CĐV Man Utd bị fan Liverpool dọa giết
Một CĐV của Manchester United đang sống trong nơm nớp sợ hãi trước lời dọa giết của những người ủng hộ CLB Liverpool chỉ vì cả gan đắc tội với những người đã thiệt mạng trong thảm họa Hillsborough.
Nhắc đến Hillsborough là nhắc đến vụ chen lấn kinh hoàng dẫn tới cái chết thương tâm của 96 CĐV Liverpool trong trận bán kết FA Cup với Nottingham Forest ngày 15/4/1989. Hơn 20 năm trôi qua, thảm họa ấy vẫn hằn sâu trong tâm trí những thế hệ người hâm mộ The Kop như một vết thương không bao giờ liền miệng.
Nói CĐV của Man United, Danny Hornby dại dột, thậm chí ngu ngốc cũng không phải quá lời khi anh ta cả gan đưa con số 96 tang tóc ấy lên lưng với hàm ý châm chọc: 96 là chưa đủ đâu. Vô tư khoe hình xăm trên Twitter, lúc đó Hornby mới nhận ra mức độ nguy hiểm của việc mình đã làm. Anh chàng này đã phải bỏ trốn cùng với bạn gái vì có quá nhiều người dọa “hỏi tội”, thậm chí đòi giết chết anh.
Hình xăm tai hại của Danny Hornby.
Stephen Landers, CĐV của Liverpool viết trên Twitter của Hornby: “Hornby nghe như tên của một con chuột, vì thế tao mà tìm thấy nó tao sẽ vặt chân, vặt tay nó rồi vứt lên đường tàu”. Một CĐV khác hùa theo: “Thật là hài hước nếu cảnh sát xác định được cái xác đó là của Hornby nhờ vào hình xăm”.
Cảnh sát hạt Lancashire sau đó đã phả vào cuộc vì lo sợ những người nổi giận sẽ tấn công gia đình Hornby. Bố mẹ và em gái của CĐV 22 tuổi này cũng lập tức sơ tán sau khi địa chỉ nhà Hornby bị phát hiện và phát tán trên Internet.
Thực sự sợ hãi, Hornby đã lên tiếng xin lỗi và hứa sẽ tẩy sạch hình xăm tai hại này, đồng thời cầu xin CĐV đội bóng chủ sân Anfield đừng động tới gia đình mình: “Tôi đang không ở thị trấn Fleedwood cũng không ở cùng gia đình hay bất cứ người bạn nào. Tôi muốn xin lỗi tất cả mọi người vì hình xăm phản cảm này, tôi sẽ tẩy nó ngay. Xin đừng động đến gia đình tôi, họ không liên quan gì đến chuyện này”.
Tuy nhiên, cảnh sát khuyên anh vẫn nên tìm một nơi an toàn để trú ngụ cho đến khi những CĐV Liverpool nguôi giận.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trượt đại học: Người đau nhất là con!
Trượt đại học với các em như một cú sốc đầu đời. Sự chăm lo của cha mẹ vô tình trở thành gánh nặng với các em lúc này. Sẽ còn đó sự dằn vặt, oán trách bản thân.
Đốt tiền để đổi lại con số 0!?!
"Trong mắt bố mẹ em là thằng con trai chăm chỉ, học được nhất nhà và bố mẹ cũng không tiếc tiền của đầu tư cho em, mặc dù nhà em còn khó khăn...". Nguyễn Văn An, cậu học trò có dáng người nhỏ nhắn, thư sinh, gương mặt thanh tú đã bắt đầu dòng tâm sự với chúng tôi như vậy. An sinh ra và lớn lên ở vùng quê đã nhiều đời nay người dân chỉ quen với nương chè, đồng ruộng (xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên). Cha mẹ em cũng tiếp nối ông bà làm nghề nông, vất vả thì nhiều mà kinh tế gia đình cũng không khá giả gì.
Thế nhưng cha mẹ của em luôn cố gắng tạo điều kiện cho con, mong con học hành đỗ đạt. Trước khi thi đại học, mẹ của An đã bán đi mấy tạ chè và vay mượn thêm bà con hàng xóm được hơn hai triệu cho An có tiền đi ôn thi trên thành phố. An dự thi hai trường: Đại học Kỹ thuật công nghiệp và Đại học Y Thái Nguyên. Nhưng kết quả là em đã trượt cả hai trường với số điểm mà không ai ngờ tới là 13 và 13.5 điểm. "Lúc tra điểm thi, em không tin vào mắt mình, cứ tra đi tra lại mãi. Em ngồi ở quán cả buổi chẳng dám về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ ngay đến việc đi làm kiếm tiền để trả nợ... Mọi người nói em đã đốt một đống tiền của bố mẹ mà chả được gì. Dạo này em không ăn uống được gì cả, em bị sút mất mấy cân rồi...".
Khác với An, Nguyễn Mai Hoa (quê ở Nho Quan, Ninh Bình) , bố mẹ em làm nghề buôn bán nên cũng có điều kiện kinh tế. Mai Hoa lại được chị gái định hướng cho từ nhỏ về việc học hành. Em không lên trên thành phố để ôn thi nhưng có gia sư kèm tại nhà. Để thuê được ba thầy cô dạy gia sư cho Hoa từ năm lớp 10 cho đến lúc thi, bố mẹ em cũng tốn không ít tiền. Hoa dự thi trường Học viện Tài chính nhưng kết quả không như kỳ vọng của bố mẹ. Em chỉ đạt 14.5 điềm. Mai Hoa tâm sự: "Em không nghĩ là mình trượt...Em đã học ôn rất nhiều. Bố mẹ cũng không để em phải làm gì cả chỉ có học thôi. Vậy mà...". Cô học trò nhỏ bé trực khóc, không nói thêm được lời nào.
Từ hôm biết con thi trượt anh Long, chị Vân (bố mẹ Mai Hoa) trở nên kiệm lời với con hơn. Nhưng nhiều khi bức bối, chị Vân cũng buông ra vài câu. Mai Hoa kể: "Mẹ em hay so sánh em với mấy đứa bạn học cùng em. Chúng nó phải làm suốt ngày mà thi đỗ trường này trường kia, còn em chỉ ăn với học thôi mà không nên chuyện. Em cũng biết thế nên không dám cãi, nhưng thấy tủi thân lắm".
Trường hợp như của Mai Hoa không phải là ít. Bố mẹ dồn hết tâm huyết vào con cái họ nên khi không đạt được ước nguyện, đương nhiên họ sẽ thấy buồn và thất vọng. Nhưng trường hợp dưới đây lại khác...
Thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ, các em càng buồn và thất vọng về bản thân hơn (Hình minh họa)
Khi bố mẹ cố tỏ ra vô tư...
Trên nhiều trang báo đã viết về những câu chuyện vì thất vọng con không đỗ đại học mà bố mẹ mắng mỏ, trì triết con khiến chúng bị tổn thương, uất ức, dẫn đến những hành động dại dột. Nhưng trong nhiều trường hợp ngay cả khi bố mẹ cố tỏ ra vô tư, không quan tâm đến việc đỗ hay trượt của con cũng khiến các em thấy khó xử và dằn vặt bản thân. Em Anh Văn Chung (xã Lý Bôn, Bảo Lâm, Cao Bằng) chia sẻ: "Khi biết kết quả thi của em, bố mẹ chẳng ai nói gì cả. Mấy hôm nay bố mẹ cũng chẳng nhắc đến chuyện đó với em. Nhưng em biết là bố mẹ buồn vì em lắm". Văn Chung cũng cho biết thêm: "Bà con hàng xóm hỏi thăm nhà em nhiều, mỗi lần như thế mẹ em toàn cười gượng rồi cố lảng đi chuyện khác. Mẹ bảo sẽ cho em đi học một trường dân lập dưới Thái Nguyên nên không phải lo nghĩ gì cả. Nhưng thực sự thì em muốn năm sau thi lại".
Là con trai nên Văn Chung biết cách che giấu cảm xúc của mình, nhưng điều khó khăn nhất với Chung lúc này là em ngại bày tỏ mong muốn của mình với bố mẹ, vì em nghĩ bản thân em đã thi không tốt thì không có quyền đòi hỏi thêm nữa. Chung chia sẻ, trước khi thi đại học bố mẹ em cũng tốn nhiều tiền cho em đi ôn thi ở trường chuyên trên thị xã, giờ lại lục đục chuẩn bị tiền, đồ đạc để vài tháng nữa cho em đi học trường dân lập, em lại thấy buồn hơn...
Cũng giống với suy nghĩ của Văn Chung, Mai Hoa cũng chia sẻ rằng em không dám xin bố mẹ thêm bất kỳ điều gì, ngay cả mua những đồ lặt vặt em cũng ngại xin. Mai Hoa nói: "Bây giờ em ngại đi ra ngoài lắm. Mỗi lần xuống nhà gặp bố mẹ và mọi người, em lại thấy ngượng. Chẳng ai nói gì em cả nhưng em biết là họ nói em được học nhiều mà không đỗ". Gương mặt ngây thơ, hồn nhiên của Mai Hoa bỗng chùng xuống, chất chứa nỗi buồn.
Chuyên gia tư vấn Bùi Thị Thanh Hòa: "Người chịu nhiều áp lực nhất chính là các em".
Chuyên gia tâm lý nói gì!?!
Theo chuyên gia tư vấn Bùi Thị Thanh Hòa, việc cha mẹ dù trong lòng rất buồn, thất vọng nhưng lại cố tỏ ra bình thường với con cái, điều đó chưa hẳn đã tốt. Các em sẽ cảm nhận được sự gượng gạo đó và sẽ dằn vặt mình nhiều hơn. Và trong nhiều trường hợp, các em sẽ làm theo ý của cha mẹ mà không dám nói lên suy nghĩ hay mong muốn của mình. Bản thân các em cảm thấy có lỗi, thấy mặc cảm và làm theo thì sẽ dẫn đến những hậu quả sau này. Có thể là các em học một trường không theo sở thích của mình, việc học sẽ trở lên khó khăn và khiến các em cảm thấy chán nản. Vì vậy, trong trường hợp này, bố mẹ nên nói chuyện với con cái mình, giúp các em thấy tự tin hơn để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Chị Hòa cũng chia sẻ thêm: "Bản thân các em là người vừa phải trải qua cú sốc trượt đại học, lại làm theo những điều mình không mong muốn thì người chịu nhiều áp lực nhất chính là các em. Bố mẹ cần động viên, hỗ trợ các em nhiều hơn và bản thân các em cũng nên chủ động tìm những sự hỗ trợ về tâm lý cho mình. Không đỗ đại học không phải là yếu tố để đo giá trị hay đánh giá con hư hay con ngoan. Các em nên tự tin và nói lên suy nghĩ của mình với bố mẹ, mọi việc sẽ dễ giải quyết hơn".
Theo khám phá
Bà Cốc Khai Lai chấp nhận 2 luật sư do nhà nước chỉ định Bà Cốc Khai Lai, vợ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã đồng ý nhận hai luật sư do nhà nước chỉ định làm thân chủ bảo vệ trong vụ án sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.Đây là dấu hiệu cho thấy vụ xét xử sắp đến hồi kết. Doanh nhân người Anh Neil Heywood và bà Cốc Khai...