ý kiến trái chiều.
Một bộ phận NHM Nam Định thì ủng hộ ý tưởng này, bởi vì Bùi Tiến Dũng là một cái tên đã khẳng định được tài năng trong các giải trẻ trước đây. Bên cạnh đó, NHM còn cho rằng với sức mạnh từ CĐV Nam Định, Dũng ‘gôn’ sẽ thi đấu thăng hoa.
‘Cầu thủ nào về Nam Định chơi dưới cái khán đài 30.000 chỗ ngồi thì cũng sẽ chơi tốt thôi. Các bác tin em đi. Chỉ có cái là nhà mình nghèo không giữ được họ khi họ đã thành danh thôi’, CĐV có tên Trần Công Sự chia sẻ.
CĐV Nam Định nảy ra ý tưởng muốn mua Bùi Tiến Dũng.
Tuy vậy, phần đông NHM Nam Định thì lại cho rằng BLĐ không nên mua Bùi Tiến Dũng, bởi vì phong độ của thủ môn này là rất phập phù. Qua đó, rất nhiều lời bình luận được xem là ‘cay đắng’ xuất hiện dưới bài đăng.
‘Nói không, Nam Định không cần người mẫu’; ‘Trình thì thấp lương cao mua làm gì phí tiền’; ‘Bùi Tiến Dũng sao bằng được Trần Liêm Điều của Nam Định’.
Dẫu biết rằng đây chỉ là một ý tưởng của một CĐV, tuy nhiên, nhìn cái cách mà NHM Nam Định phản ứng gay gắt như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy được độ tin cậy của Bùi Tiến Dũng đang xuống thấp như thế nào trong mắt các CĐV Việt Nam.
Năm 2021 sẽ là một năm đầy chông gai với thủ thành quê Thanh Hóa. Bởi lẽ, khi Bùi Tiến Dũng đã quá tuổi 23 để tham dự các giải trẻ, anh sẽ càng phải khẳng định nhiều hơn nữa nếu muốn có một suất lên ĐTQG.
VIDEO: Công Phượng xuất hiện ‘cực chất’ trong video hoạt hình của ĐT Việt Nam (Nguồn: Grand Sport)
V-League 2021: Vẫn nóng với chuyện cái sân
Hiếm có mùa giải nào mà câu chuyện về mặt sân lại được chú ý ngay ở vòng đấu mở màn giống như tại V-League 2021. Và đây rõ ràng là vấn đề đáng lưu tâm trong mục tiêu chuyên nghiệp hóa bóng đá Việt Nam.
Vẫn là chuyện cái sân
Hôm 15/1 vừa qua, mùa giải V-League 2021 đã chính thức khởi tranh với màn so tài trên sân Thiên Trường giữa đội chủ nhà Nam Định và CLB Hà Nội. Đây là trận đấu đã thu hút rất đông đảo NHM thành Nam, mà theo ước tính đã có tới 16 nghìn khán giả có mặt trên sân để cổ vũ hai đội thi đấu.
Và ngay ở trận đấu khởi đầu mùa giải, bất ngờ đã xảy ra khi ứng viên vô địch Hà Nội lại để thua trắng 0-3 sau màn tỏa sáng ấn tượng của các ngoại binh Nam Định. Song điều đáng nói sau trận là HLV Chu Đình Nghiêm của đội khách lại không đánh giá cao chiến thắng này của đội chủ nhà, khi cho rằng Nam Định đã cố tình làm xấu mặt sân trước giờ bóng lăn.
Phía Hà Nội không hài lòng về mặt sân của CLB Nam Định.
Vị này chia sẻ quan điểm: "Mặt sân hôm nay không đáp ứng được yêu cầu. Hôm qua khi tập, mặt sân rất đẹp nhưng hôm nay họ lại tưới thêm nước. Mặt sân sấp nước khiến chúng tôi gặp bất lợi. Đó cũng là điều phải chấp nhận vì đội bạn làm vậy để phá lối chơi của Hà Nội FC".
Và bình luận của ông Nghiêm ngay sau đó đã gặp phải những phản ứng dữ dội từ phía các CĐV Nam Định. Tất nhiên vị thuyền trưởng đội bóng Thủ đô cũng có cái lý của mình, khi không phải tự nhiên Nam Định lại làm ướt sân trong ngày diễn ra trận đấu.
Sau trận đấu giữa Nam Định và Hà Nội, câu chuyện cái mặt sân tiếp tục được nhắc đến sau đó một ngày ở cuộc đọ sức giữa SLNA và Bình Định ở chảo lửa Vinh. Và lần này, những lời than vãn lại xuất phát từ phía vị HLV của đội khách.
"Năm ngoái, chúng tôi đá trận đầu tiên của Cúp Quốc gia trên sân Vinh. Phải nói khi đó, tôi rất ấn tượng với mặt sân nhưng đến bây giờ thì rất tệ so với ngày đó".
Theo ghi nhận, mặt sân Vinh khá cứng, chất lượng cỏ không đồng đều trên mặt sân. Ở không ít tình huống, cầu thủ SLNA tung đường chuyền nhưng bóng nảy vào mô đất khiến trái bóng đi không như ý. Mặt sân xấu khiến các cầu thủ không dám chơi hết mình trong nhiều tình huống do lo ngại chấn thương. Đó cũng là lý do khiến trận đấu diễn ra với chất lượng chuyên môn ở mức trung bình và khép lại với tỷ số 1-1.
Sự không hài lòng của hai vị HLV các đội bóng Hà Nội và Bình Định về chất lượng mặt sân cũng chính là những gì mà nhiều nhà cầm quân đã phải trải qua trong nhiều mùa giải V-League gần đây, mặc dù phía VPF đã ban hành những công văn yêu cầu các đội bóng cải tạo mặt sân để đảm bảo chất lượng của các trận đấu.
Khó có thể tưởng tượng là ở một giải đấu bóng đá chuyên nghiệp, nhưng các cầu thủ lại phải thi đấu trên một số mặt sân không đạt tiêu chuẩn. Nhưng bao năm nay, điều đó vẫn chẳng thay đổi.
Nhìn sang Thái Lan, quốc gia láng giềng với chúng ta thì ngay cả đến các CLB chơi ở giải thấp thì cũng vẫn luôn sở hữu những sân thi đấu với mặt cỏ đạt chuẩn. Khi sân đẹp, cầu thủ sẽ chơi tốt hơn và bóng đá cũng sẽ phát triển hơn. Vậy nên nếu các đội bóng Việt không chịu thay đổi thì rất khó để chúng ta có thể vươn tầm ở châu lục.
Vì sao các đội bóng 'ngại' thay đổi?
Theo thống kê, trong 14 sân bóng tại V-League 2021, chỉ có ba sân ở V-League 2020 sử dụng cỏ Bermuda là Hàng Đẫy, Thống Nhất và Hòa Xuân. Ngoài ra còn có sân Hồng Lĩnh sử dụng cỏ Paspalum, một loại cỏ cao cấp tương tự như cỏ Bermuda.
Đây là loại cỏ được sử dụng phổ biến ở các sân bóng trên thế giới. Cỏ Bermuda có đặc tính là bám đất chặt nhờ rễ hình xương cá, ăn sâu khoảng 30cm nên chịu lực va đập và tránh bong tróc mặt sân rất tốt. Ngoài ra, lá cỏ nhỏ mịn nên không cản đường lăn của bóng như cỏ lá gừng.
Sự khác biệt giữa hai loại cỏ Bermuda và cỏ lá gừng
Trong khi các sân còn lại dùng loại cỏ lá gừng có ưu điểm giá rẻ hơn gần một nửa so với cỏ Bermuda, lại dễ trồng nên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Nhưng đây lại là loại cỏ cần nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và cần tưới nhiều nước nên không thích hợp với khí hậu miền Bắc, vốn có mùa Đông lạnh giá và nhiều sương muối làm chết cỏ.
Tất nhiên, trong các sân tại miền Bắc vẫn có những sân được đánh giá là đạt chuẩn như sân Cẩm Phả, song số còn lại chiếm đa số như Lạch Tray, Thiên Trường, Vinh, Thanh Hóa đều thường xuyên bị 'chê' bởi mặt cỏ.
Sự khác biệt này đến từ công tác bảo dưỡng mặt sân mà với những CLB mà kinh phí hoạt động còn hạn chế thì sẽ khó đảm bảo rằng chất lượng thảm cỏ luôn ở trong tình trạng được chăm sóc tốt nhất.
Khi được hỏi về chuyện này, ông Lê Hồng Cường - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thể thao bóng đá Bình Dương, đơn vị sở hữu CLB Bình Dương thừa nhận công tác tu bổ mặt sân vốn không đơn giản và đòi hỏi chi phí không nhỏ.
Vị này tâm sự: "Sau mỗi trận đấu, nhân viên sân Gò Đậu phải dàn hàng ngang đi khắp mặt sân cỏ để xem chỗ nào bị hư hỏng là cắm mốc cho bộ phận rải cát hoặc lắp cỏ đến làm. Sau đó, xe lu sẽ đi lu cho phẳng rồi tưới nước hàng ngày. Trước trận đấu một tuần phải cắt cỏ và lu lại mặt sân một lần nữa. Nếu không làm những điều đó, mặt sân sẽ mau hư".
Thảm cỏ cực xấu của sân Lạch Tranh là hình ảnh không hiếm gặp tại các sân cỏ Việt Nam
Rõ ràng tiền chính là vấn đề mấu chốt trong việc chăm sóc sân bóng của các CLB. Còn nhớ, ngay sau vòng 2 của V-League 2018, BTC giải đã gửi ngay công văn yêu cầu các đội bóng cải tạo mặt sân để đảm bảo chất lượng của các trận đấu. Tuy nhiên điều này gần như... chẳng được các đội bóng để tâm, ngoại trừ CLB Hà Nội.
Song một tín hiệu đáng mừng là sau 3 năm, không chỉ có Hà Nội mà một số đội bóng khác cũng đã quan tâm hơn tới chuyện này. Nhưng để không còn tình trạng các cầu thủ phải thi đấu trên các mặt sân như 'mặt ruộng' ở sân chơi V-League và xa hơn là ở giải hạng Nhất thì điều này sẽ cần tới sự đồng lòng, quyết tâm cũng như ý thức làm bóng đá chuyên nghiệp của tất cả các đội bóng.
Ngày này năm xưa: Bùi Tiến Dũng đốt lưới nhà, U23 Việt Nam thua đau đớn Ngày này 1 năm trước, pha đá phản lưới nhà của thủ môn Bùi Tiến Dũng là bước ngoặt trong trận U23 Việt Nam thua ngược U23 Triều Tiên 1-2 tại VCK U23 châu Á. Sai lầm khó tin của thủ môn Bùi Tiến Dũng. (Ảnh: Ngọc Duy) Ngày 16/1/2020, U23 Việt Nam bước vào lượt trận cuối tại bảng D VCK U23...