CĐM tranh cãi gay gắt: Lì xì đầu năm, sinh viên có nên nhận hay không?
Là sinh viên có nên nhận tiền lì xì đầu năm hay không là câu hỏi đang gây tranh cãi lớn, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra.
Tết luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề gây tranh cãi. Trong đó không thể thiếu chuyện sinh viên có nên nhận tiền lì xì đầu năm hay không? Dư luận đã chia ra thành 2 phe tranh cãi khốc liệt. Một bên cho rằng sinh viên đã lớn rồi không nên ngửa tay nhận tiền như bọn trẻ con. Một bên khác lại cho rằng, lì xì là phong tục lấy may đầu năm, dù là sinh viên cũng không ngoại lệ.
Sinh viên có nên nhận lì xì hay không?
Rất nhiều người cho rằng, sinh viên đã trưởng thành rồi, đều là những người 2 mấy tuổi đầu không còn bé nữa. Những đứa trẻ cấp 1, cấp 2 nhận lì xì thì còn dễ hiểu chứ sinh viên thì không chấp nhận được. Khi đi học là đã tự chủ được mọi việc trong cuộc sống, đã là một người trưởng thành
Khi còn nhỏ, những đứa trẻ thường ì èo xin khách của bố mẹ lì xì. Đến bao giờ nhận được thì chúng mới vui vẻ chạy đi chỗ khác chơi. Nhưng khi là sinh viên, cũng tức là trưởng thành rồi, lì xì đâu còn dành cho những cô cậu tuổi này nữa.
Lì xì chỉ dành cho trẻ con.
Sinh viên có rất nhiều người đã đi làm thêm và có thu nhập kha khá. Nhiều người cho rằng, nếu đã có thể kiếm được tiền thì cũng nên lì xì cho người khác, dù ít, dù nhiều thì đó cũng là tấm lòng của mình chứ không nên nhận lì xì của người khác nữa.
Cũng có người nhận định rằng, không nhận lì xì nữa nghĩa là đã trưởng thành, đã lớn. Cuộc đời mình cũng đã có thể tự làm chủ được. Còn nhận nghĩa là vẫn còn bé bỏng và chưa thực sự trưởng thành được.
Video đang HOT
Sinh viên không nên nhận lì xì.
Trong dịp đầu năm, người lớn thường mừng tuổi trẻ con với mong muốn con em mình hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, tiến bộ,… Còn đối với sinh viên, lớn rồi thì nên nghĩ đến việc mừng tuổi người khác, có thể là người nhỏ tuổi hơn mình, cũng có thể là ông bà, cha mẹ.
Thế nhưng, cũng có không ít người cho rằng lì xì là phong tục truyền thống tốt đẹp mỗi dịp tết đến xuân về. Lì xì quan trọng không ở mệnh giá số tiền mà là ở những lời chúc. Sinh viên nhận lì xì cũng được, không nhận cũng chẳng sao, tuy nhiên có một chú ý là tuyệt đối đừng bao giờ đòi lì xì.
Sinh viên có thể nhận lì xì nhưng không được đòi lì xì.
Tiền lì xì từ họ h.àng, anh chị ngoài chúc may mắn đầu năm còn hỗ trợ một phần nào đó cho việc học tập ở Đại học. Mừng tuổi chỉ là cái cớ để họ cho tiền bạn mà thôi. Ai cũng biết là sinh viên phải trang trải rất nhiều khoản, cuộc sống đôi khi rất khó khăn.
Lì xì chỉ đơn giản là phong tục đầu năm của người dân, tại sao lại phải làm to chuyện lên. Nhận được phong bao đỏ đầu năm sẽ giúp cho cả năm may mắn. Chẳng ai từ chối may năm và những lời chúc đầu năm bao giờ, ngay cả sinh viên cũng vậy.
Lì xì là phong tục tốt đẹp đầu năm.
Tuy biết là phong tục đầu năm, nhưng câu chuyện sinh viên có nên nhận lì xì không năm nào cũng gây tranh cãi. Lì xì là để lấy lộc, lấy may đầu năm, không nên bắt ép người khác không được nhận. Dù là sinh viên, trẻ con hay người lớn đều có quyền được nhận lì xì và may mắn.
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Khi "bít cửa" nhận tiền lì xì ngày Tết bạn mới nhận ra: Cú lừa lớn nhất cuộc đời chính phải lớn lên!
Đã không nhận được tiền lì xì bạn còn phải mừng tuổi ngược lại cho những vị khách nhí đến nhà. Hỏi sao càng lớn lại càng nghèo và... sợ Tết!
Dù bạn có lớn đến cỡ nào thì trong tâm hồn bạn vẫn tồn tại một đứa trẻ. Cứ Tết đến là "đứa trẻ" trong bạn lại trỗi dậy, thèm mua đồ mới, thèm được nhận phong bao lì xì. Nhưng có một luật bất thành văn là lì xì được trao theo khung tuổi. Nếu bạn lớn vượt quá lứa tuổi quy định thì... thôi xin chia buồn cùng cháu, năm nay bác không lì xì nhé. Có khi, bạn còn phải lì xì ngược lại những vị khách nhí đến nhà. Bảo sao hồi bé Tết đến là tiền bạc rủng rỉnh càng lớn lại càng nghèo.
Và có một thực tế đáng buồn, khi bạn đã lớn khách đến nhà sẽ "auto" không thấy bạn. Dù bạn có ngồi pha trà, rót nước, tiếp chuyện cả nửa ngày trời thì đến khi lì xì người họ nghĩ đến cũng sẽ là những đứa bé trong nhà chứ bạn thì... bít cửa.
Mới đây, một fanpage đã đăng tải tấm ảnh mô tả chính xác thực tế buồn này khiến dân tình đồng cảm hết sức. Đúng là chúng ta cùng nhìn về một phía nhưng đôi lúc những gì mình nhìn thấy thật khác nhau!
Nguồn ảnh: Top Comment.
Dân tình sau khi xem xong tấm ảnh này đã được dịp "tố khổ":
Nguyễn Đức Duy: "Đã không lì xì lại còn hỏi: Năm nay cháu được học sinh giỏi không? Chán lắm!".
Huỳnh Phước Lộc: "Ám ảnh nhất là khi Tết đến, bạn của bố mẹ đến chơi. Dù đã cố tình bưng nước rót, bóc bánh, bóc kẹo mời hết mình nhưng cuối cùng người ta vẫn không lì xì cho mình".
Hồ Nhật Ánh: "Người ta dẫn con cháu họ h.àng vào nhà mình thì mẹ mừng tuổi không thiếu một đứa. Còn mình cứ lượn lờ xung quanh cả buổi cũng chẳng ai thèm mừng tuổi mình".
Nguyễn Công Danh: "Đó là mọi người chưa gặp cảnh: khách vào định rút ví ra lì xì thì bỗng 1 bầy con nít xung quanh ùa đến. Thế là người ta cất ví vào luôn".
Thiên Đỗ: "Con cháu người ta đến nhà thì mẹ lì xì từng đứa một nhưng đến khi khách đòi lì xì lại cho mình thì mẹ bảo là: thôi nó lớn rồi, chẳng cần nhận lì xì nữa đâu. Đúng là đau lòng không nói nên lời".
Huỳnh Phương: "Bạn bố đến nhà chơi, tui ra chào 7 lần nhưng vẫn không được lì xì".
Trần Khôn: "Nhiều khách mắt kém đúng lúc lắm. Tui ngồi chình ình ra đấy mà xem như chưa từng tồn tại luôn chứ đừng nói là lì xì".
Phạm Quỳnh Phương: "Mẹ bảo dọn hết mứt bánh lên cho khách thì tui lại chia ra từng đợt một để mang ra, chỉ mong được lượn qua lượn lại nhiều nhiều một chút. Nhưng rốt cuộc khách cứ chăm chăm khen mứt món, đồ ăn ngon chứ chẳng lì xì đồng nào. Chán thật!".
Còn bạn thì sao? Đã bao giờ lâm vào cảnh bị "bơ" đẹp vụ lì xì Tết chưa?
Theo helino
'Thánh nữ cover' khiến cộng đồng mạng 'chao đảo' vì nhan sắc xinh đẹp như búp bê Cô nàng nổi lên như một hiện tượng khi sở hữu bản cover ca khúc 'La Vie En Rose' đạt 11 triệu view trên Youtube. Cover những ca khúc nổi tiếng là cách mà hiện nay có rất nhiều người trẻ lựa chọn để thể hiện khả năng ca hát của mình, cũng như giúp cho tên tuổi của họ được biết đến...