CĐV chiếm spotlight ở “chảo lửa” Mỹ Đình khiến dân mạng kháo nhau: “Đội mũ bịt khẩu trang trốn vợ đi xem chung kết mà vẫn bị lọt vào camera”
Hình ảnh nam cổ động viên trùm mũ áo đeo khẩu trang, cùng kính đen ngồi lặng lẽ trên khán đài giữa không khí cuồng nhiệt của trận đấu chung kết AFF Cup tối nay trên sân Mỹ Đình vô tình lọt vào camera khiến nhiều người chú ý. Nhiều người dí dỏm trêu đùa chắc vì trốn vợ đi xem nên anh chàng phải đội mũ, bịt khẩu trang.
Tối 15/12, trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 diễn ra, hàng nghìn CĐV đã có mặt ở SVĐ Mỹ Đình để sẵn sàng tiếp lửa cho thầy trò HLV Park Hang-seo. Ngay từ những phút đầu tiên của trận đấu các cầu thủ của Đội tuyển Việt Nam đã khiến hàng triệu người hâm mộ vỡ oà khi ghi bàn thắng vào lưới Malaysia.
Và trong không khí sục sôi ấy, người hâm mộ mang theo niềm tin các chàng trai áo đỏ sẽ giành chức vô địch sau 10 năm chờ đợi. Khoảnh khắc “vỡ oà” ăn mừng chiến thắng của câc CĐV cũng đã được ghi lại và chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.
Nam CĐV được chú ý nhất trận đấu chung kết tối nay. Ảnh chụp màn hình.
Giữa không khí cuồng nhiệt ấy, bức hình chụp lại từ màn hình phát sóng trên sóng truyền hình VTV và chia sẻ lên mạng xã hội ghi lại đoạn phỏng vấn cựu thủ mộ Dương Hồng Sơn — cầu thủ đã từng thi đấu trong trận đấu chung kết với Thái Lan giải AFF Cup 2008. Tuy nhiên, điều khiến mọi người chú ý hơn cả nà nam CĐV ngồi phía sau. Thay vì mặc áo cờ đỏ sao vàng đeo băng rôn hoà cùng không khí cổ vũ trên sân, thì CĐV này lại chùm mũ áo, đao khẩu trang kín mít ngồi lặng lẽ trên khán đài. Chính sự khác biệt này đã khiến nhiều người xôn xao và dặt nghi vấn.
Nhiều người dí dỏm cho rằng đó là CĐV của đội Malaysia ngồi nhầm khán đài nên phải ngụy trang. Một số khác này đặt giả thiết, nam thanh niên này bị thuỷ đậu nhưng lỡ mua vé rồi nên đanh phải trang bị kín mít đến sân.
“Chỉ là bị thuỷ đậu với đau mắt nhưg mua vé rồi thì phải đi thôi mà. Ai biết là sẽ được lên sóng truyền hình đâu. Quá đen!”, một bạn bày tỏ.
Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng vì trốn vợ đi cổ vũ đội tuyển Việt Nam nên anh chàng buộc phải ngụy trang.
“Khi vé lên đến 15 triệu mà vợ thì lúc nào cũng lẩm bẩm “thà để tiền mua sữa cho con còn hơn. Phải ngụy trang như thế không sợ đêm nay không được về nhà nếu vợ phát hiện”, một bạn khác hài hước chia sẻ.
Theo Helino
Video đang HOT
Lửa đã thắp, cháy lên Việt Nam ơi!
Chúng ta đã chờ đủ lâu, thất vọng đủ nhiều để lại được sung sướng một lần nữa, bùng nổ một lần nữa. Tất cả đã sẵn sàng cho một đêm rực cháy, khi Việt Nam sẽ trở thành nhà vô địch. Không thể khác được!
10 năm mới lại có ngày...
Mưa. Rét. Nhưng vậy thì sao chứ? Không ai còn muốn ở nhà. Đi bão. Và hàng vạn người Việt lại đổ ra đường.
Gió táp chỉ khiến những lá cờ thêm lộng lẫy. Dưới màn mưa và sự cộng hưởng của ánh đèn, chúng như được dát vàng, lấp lánh và huyền ảo. Không ai cảm thấy lạnh, bởi trong tim người hâm mộ đã có lửa. Được thắp lên bởi những chàng trai của tuyển Việt Nam.
Đó là những gì đã diễn ra vào đêm thứ Ba. Và những người nước ngoài hẳn sẽ ngạc nhiên lắm, bởi đây mới chỉ là trận chung kết lượt đi, và Việt Nam đã không chiến thắng.
Nhưng vậy thì sao chứ? "Đi bão", người Việt đâu cần lý do. Nó giống như khi chúng ta yêu, đừng bao giờ cố giải thích tại sao. Việc của chúng ta chỉ là yêu thôi. Và trong tình yêu, ngoài đam mê còn có sự ngây thơ, và cả dại khờ.
Vì vậy, chỉ cần đội tuyển Việt Nam ra sân, người hâm mộ lập tức ra đường. Để các cầu thủ biết rằng, 95 triệu người dân Việt Nam yêu họ thế nào. Đặc biệt khi "Những ngôi sao Vàng" chưa bao giờ lung linh đến thế, để đưa người hâm mộ vào giấc mơ huyền diệu mà không ai muốn thoát ra.
Chúng ta, một trong những đất nước cuồng nhiệt nhất thế giới, đã phải chờ đợi 10 năm mới lại được sống trong giấc mơ ấy. Quá lâu rồi phải không, từ năm 2008, khi Michael Jackson vẫn sống, iPhone còn chưa trang bị camera trước, Playstation 4 đang được thai nghén, bom tấn Avatar trong giai đoạn xử lý hậu kỳ và Sơn Tùng M-TP còn là cậu học sinh trung học...
Đêm đó trời cũng mưa, và rét. Nhưng hàng vạn người vẫn ních chặt mọi ngả đường, cùng cờ, băng rôn kèm câu thần chú "Việt Nam vô địch". Họ đã lo lắng, đã đau khổ nhưng cú đánh đầu ngược của Lê Công Vinh khiến cả nước Việt Nam rung chuyển, rồi rực sáng.
Đồ họa: Quý Sáng.
Những "chuyên gia ăn mừng"
Việt Nam không phải cường quốc bóng đá. Asian Cup là một mục tiêu xa vời và World Cup là cái gì đó không thể với tới. Nhưng tình yêu bóng đá ở đất nước này khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Sau đó thừa nhận, người dân ở đây rất biết cách để ăn mừng. Sự sôi động mà họ tạo ra làm thế giới cũng phải nhún nhảy theo, rồi ao ước trở thành một phần của cuộc vui.
Điều phiền muộn là xứ sở này không có nhiều dịp để làm điều đó. Trước thời điểm đăng quang AFF Cup 2008, lần gần nhất dải đất hình chữ S sục sôi vì bóng đá là năm 1998. Một lần nữa, khoảng cách là 10 năm, hay một thập kỷ, hoặc một phần mười thế kỷ.
Vào năm đó khái niệm "đi bão" vẫn chưa hình thành bởi xe máy còn hạn chế. Thay vào đó là các cuộc diễu hành, phát ra từ các ký túc xá sinh viên. Đầu tiên là màn hạ xoong chậu, nồi niêu hay bất cứ thứ gì có thể phát ra tiếng động. Sau đó, họ đốt quần áo, dát giường và chiếu.
Khi những đống lửa chưa tàn, tất cả cuồn cuộn ra đường. Từ khu Kiến Trúc đến Mễ Trì, sang Bách Khoa, Xây Dựng hoặc ở Thương Mại, Giao Thông kéo lên, những đoàn người hòa làm một, hát vang quốc ca, huơ quốc kỳ hoặc những bảng gỗ tự chế, trên là những khẩu hiệu viết vội vàng bằng sơn, mực, hay một cái gì mà chính họ cũng không biết.
Thật không may, Việt Nam đã không thể lên ngôi. Thất bại trước Singapore, chính xác là cái vai của Sasikumar, khiến hàng triệu người chết lặng, từ hạnh phúc tột cùng rơi xuống đau khổ tột cùng.
Những con người thuộc thế hệ ấy nay đã già, và trong suốt nhiều năm buộc phải sống chung với vết sẹo Tiger Cup 98, chỉ chực nhói lên mỗi khi nhớ về. Một chiến tích 2008 là không đủ để họ nguôi ngoai, nhất là khi 10 năm sau đó lại tiếp tục là một khoảng trống mênh mông.
Đồ họa: Quý Sáng.
Cơn cuồng phong màu đỏ
Vậy thì tại sao phải ngăn niềm vui sướng được ra đường vào bây giờ? Chúng ta đã chờ đủ lâu, thất vọng đủ nhiều để lại được sung sướng một lần nữa, bùng nổ một lần nữa.
Từ trận gặp Lào, "bão" đã hình thành. Ban đầu chỉ là cơn lốc nhỏ, rồi sau một tháng, cuộn lên thành trận cuồng phong. Cuồng phong màu đỏ, dữ dội và lộng lẫy với âm thanh huyên náo, cờ hoa rợp trời.
Bất cứ đâu người ta cũng thấy sự hiện diện của quốc kỳ cùng thầy trò Park Hang-seo, từ ô tô, xe máy, quán café, nhà hàng, siêu thị hay cao ốc. Và câu thần chú "Việt Nam vô địch" lại vang lên, ở những cậu bé con trên đường tới trường, các thanh niên mới lớn chưa từng sống qua khoảnh khắc vinh quang 2008 và những người từng nếm trải vị đắng 1998.
Quên đi mọi lo toan cuộc sống, về xăng tăng, về mưa lũ, về rét đậm rét hại... tất cả sống và thở cùng bóng đá và đội tuyển. Khắp mọi nơi, bạn sẽ chỉ thấy những gương mặt rạng rỡ, cùng ánh mắt rực sáng niềm tin chiến thắng.
Việt Nam vẫn chưa phải những nhà vô địch. Nhưng chúng ta sẽ là nhà vô địch, trong đêm nay ở Mỹ Đình. Không thể khác được.
Vì các cầu thủ xứng đáng với điều đó. Bởi đây là một thế hệ ưu tú được sản sinh ra sau 10 năm. Và bởi những gì họ đã thể hiện, với ý chí chiến đấu cao ngất, với sự quả cảm, dám ước mơ và đầy khát khao chiếm lĩnh đỉnh cao.
Và 95 triệu người dân cũng xứng đáng với điều đó, sau thời gian dài mỏi mòn chờ đợi, với con tim bị kềm thúc cùng tình yêu dồn nén. Nhưng họ đã không bao giờ ngã lòng, kiên định vào một ngày mai rực rỡ.
Giờ là lúc để tất cả bung ra, vỡ òa, sau đó tự hào chúng ta là những nhà vô địch.
Lửa đã thắp, cháy lên Việt Nam ơi!
Đồ họa: Quý Sáng.
Theo Trí thức trẻ
Gần 2.000 cảnh sát và nhân viên an ninh bảo vệ trận chung kết AFF Cup 2018 ở sân Mỹ Đình Cho đến lúc này, công tác bảo đảm an ninh cho trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào tối nay (15/12), đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 gặp Malaysia. Ngay từ rất sớm, lực lượng an ninh đã có mặt tại sân Mỹ Đình để chuẩn...